Các nhân tố tác động đến việc thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu (Trang 49 - 54)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU

2.5. Các nhân tố tác động đến việc thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị

thị trường EU

2.5.1. Chất lượng sản phẩm

Để được hưởng các ưu đãi thuế quan theo EVFTA, EU có những quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc trong nước tối thiểu hoặc nguyên liệu có nguồn gốc ngồi EU tối đa. Vì vậy, cà phê của Việt Nam sẽ phải đáp ứng các tỷ lệ này để được hưởng ưu đãi trong biểu thuế quan. Theo đó, cà phê nhân xanh xuất khẩu sang EU theo nguyên tắc của EVFTA cần đáp ứng quy tắc xuất xứ thuần túy, tức là 100% phát triển từ vùng nguyên liệu tại Việt Nam. Đối với các chế phẩm từ cà phê: không tái sản xuất lại từ các sản phẩm khơng xuất xứ trong cùng nhóm với sản phẩm đầu ra. Trọng lượng đường sử dụng trong sản phẩm không được vượt quá 40% trọng lượng sản phẩm. Việc tuân thủ các quy tắc về xuất xứ là một trong những khó khăn lớn đối với Việt Nam để tận dụng lợi ích của EVFTA trong xuất khẩu cà phê. Thứ hai, để vào được thị trường Châu Âu theo Hiệp định EVFTA cà phê xuất khẩu của Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về vệ sinh và kiểm dịch động thực vật cao và ghi nhãn minh bạch về thơng tin an tồn thực phẩm và mơi trường. Ngồi ra, EU quy định các chất gây ơ nhiễm cần được đảm bảo ở mức thấp nhất để không đe dọa sức khỏe con người hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng thực phẩm (trong đó có cà phê). Các quy định về biện pháp phi thuế quan (NTM) nói chung và các biện pháp SPS của EU nói riêng vẫn cịn phức tạp làm gia tăng chi phí đáp ứng và làm cho tỷ lệ chi phí để đáp ứng các NTM ở Việt Nam cao hơn so với

các nước xuất khẩu cà phê vào EU, đây là một yếu tố làm hạn chế năng lực thương mại của Việt Nam nói chung và lợi ích tiềm năng từ EVFTA nói riêng. Thêm vào đó, khả năng thay đổi của ngành Cà phê Việt Nam nói chung để thích ứng với EVFTA còn hạn chế, nhất là việc đáp ứng yêu cầu nội địa hóa, đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, mơi trường. Chi phí sản xuất tăng khi phải nỗ lực đáp ứng các tiêu chuẩn rất cao của thị trường EU.

Như số liệu ở bảng 2.7 “Chủng loại cà phê EU nhập khẩu từ Việt Nam năm 2019 và thị phần” có thể nhận thấy được Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê nhân (cà phê thô chưa qua chế biến) sang thị trường EU. Theo EVFTA, chỉ có nhóm cà phê chế biến mới được hưởng lợi từ cắt giảm thuế quan vì các nhóm cà phê thơ đã có mức thuế suất nhập khẩu bằng 0 trước khi có EVFTA. Trong khi đó tỷ lệ cà phê rang xay hiện nay chỉ chiếm chưa đến 10% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Thực tế này đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất và chế biến cà phê cần đầu tư vào chế biến sâu, tăng tỷ trọng xuất khẩu cà phê chế biến để có thể được hưởng lợi từ việc cắt giảm thuế quan theo EVFTA. Đó là chưa kể hạt cà phê phải trải qua chuỗi cung ứng, chế biến cồng kềnh dẫn đến hao hụt chất lượng trong quá trình vận chuyển, giá thành khi đến tay người tiêu dùng bị đội lên cao, nhà sản xuất cà phê bị mất lợi nhuận vào tay đại lý. Nếu khơng nhanh chóng có phương án tiến hành chế biến sâu rộng rãi hạt cà phê Việt Nam thì kim ngạch xuất khẩu cũng như thị phần của cà phê Việt vào EU sẽ đứng trước nguy cơ suy giảm mạnh, mở đường cho cà phê chế biến từ các nước khác chiếm lĩnh thị phần.

