Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU
3.3.4. Giải pháp tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp, doanh nghiệp và hộ
và hộ kinh doanh, liên kết bốn nhà
Tăng cường xây dựng các mối liên kết kinh tế trong nước để tăng khả năng cung ứng của doanh nghiệp. Biện pháp liên kết này sẽ giúp nhiều doanh nghiệp có quy mơ nhỏ khó tiếp cận với thị trường Mỹ tăng khả năng cung ứng, vì thị trường này thường đòi hỏi cung cấp với khối lượng lớn trong một hợp đồng thương mại. Có 2 cách thức liên kết là:
Tổ chức liên kết ngang là sự liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng chức năng trong chuỗi cung ứng cà phê. Các nhà sản xuất, chế biến sản phẩm cà phê có quy trình cơng nghệ sản xuất tương tự nhau, sản xuất để tạo ra cùng loại sản phẩm cà phê. Các nhà kinh doanh xuất khẩu cà phê có thể kết hợp với nhau để tăng sản lượng xuất khẩu trên một hợp đồng, đồng thời giảm nguy cơ cạnh tranh giá lẫn nhau. Ngành chế biến sản phẩm cà phê nên xem xét khả năng liên kết dưới dạng công ty mẹ, công ty con. Các công ty con độc lập về tài chính và hạch tốn, đầu tư chun mơn hóa vào khâu sơ chế, phân loại cà phê, cơng ty mẹ chuyên tổ chức tiếp thị, thương mại sản phẩm. Với cách này sẽ mang lại hiệu quả và nâng cao khả năng kiểm soát chất lượng, quy cách chủng loại cà phê.
Tổ chức liên kết dọc là sự liên kết giữa các doanh nghiệp có các chức năng khác nhau trong chuỗi cung ứng cà phê. Việc kết hợp và quản lý lẫn nhau từ khâu sản xuất, chế biến, xuất khẩu dẫn đến nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu đồng thời giúp các nhà sản xuất, chế biến chủ động hơn với nhu cầu của thị trường. Các doanh nghiệp sản xuất, chế biến cà phê phải hợp tác chặt chẽ với các hộ nông dân trồng cà phê nhằm nâng cao chất lượng cà phê sau thu hoạch, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của EU.