Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU
2.4. Thực tiễn thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU
2.4.1. Các chính sách thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU
Châu Âu là khu vực có tiềm năng đối với xuất khẩu các mặt hàng nông lâm sản của Việt Nam nói chung và cà phê nói riêng. Để tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cà phê, hiện nay Việt Nam đang có các chính sách hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang EU gồm:
Chính sách tăng cường quan hệ chính trị và ngoại giao giữa Việt Nam và EU: 31 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EU), chính phủ Việt Nam cùng các bộ ngành đã thúc đẩy quan hệ song phương đi vào khuôn khổ, phát triển nhanh chóng cả chiều rộng lẫn chiều sau. Trong đó, quan hệ thương mại là quan hệ tiền đề và quan trọng để thúc đẩy hợp tác chính trị cũng như các hợp tác khác rộng rãi và đa dạng, trên cơ sở đơi bên cùng có lợi. Chính phủ Việt Nam đã tích cực đàm phán và ký kết nhiều Hiệp định song phương và đa phương với các nước EU như Hiệp định tiếp cận thị trường với EU, Hiệp định hợp tác kinh tế - thương mại với Hungari, Séc, Bulgari, Slovenia, v.v.. và gần đây nhất là Hiệp định Thương mại tự do EVFTA có hiệu lực từ ngày 01/08/2020. Theo EVFTA- Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu-Việt Nam được ký ngày 30/6/2019, 39 sản phẩm của Việt Nam được EU công nhận và bảo hộ chỉ dẫn địa lý, trong đó có cà phê Bn Mê Thuột. Ngồi việc phát triển thị trường cà phê truyền thống, doanh nghiệp có thể cân nhắc phát triển thương hiệu cà phê đặc sản, cà phê có thương hiệu được bảo hộ. Ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ 1/8/2020, tồn bộ các sản phẩm cà phê bao gồm chưa rang, đã rang, các loại cà phê chế biến đều được xóa bỏ thuế về 0%. Đồng thời, EU cam kết bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho cà phê Việt Nam. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho ngành cà phê Việt Nam tại thị trường EU.
Chính sách tạo khn khổ pháp lý để thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU. Các thủ tục xuất khẩu cà phê tại Việt Nam khá đơn giản và đang được tạo điều kiện khá tốt. Thông tư số 04/2014/TT-BTC ngày 27/01/2014 của Bộ Công thương công bố cà phê không thuộc danh mục các mặt hàng cấm xuất khẩu hay hạn chế xuất khẩu. Đồng thời sản phẩm này cũng khơng thuộc danh mục hàng hóa phải xin giấy phép khi xuất khẩu. Do đó, cà phê được xuất khẩu một cách thuận tiện khơng vướng phải khó khăn nào. Hiện nay, cà phê thuộc mặt hàng được ưu tiên xuất khẩu tại Việt Nam nên thuế xuất khẩu đối với mặt hàng cà phê là 0% và thuế VAT cũng là 0%.
Chính sách tạo điều kiện xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp thông tin. Để thực hiện thành công chiến lược và quy hoạch xuất khẩu, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Chính phủ đã tiến hành triển khai những cải cách chủ yếu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu sang thị trường thế giới nói chung và sang EU nói riêng. Điển hình là việc xây dựng hệ thống phần mềm khai báo hải quan online. Doanh nghiệp xuất khẩu không cần thiết phải đến cơ quan hải quan khai báo mà có thể khai báo ngay tại văn phịng làm việc và thời gian kê khai chỉ mất khoảng từ 10-30 phút, điều này đã khiến thủ tục hành chính thơng quan trở nên dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn cho doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và doanh nghiệp xuất
khẩu cà phê nói riêng. Cơ sở hạ tầng cảng, cầu đường cũng được nhà nước quan tâm. Hiện nay, Việt Nam có 45 cảng biển được đưa vào khai thác, trong đó có 2 cảng biển Quốc tế, 12 cảng biển đầu mối khu vực, 18 cảng biển địa phương cùng 13 cảng biển dầu khí ngồi khơi riêng biệt. Trong đó, cảng Cát Lái (hay cịn được gọi là cảng Sài Gòn) là cảng trọng điểm trong việc xuất nhập khẩu toàn quốc. Các bến cảng được quan tâm, cải tạo nâng cấp để tiếp nhận các tàu có trọng tải ngày càng lớn hơn. Hầu hết các cảng tổng hợp, đầu mối khu vực đã được đầu tư mới và cải tạo nâng cấp cho phép tiếp nhận tàu có trọng tải đến 30.000 -50.000 DWT và lớn hơn phù hợp với xu thế phát triển của đội tàu biển thế giới. Đây là cơ sở quan trọng, khẳng định năng lực cảng biển Việt Nam làm mắt xích trong chuỗi vận tải tồn cầu, tạo tiền đề để thúc xuất khẩu nói chung và xuất khẩu cà phê nói riêng.
Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác tuyên truyền quảng cáo, hội chợ và nghiên cứu khảo sát thị trường EU. Cục Xúc tiến Thương mại (VIETRADE) đã phối hợp với Trung tâm thương mại quốc tế (ITC) giới thiệu công cụ nghiên cứu thị trường: Trademap và Productmap qua website với cơ sở dữ liệu trực tuyến khổng lồ thu thập từ hơn 180 quốc gia trên thế giới, trong đó có thị trường EU. Khi sử dụng hai website này, doanh nghiệp có thể theo dõi được quy mơ thị trường cà phê của EU, xu hướng thay đổi ra sao và khi tiếp cận thị trường EU sẽ gặp phải những rào cản gì, đối với mặt hàng cà phê EU đang có quan hệ thương mại với quốc gia nào. Trong khuôn khổ Đề án “Tuyên truyền, quảng bá chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể ở nước ngoài” thuộc Chương trình cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại, Cục XTTM đã xây dựng kế hoạch phối hợp với tỉnh Sơn La triển khai các hoạt động tuyên truyền, quảng bá chỉ dẫn địa lý cà phê Sơn La nhằm giúp tăng cường nhận biết về sản phẩm trên thị trường quốc tế nói chung và thị trường EU nói riêng và quảng bá tại các sự kiện xúc tiến thương mại, các sự kiện ngoại giao Việt Nam tại thị trường EU. Về hình thức XTTM, hàng năm Cục XTTM đã trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hoặc hướng dẫn các hiệp hội ngành hàng, tổ chức XTTM lựa chọn các hội chợ, triển lãm, sự kiện XTTM chuyên ngành lớn, có uy tín tại thị trường Châu Âu để xây dựng đề án XTTM quốc gia, tổ chức cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tham gia. Việc tham dự những hội chợ có uy tín, lớn hàng đầu thế giới ở Châu Âu liên tục, hàng năm giúp các doanh nghiệp đạt kết quả ngay tại sự kiện như các hội chợ triển lãm quốc tế chuyên ngành nông thủy sản, rau quả, thực phẩm chế biến tại Pháp, Đức, Bỉ (Triển lãm thủy sản toàn cầu Brusels – Bỉ, Hội chợ Rau quả Logistica Berlin – Đức, Hội chợ quốc tế công nghiệp thực phẩm Anuga – Đức, Hội chợ Quốc tế Công nghiệp thực phẩm SIAL Paris - Pháp…). Bên cạnh đó, sự xuất hiện thường xuyên, liên tục của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam tại các hội chợ này góp phần tạo hiệu ứng lan tỏa, tích cực, dần xây dựng uy tín, hình
ảnh sản phẩm cà phê Việt Nam tại thị trường EU nói riêng và thị trường thế giới nói chung. Cà phê Việt Nam chất lượng cao được đề cập trong Đề án phát triển sản phẩm quốc gia “Cà phê Việt Nam chất lượng cao” thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 được Thủ tướng phê duyệt vào năm 2017. Mục tiêu của Đề án nhằm phát triển ngành cà phê sản xuất hàng hóa chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng cao trên cơ sở áp dụng đồng bộ giống mới, quy trình kỹ thuật canh tác và công nghệ sau thu hoạch tiên tiến gắn với cơ giới hóa, tổ chức lại sản xuất, xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cà phê, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường. Bộ Công Thương đã và đang triển khai xây dựng “Chương trình tuyên truyền, quảng bá cho thương hiệu cà phê Việt Nam chất lượng cao gắn với thương hiệu ngành, chỉ dẫn địa lý”. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn có Quyết định phê duyệt Đề án phát triển cà phê đặc sản Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030.
Bên cạnh những chính sách của nhà nước, để thúc đẩy ngành hàng cà phê phát triển, các tỉnh có diện tích trồng cà phê như Đắk Lắk, Lâm đồng, Gia Lai,… đã xây dựng một số cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm xuất khẩu nhằm gia tăng giá trị sản phẩm hàng hóa. Khai thác lợi thế về điều kiện sản xuất, chất lượng nổi trội của sản phẩm cà phê gắn liền với chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk quan tâm đến việc nâng cao chất lượng; quảng bá thương hiệu. Tỉnh Đắk Lắk cùng cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng đã nỗ lực triển khai nhiều chương trình, hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm cà phê chất lượng cao như: Tổ chức các cuộc thi về chất lượng cà phê: Cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam do Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột tổ chức, thi pha chế cà phê tại các kỳ Lễ hội cà phê Buôn ma Thuột, thi nhà nông đua tài…, tạo động lực cho người trồng cà phê Ma Thuột thơng qua các chương trình tham quan du lịch, hội nghị, hội thảo, du lịch nông nghiệp gắn với cà phê. Tham dự các Hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, gặp gỡ các nước, các Hội chợ triển lãm quốc tế để quảng bá cà phê như ở Đức, Úc…; cùng với các chương trình quảng bá cà phê gắn với các sự kiện văn hoá, du lịch và xúc tiến thương mại của ngành, địa phương như tổ chức tuần lễ văn hóa cà phê tại Hà Nội và thành phố Hồ chí Minh, Cần Thơ.... Tổ chức Lễ hội Cà phê Bn Ma Thuột được Thủ tướng Chính phủ cơng nhận mang tầm vóc lễ hội cấp Quốc gia, tổ chức định kỳ hai năm một lần nhằm mục tiêu quảng bá thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột, phát triển cà phê đặc sản Việt Nam; từng bước đưa Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới, góp phần nâng tầm giá trị và khẳng định vị thế cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Ngoài ra, Lễ hội cũng