2.5.2. Chất lượng nguồn nhân lực

Có thể nói, việc sản xuất cà phê ở nước ta tốn rất nhiều cơng lao động. Trong khi đó, nguồn lao động phổ thông để thu hoạch cà-phê ngày càng khan hiếm do sự chuyển dịch lao động từ nông thôn ra thành thị. Bước vào mỗi vụ thu hoạch cà phê, các tỉnh khu vực Tây Nguyên cần đến hàng chục nghìn lao động, trong đó lao động địa phương chỉ đáp ứng được một phần nhỏ, còn chủ yếu đi thuê ở các tỉnh ngoài. Ðáng chú ý, niên vụ cà phê 2020-2021 do diễn biến dịch bệnh phức tạp, người dân phải cách ly theo vùng, khó khăn trong việc di chuyển, việc thuê nhân công thu hoạch gặp nhiều khó khăn đối với người trồng. Năm 2021, tại tỉnh Kon Tum, mức giá thuê hái cà phê có thời điểm dao động từ 900 nghìn đến 950 nghìn đồng/tấn. Mặc dù giá thuê cao như vậy, nhưng khơng dễ tìm được lao động thu hoạch, nhiều nhà vườn phải tận dụng nhân cơng của gia đình để thu hái. Tuy nhiên, điều này cũng gặp rất nhiều bất lợi bởi thời gian thu hoạch cà phê ngắn, phải chọn quả chín, thu hoạch nhanh. Nếu khơng có đủ lao động thu hoạch trong thời điểm tốt nhất sẽ

ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất cà phê, điều này làm ảnh hưởng đến việc thúc đẩy cà phê sang thị trường EU

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực về xuất khẩu sang EU cũng là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang EU. Hiện nay, chưa có nhiều lao động am hiểu về thị trường cà phê EU như thị hiếu người tiêu dùng, khẩu vị cà phê ưa thích. Người Việt Nam sinh ra và lớn lên trên vương quốc cà phê nên ưa chuộng cà phê đậm, đắng và mê đắm vị tươi của Robusta khi pha bằng phin và thêm sữa đặc. Người EU thích cà phê Arabica với vị nhạt hơn và chua. Cụ thể, người Hà Lan ưa chuộng các loại cà phê như đen nóng khơng đường, cappuccino, espresso hoặc latte machiato. Một ví dụ nhỏ đã có thể thấy sự khác biệt giữa hai nhóm người tiêu dùng, địi hỏi nhà sản xuất cần có cái nhìn tổng qt và địi hỏi phải có nguồn lao động nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa nếu thực sự muốn chinh phục thị trường EU. Bên cạnh đó việc thiếu hiểu biết về các công nghệ chế biến tiên tiến phù hợp với u cầu của thị trường khó tính này cũng là một trở ngại lớn, điều này làm giảm sự thúc đẩy xuất khẩu cà phê, khiến việc xuất khẩu khơng được tối ưu hóa.

2.5.3. Nhu cầu về cà phê của thị trường EU

Châu Âu là thị trường cà phê lớn nhất thế giới, với kim ngạch nhập khẩu từ các nước ngoại khối khoảng 10 tỷ USD/năm, chiếm 66% lượng nhập khẩu và khoảng 30% tiêu dùng cà phê tồn cầu. Châu Âu có mức tiêu dùng cà phê trên đầu người lớn nhất thế giới, lên đến khoảng 5kg/người/năm. Các nước tiêu thụ cà phê lớn là Hà Lan và Phần Lan với mức 8,2 kg/người/năm, tiếp theo là Thụy Điển với 7,7 kg, Đan Mạch 7,4 kg và Na Uy với 6,8 kg/người/ năm. Mức tiêu thụ bình quân đầu người ở các nước Châu Âu nói trên dự kiến sẽ vẫn ổn định. Với lượng tiêu thụ lớn như vậy, các quốc gia Châu Âu mang đến cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu cà phê. Đặc biệt, lượng tiêu dùng lớn nhưng Châu Âu không trồng cà phê. Thuần túy là một thị trường tiêu dùng, Châu Âu phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cà phê nhập khẩu từ các nước sản xuất cà phê. Vì vậy, tiềm năng về xuất khẩu cà phê sang thị trường này là rất lớn. Tuy nhiên, Châu Âu có một ngành rang xay cà phê rất mạnh, chiếm khoảng 84% tổng sản lượng xuất khẩu rang (không bao gồm caffein) vào năm 2020, ước tính khoảng 1,0 triệu tấn. Từ năm 2016 đến năm 2020, xuất khẩu cà phê rang của Châu Âu đã tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 3,7% về khối lượng. Năm 2020, các quốc gia xuất khẩu cà phê rang xay lớn nhất ở Châu Âu là Ý và Đức, với thị phần 23% mỗi nước. Các nhà xuất khẩu cà phê rang xay lớn khác của Châu Âu bao gồm Hà Lan (9,3% thị phần khối lượng Châu Âu), Thụy Sĩ (8,8%) và Ba Lan (6,1%). Vì vậy, khó khăn trong việc xuất khẩu cà phê vào thị trường này là các thị trường này phần lớn chỉ nhập khẩu nhiều cà phê thô (cà phê

