Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU
3.4.2. Kiến nghị với Hiệp hội cà phê, ca cao Việt Nam
Cần phải thành lập một quỹ phát triển cà phê sang Châu Âu để thực hiện cấp vốn tín dụng cho các doanh nghiệp lớn thực hiện thu mua và tồn trữ cà phê từ người nông dân với mức giá tối thiểu phải bù đắp được chi phí và khoảng 30% lợi nhuận cho người trồng cà phê. Đây là giải pháp có tầm quan trọng đặc biệt tác động đến các giải pháp khác bởi khi các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê sang EU được hỗ trợ vốn với thời gian đủ dài để tổ chức thu mua và chủ động xuất khẩu vào các thời điểm thích hợp trong năm thì mới có khả năng tác động lên giá xuất khẩu cà phê Robusta lên thị trường cà phê thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng. Biện pháp này khơng chỉ nâng cao thu nhập, ổn định đời sống của người trồng cà phê mà còn nâng cao chất lượng cà phê xuất sang Mỹ và các nước khác bởi vì khi người trồng cà phê yên tâm rằng sản phẩm của họ sẽ được thu mua với mức giá bù đắp được chi phí và có lợi nhuận thì họ khơng cịn phải vội vàng thu hoạch cà phê khi cịn nhiều quả xanh vào lúc đầu vụ vì sợ đến lúc chín nhiều người cùng bán thì giá cà phê sẽ giảm xuống.
Hiện nay sản xuất cà phê ở nước ta nhiều nơi cịn có quy mô nhỏ, phân tán, cho nên việc áp dụng máy móc vào sản xuất gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, cần có sự chuyển dịch từ sản xuất cà phê ở các nông hộ thành các tổ chức, nhóm hộ, câu lạc bộ và hợp tác xã để tạo điều kiện cho người dân tiếp thu kỹ thuật mới và thực hiện
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành cà phê. Mặt khác, các bộ, ngành, địa phương cũng cần quy hoạch lại vùng sản xuất theo hướng xây dựng các vùng trồng tập trung, chuyên canh gắn với phát triển cơng nghiệp chế biến. Ta có thể thấy rằng, không thể phát triển một ngành cà phê chuyên nghiệp, mà lại bằng sản xuất nhỏ lẻ, thiếu liên kết, mỗi người một kiểu và việc ai nấy làm. Vì vậy, việc tổ chức ngành hàng cà phê, đi từ các nhóm nơng dân đến hợp tác xã, thành lập các hiệp hội liên kết nông dân với người sản xuất, doanh nghiệp, nhà nước là rất quan trọng. Do đó cần sớm thành lập Hội đồng cà phê quốc gia gồm đại diện của Bộ Công Thương, Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nơng Thơn, Bộ Tài chính, Văn phịng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước VN, Hiệp Hội Cà Phê - Ca Cao VN, Hiệp hội những người trồng cà phê, Hiệp hội những nhà xuất khẩu… nhằm điều phối hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam nói chung và xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU. Ngồi ra cịn có thể thành lập Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê sang thị trường EU nhằm xúc tiến, đàm phán, thỏa thuận với các đối tác nhập khẩu, tìm hiểu thị hiếu cà phê của người tiêu dùng trên thị trường này. Bên cạnh đó, hiệp hội này cũng giải quyết vấn đề các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ cạnh tranh lẫn nhau, tranh mua tranh bán nhằm xuất khẩu sang thị trường EU.