Đánh giá kết quả thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu (Trang 54 - 57)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU

2.6. Đánh giá kết quả thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU

2.6.1. Thành tựu

Về sản phẩm, mặt hàng xuất khẩu, cà phê có được lợi thế so sánh với các quốc gia trên thị trường quốc tế nói chung và thị trường EU nói riêng, tận dụng đất đỏ Bazan giàu dinh dưỡng và khí hậu nhiệt đới giúp cây cà phê sinh trưởng tốt đem lại sản lượng và năng suất cao. Thành tựu hiện tại Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới và cũng là thị trường EU nhập khẩu cà phê lớn thứ 2. Cà phê Việt Nam vẫn duy trì được thị trường và thị phần trên thị trường thế giới nói chung và EU nói riêng. Thành tựu đạt được là chiếm 18% thị phần thị trường EU.

Về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang EU, giai đoạn 2019-2021 được cho là giai đoạn khó khăn. Sản lượng xuất khẩu sang EU bị giảm do diễn biến phức tạp của thị trường cà phê trên thế giới và ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Tuy nhiên đến năm 2021 kim ngạch xuất khẩu có tăng nhưng tốc độ tăng thấp, chỉ tăng 12% so với năm 2020. Việc ngành hàng cà phê Việt Nam giữ được tốc độ tăng trưởng sang thị trường Đức trong năm 2021 được coi là khá thành công. Bởi Đức là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, đồng thời Đức cũng là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất ở EU. Đức còn là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hoá Việt Nam sang các thị trường khác ở Châu Âu. Trong khi đó, cà phê là một trong những hàng nông sản Đức phải phụ thuộc vào nhập khẩu. Ngành công nghiệp rang cà phê của Đức rất lớn, phục vụ cả thị trường nội địa - lớn nhất ở Châu Âu, và thị trường xuất khẩu. Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Hungary trong 11 tháng năm 2021 tăng 536,7% về lượng và tăng 505,9% về trị giá, đạt xấp xỉ 1,6 nghìn tấn, trị giá 7,2 triệu USD.

Hiện cả nước có 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay, 11 cơ sở chế biến cà phê phối trộn và 8 cơ sở chế biến cà phê hịa tan, có 15 thương hiệu Việt xuất khẩu cà

phê đã rang xay, chế biến sang thị trường EU là Trung Nguyên, Dakmak, Legend Revived, Hello 5, Trường Sơn Coffee, Anh Coffee, Farm World Cofee, Lamant Coffee, Honee Coffee, Real Bean Coffee, Anni Coffee, Lion Coffee, Folliet, BonCafé, Café RuNam.

2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân

Hạn chế về xuất khẩu cà phê sang thị trường EU là Việt Nam mới chỉ chủ yếu xuất khẩu cà phê thô, cà phê chưa qua chế biến, chưa tận dụng được tối đa lợi thế so sánh, do số lượng các cơ sở chế biến sâu cịn ít và đa phần hoạt động dưới cơng suất thiết kế thấp.

Sản lượng xuất khẩu trong giai đoạn 2019-2021 giảm do biến đổi khí hậu ngày càng tác động nặng nề đối với ngành cà phê. Việc cải tạo, tái canh cây cà phê già cỗi, sâu bệnh, chất lượng kém đang gặp khó khăn vì cần quy trình kỹ thuật chặt chẽ, nghiêm ngặt và cần có thời gian, vốn đầu tư lớn. Những năm gần đây, người dân Đắk Lắk đã thấy rõ tác động của biến đổi khí hậu lên lĩnh vực trồng trọt. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán kéo dài, mưa lớn bất thường đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều diện tích cây trồng, đặc biệt các cây trồng chủ lực như cà phê... Thậm chí, cùng một thời điểm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận cả hai hình thái thời tiết là mưa lũ và hạn hán. Không chỉ riêng Đắk Lắk, các tỉnh Tây Nguyên cũng gặp phải tình trạng tương tự, các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng kéo dài, mưa trái mùa, mưa cường độ cao đều gây ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển cũng như tính năng ra hoa, đậu quả của tất cả các loại cây trồng nói chung và cà phê nói riêng. Mùa khơ ở Gia Lai năm 2020 với hơn 40% diện tích cà phê bị ảnh hưởng bởi thiếu nước tưới gây khó khăn cho nơng dân và sản lượng, chất lượng cà phê.

Và việc tăng trị giá xuất khẩu cà phê đến từ giá cà phê thế giới tăng chứ chưa đến từ việc mở rộng quy mơ sản xuất. Chưa có sự đầu tư trang thiết bị, cơng nghệ vào khâu chế biến nhiều nên mặt hàng cà phê xuất khẩu vẫn chưa đa dạng. Xuất khẩu cà phê vẫn chỉ chủ yếu thơng qua các đại lý mà chưa có ít sự xuất khẩu trực tiếp sang thị trường EU bằng thương hiệu cà phê riêng. Hiện nay việc thu hoạch cà phê chủ yếu được thu hoạch thủ công, phơi sấy cà phê cũng được thực hiện một cách thủ cơng chứ chưa được áp dụng máy móc,

Xuất khẩu cà phê còn rời rạc, chất lượng cà phê khơng đồng đều chưa có sự hợp tác giữa doanh nghiệp và hộ nơng dân trồng cà phê do chưa có một tổ chức có đủ sức mạnh điều phối chung ngành hàng cà phê nói chung và cà phê xuất khẩu sang EU nói riêng. Tình trạng thu hái quả cà phê xanh diễn ra phổ biến, khâu chế

biến còn bất cập, thiếu gắn kết giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ, nhiều doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu trên địa bàn chưa quan tâm đến phát triển vùng nguyên liệu…Để cà phê Việt Nam phát triển thích ứng với biến đổi khí hậu và xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay, cần triển khai có hiệu quả các giải pháp bảo đảm cà phê được sản xuất và chế biến đúng quy trình, khơng phát triển thêm ngồi diện tích đã được quy hoạch. Đồng thời, tập trung tái canh, thâm canh nhằm tạo ra sản phẩm hàng hoá ổn định về sản lượng, năng suất và chất lượng, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao hiệu quả kinh tế, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững. Chưa có quỹ hỗ trợ phát triển cà phê để cung cấp nguồn vốn cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê sang Châu Âu. Chưa có sự liên kết với các quốc gia cà phê như Brazil, Colombia, Indonesia để chống lại sự ép giá từ các nhà thu mua, cũng như học hỏi kinh nghiệm trong việc sản xuất, chế biến và xuất khẩu vào thị trường EU.

Tuy nhiên để gia tăng sự tham gia vào chuỗi giá trị Việt Nam vẫn cần phải thông qua việc xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm, xúc tiến, quảng bá sản phẩm, phát triển chuỗi cung ứng, kênh phân phối sao cho phù hợp, có hiệu quả nhất...

Chương 3. GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CÀ PHÊ

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu (Trang 54 - 57)