chưa chế biến), mà giá trị sản phẩm cà phê chưa chế biến có giá trị khơng cao. Đức là nước nhập khẩu hạt cà phê thô lớn nhất ở Châu Âu. Năm 2020, Đức nhập khẩu hơn 1,1 triệu tấn cà phê nhân. Đức chiếm 35% tổng lượng cà phê nhập khẩu của Châu Âu có nguồn gốc trực tiếp từ các nước sản xuất. Với 37% tổng kim ngạch nhập khẩu trực tiếp, Brazil là nhà cung cấp cà phê nhân lớn nhất cho Đức, tiếp theo là Việt Nam (22% nguồn cung) và Honduras (10%). Là nhà nhập khẩu lớn nhất ở Châu Âu, Đức là một điểm đến tiềm năng cho các nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam. Ý là nhà nhập khẩu cà phê nhân lớn thứ hai ở Châu Âu, chỉ sau Đức. Năm 2020, nhập khẩu cà phê nhân của Ý đạt khối lượng 565 nghìn tấn. Khoảng 98% hàng nhập khẩu của Ý có nguồn gốc trực tiếp từ các nước sản xuất cà phê. Các nhà cung cấp cà phê nhân chính cho Ý là Brazil (166 nghìn tấn), tiếp theo là Việt Nam (133 nghìn tấn) và Uganda (76 nghìn tấn). Nhìn chung, Ý nhập khẩu một phần tương đối lớn các giống Robusta, được sử dụng làm cơ sở cho các loại cà phê espresso. Vì vậy Việt Nam nên tận dụng cơ hội này để thúc đẩy xuất khẩu cà phê Robusta sang thị trường Ý. Bỉ là nhà nhập khẩu cà phê nhân lớn thứ ba của Châu Âu, chiếm 10% tổng lượng cà phê nhân nhập khẩu trực tiếp vào Châu Âu vào năm 2020. Một phần 96% lượng cà phê nhân nhập khẩu của nước này được lấy trực tiếp từ các nước sản xuất vào năm 2020, lên tới 301 nghìn tấn. Brazil là nhà cung cấp cà phê nhân lớn nhất cho Bỉ, với 84 nghìn tấn vào năm 2020. Việt Nam là nhà cung cấp lớn thứ hai với nguồn cung đạt 61 nghìn tấn, tiếp theo là Honduras với 38 nghìn tấn cà phê nhân. Nhập khẩu cà phê nhân trực tiếp nói chung của Bỉ tăng với tốc độ trung bình hàng năm là 1,0% về lượng trong giai đoạn 2016-2020. Bỉ là một trong những trung tâm thương mại cà phê chính ở Châu Âu. Đây cũng là một thị trường tiềm năng mà các doanh nghiệp Việt cần quan tâm để thúc đẩy xuất khẩu cà phê. Nhìn chung, các nước hiện nhập khẩu cà phê từ Việt Nam chủ yếu là nhập khẩu cà phê thô, việc thúc đẩy xuất khẩu cà phê đã chế biến vào các thị trường này gặp nhiều khó khăn do trên thị trường EU đang rất mạnh về ngành công nghiệp cà phê rang xay.. So với Tây Âu, một số nước ở Đông Âu nhập khẩu cà phê nhân trực tiếp từ các nước sản xuất ít hơn, những nước Tây Âu không mạnh về ngành rang xay cà phê mà chủ yếu nhập khẩu cà phê từ thị trường khác. Ví dụ, Cộng hịa Séc chỉ nhập khẩu 16% trực tiếp từ xuất xứ. Thị trường cà phê ở đây có tính cạnh tranh cao, đặc biệt là ở phân khúc phổ thông. Tuy nhiên, cơ hội trên thị trường này là nhu cầu về cà phê đặc sản đang tăng lên, khi ngày càng nhiều người tiêu dùng Châu Âu s n sàng trả giá cao hơn cho các loại cà phê chất lượng cao. Theo xu hướng thị trường hữu cơ, nhiều khả năng nhu cầu về cà phê hữu cơ ở Châu Âu sẽ tiếp tục tăng. Tổng nhập khẩu cà phê nhân của Liên minh Châu Âu (EU27) vào năm 2020 lên tới 3,1 triệu tấn trong đó nhập khẩu cà phê hữu cơ của EU đạt 131 nghìn tấn, chiếm 4,3% tổng nhập khẩu cà phê nhân. ,

thị trường ghi nhận sự tăng trưởng do nhập khẩu cà phê hữu cơ của EU tăng 6,7% từ năm 2019 đến năm 2020. Tỷ lệ phần trăm này cho thấy thị trường cà phê hữu cơ vẫn là một phân khúc tiềm năng ở Châu Âu.