là dịp để tôn vinh người trồng cà phê, chế biến và kinh doanh cà phê, động viên cộng đồng chung tay vun đắp cho sự phát triển của văn hóa cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng, của Việt Nam nói chung. Thực hiện chương trình tái canh cà phê, từ năm 2014 đến năm 2020, Đắk Lắk đã tái canh được trên 35.408 ha cà phê; hơn 45.670 ha sản xuất theo quy trình bền vững có chứng nhận với 32.964 nơng hộ tham gia; gần 81.400 ha cây ăn quả các loại như bơ, sầu riêng, điều… trồng xen trong vườn cà phê tái canh, vừa che bóng mát vừa cho hiệu quả kinh tế cao. Khơng chỉ “trẻ hóa” nhiều vườn cây già cỗi, chương trình tái canh cà phê cịn góp phần tăng chất lượng và sản lượng cà phê. Niên vụ 2019 - 2020, tổng sản lượng cà phê của tỉnh đạt 476.424 tấn (niên vụ 2012 - 2013 là 390.517 tấn). Đắk Lắk cịn thúc đẩy việc cung cấp thơng tin về thị trường tiêu thụ cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê; tăng cường kết nối giữa người sản xuất và những nhà rang xay, chế biến; khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng, phát triển thương hiệu. Hiện tại, tỉnh Đắk Lắk có 12 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê, xuất khẩu cà phê nhân hàng năm đạt trên 300.000 tấn với kim ngạch trên 650 triệu USD; có 220 cơ sở chế biến cà phê, trong đó có 215 cơ sở chế biến cà phê bột, cà phê hạt rang và 05 cơ sở chế biến cà phê hòa tan, đa phần các cơ sở chế biến cà phê nguyên chất theo hướng hữu cơ, cà phê sạch theo nhu cầu của người tiêu dùng. Việc thu hút các dự án sản xuất, chế biến cà phê hòa tan, cà phê bột để nâng cao năng lực sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp cũng được thúc đẩy. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk sẽ phối hợp với các sở, ban ngành liên quan, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã trong sản xuất cà phê, cà phê đặc sản, cà phê hữu cơ, đăng ký chứng chỉ, tiếp cận thị trường, phát triển thị trường, phát triển thương hiệu, mở rộng quy mô liên kết. Cùng với Đắk Lắk cà phê đang là ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Gia Lai, với sản lượng xuất khẩu trong năm 2021 ước đạt trên 200.000 tấn, với tổng giá trị khoảng 350 triệu USD. Hiện ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai đang tích cực xây dựng, hồn thiện quy trình sản xuất cà phê đặc sản robusta theo Đề án Phát triển cà phê đặc sản Việt Nam, giai đoạn 2021-2030. Theo đó, Gia Lai đang hướng đến mục tiêu phát triển khoảng 2.300 ha cà phê đặc sản robusta vào năm 2030. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai đã tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản nhằm hỗ trợ phát triển thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản của tỉnh; triển khai xây dựng “Hệ thống quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của tỉnh" trong năm 2020; tiếp tục hoàn thiện hệ thống s n sàng cho việc kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia và các hệ thống truy xuất nguồn gốc được xây dựng mơ hình trong năm 2021. Những hoạt động này góp phần giúp thơng tin của sản phẩm được minh bạch; tạo niềm tin cho người tiêu dùng, thuận lợi trong thương mại, tăng khả năng tiếp cận thị trường. Đặc biệt, Sở
Khoa học và Công nghệ đã tham mưu giúp UBND tỉnh phê duyệt triển khai 5 nhiệm vụ gồm: đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Gia Lai" cho sản phẩm cà phê; xây dựng và chuyển giao mơ hình liên kết trong sản xuất cà phê. Hiện tồn tỉnh có có 3 doanh nghiệp chủ lực tham gia xuất khẩu mặt hàng cà phê gồm: Công ty TNHH Vĩnh Hiệp, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Hoa Trang, Công ty TNHH Thương mại và Chế biến Louis Dreyfus Company Việt Nam. Để khai thác tiềm năng, lợi thế của loại cây trồng chủ lực này, tỉnh Gia Lai quan tâm, ưu tiên kêu gọi thu hút đầu tư các dự án chế biến sâu, tiến tới xây dựng các thương hiệu cà phê Gia Lai, góp phần gia tăng giá trị kinh tế của cà phê trên thị trường trong nước và thế giới. Tỉnh đã hỗ trợ nhiều chính sách ưu đãi như miễn tiền thuê đất trong 10 năm, các chính sách hỗ trợ về thuế doanh nghiệp…