2.5.4. Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường EU

Hiện nay đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam trên thị trường EU là Brazil. Cà phê Brazil chiếm đến 28% thị phần nhập khẩu cà phê thô của EU trong khi Việt Nam chỉ chiếm 13%. Mặc dù Brazil chủ yếu xuất khẩu cà phê Arabica, còn Việt Nam xuất khẩu chủ yếu cà phê Robusta nhưng hiện nay Brazil đã thúc đẩy trồng cà phê Robusta hơn, nên Việt Nam cũng cần chú ý nâng cao sản lượng và chất lượng để có thể cạnh tranh với thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới này.

Hiện EU cũng đang nhập khẩu cà phê trong nội khối khá cao, chiếm 13% tổng sản lượng nhập khẩu cà phê. Sở hữu những lợi thế về địa lý, và chi phí vận chuyển thấp hơn khiến đây trở thành những đối thủ cạnh tranh đáng lo ngại, đòi hỏi Việt Nam phải nâng cao chất lượng cà phê hơn nữa để cạnh tranh với những thị trường này.

Uganda và Colombia, Indonesia cũng là ba đối thủ làm ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU. Thị phần nhập khẩu cà phê từ ba thị trường này của EU lần lượt là 5%, 4,7%, và 3,4%. Hiện nay, Uganda đứng thứ tám trên toàn thế giới về sản lượng cà phê, và quốc gia này chủ yếu xuất khẩu cà phê Robusta, và Uganda đang xây dựng danh tiếng về Robusta chất lượng tốt. Vì vậy để có thể thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang EU Việt Nam cần chú ý hơn về chất lượng sản phẩm, giá cả để có thể cạnh tranh với các nhà xuất khẩu cà phê nước khác.

2.5.5. Các rào cản thương mại đến từ thị trường EU

Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu - Việt Nam đã giúp xóa bỏ hàng rào thuế quan từ EU, tuy nhiên EVFTA không giúp hạn chế các rào cản phi thuế của EU với hàng xuất khẩu Việt Nam vì vậy Việt Nam vẫn cần phải rất nỗ lực để cà phê đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật nhập vào thị trường EU. Để bước qua cánh cửa này, DN trong nước cần đặc biệt chú ý chất lượng sản phẩm. Không chỉ ở giai đoạn vận chuyển mà phải kiểm sốt chặt chẽ tồn bộ quy trình sản xuất, minh bạch về nguồn gốc xuất xứ giúp nhà nhập khẩu thuận lợi phân luồng an toàn thực phẩm một cách bền vững. Hiện nay, đối với doanh nghiệp xuất khẩu hàng cà phê đi Châu Âu (EU) được phép tự chứng nhận xuất xứ cho các lô hàng trị giá dưới 6,000 EUR, không cần phải làm C/O bản giấy điều kiện là nhà xuất khẩu phải đăng kí mã số REX. Trường hợp cà phê xuất khẩu đi EU có trị giá trên 6,000 EUR, doanh nghiệp bắt buộc phải xin giấy chứng nhận “CO form EUR.1”. Đây cũng là một điều khó khăn, khiến hạn chế thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang EU bởi chưa có nhiều doanh

nghiệp am hiểu quy trình xin chứng nhận này. Cà phê xuất khẩu sang EU phải đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật là: tuân thủ Luật Thực phẩm Chung (Quy định EC 178/2002) và các quy tắc chung về Vệ sinh Thực phẩm (Quy định EU2017/625), tuân thủ quy định về chất gây ô nhiễm trong thực phẩm (Quy định EC 1881/2006), luật về kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (Quy định EC 396/2005), Quy tắc Thực hành của Codex Alimentarius về Phòng ngừa và giảm thiểu Ô nhiễm Ochratoxin A trong cà phê (CXC 69-2009), dán nhãn cà phê để đảm bảo nhận dạng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Nhãn của cà phê nhân phải được viết bằng tiếng Anh và phải bao gồm các thông tin tên sản phẩm, mã nhận dạng của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), nước xuất xứ, khối lượng tịnh tính bằng kg, tên nhà cung cấp.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu (Trang 49 - 54)