Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU
2.3. Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2019-
Đây là những thị trường truyền thống, duy trì hầu như ổn định lượng cà phê nhập khẩu từ Việt Nam. Nếu như năm 2011 trở về trước Mỹ là thị trường nhập khẩu cà phê Việt Nam lớn nhất thì từ năm 2012 Đức đã vượt lên và giành vị trí đầu bảng thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, giai đoạn 2019- 2021 chiếm khoảng 14% trong tổng khối lượng và chiếm 12% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước. Lý giải lý do vì sao Đức là thị trường nhập khẩu cà phê Việt Nam lớn nhất thì bởi đây là nơi tập trung những tập đồn rang xay cà phê lớn nhất thế giới nên có nhập khẩu lượng lớn. Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 với khoảng 8% thị phần. Có thể nhận thấy, những nước nhập khẩu cà phê Việt Nam chủ yếu từ Châu Âu bởi EU là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới, kim ngạch nhập khẩu cà phê khoảng 10 tỷ USD năm, chiếm 66% lượng nhập khẩu và khoảng 30% lượng tiêu thụ cà phê toàn cầu. Bên cạnh đó, Châu Á có hai thị trường Trung Quốc và Nhật Bản nằm trong top 15 thị trường xuất khẩu chủ lực của cà phê Việt Nam.
2.3. Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2019-2021 2021
2.3.1. Sản lượng, kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU
EU là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, chiếm 40% trong tổng lượng và 38% về tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (trung bình giá trị xuất khẩu cà phê sang EU đạt khoảng 1 tỷ USD/năm trong 5 năm từ 2016). Cũng như sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam, sản lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU cũng giảm trong giai đoạn 2019-2021, kim ngạch giảm năm 2019-2020 và tăng vào năm 2021.
Bảng 2.6. Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam sang các nước EU giai đoạn 2019-2021. 2019 2020 2021 Sản lượng (tấn) Trị giá (USD) Sản lượng (tấn) Trị giá (USD) Sản lượng (tấn) Trị giá (USD) Đức 234.569 366.278.831 223.581 350.409.667 226.850 418.581.342 Italia 140.993 224.376.571 141.535 224.152.609 128.349 224.924.656 Tây Ban Nha 133.982 214.641.668 95.689 162.183.605 66.409 131.502.818 Bỉ 73.226 115.922.971 68.647 111.940.276 60.480 111.819.220 Anh 49.255 79.114.707 - - - - Pháp 34.427 52.571.287 19.219 28.903.054 14.580 25.378.606 Ba Lan 13.552 30.158.496 16.792 39.158.291 14.055 36.801.072 Bồ Đào Nha 15.204 24.497.541 10.459 16.664.269 8.941 15.899.491 Hy Lạp 12.808 19.897.645 10.525 16.343.345 10.042 17.879.534 Hà Lan 10.179 17.843.196 11.404 21.224.278 11.674 25.437.827 Hunggar y 1.196 6.542.246 248 1.184.661 1.762 8.118.634 Rumani 3.154 6.476.013 2.623 5.020.989 2.201 4.729.860 Phần Lan 2.003 4.225.511 1.844 3.100.132 1.560 2.939.566 Đan Mạch 1.156 1.696.479 1.560 2.420.454 845 1.443.557 Tổng 725.704 1.164.243.162 604.126 982.705.630 547.748 1.025.456.183
Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU có xu hướng ổn định trong các năm 2015-2018, và giảm nhẹ vào năm 2019. Năm 2020, do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, làm gián đoạn các kênh vận chuyển hàng hóa, giảm nhu cầu tiêu thụ cà phê trên thị trường toàn cầu nên xuất khẩu cà phê của Việt Nam nói chung và sang thị trường các nước sử dụng đồng tiền chung Euro nói riêng giảm. Năm 2020 sản lượng xuất khẩu cà phê sang EU giảm đáng kể (cụ thể giảm 121.578 tấn so với năm 2019). Có sự giảm nhiều như vậy là do ảnh hưởng từ tình hình chung của xuất nhập khẩu cà phê trên thế giới. Ảnh hưởng từ dịch bệnh và sự cạnh tranh về sản lượng cà phê đến từ các thị trường khác như Brazil, Indonesia,… Thêm vào đó, ngày 31/01/2020 Anh chính thức rút khỏi Liên minh Châu Âu sau 47 năm gắn bó, điều này cũng khiến thống kê về sản lượng xuất khẩu cà phê sang thị trường EU giảm. Năm 2021, sản lượng xuất khẩu cà phê tiếp tục giảm, tuy nhiên do giá xuất khẩu tăng nên trị giá xuất khẩu cà phê đã tăng 6,3% so với năm 2020. Giá cà phê xuất sang EU tăng theo sự tăng giá chung của cà phê trên thế giới do nguồn cung cà phê bị giảm, chi phí vận chuyển tăng cao, và ảnh hưởng từ đại dịch covid.
Năm quốc gia thuộc EU có kim ngạch nhập khẩu cà phê của Việt Nam lớn nhất bao gồm Đức, Ý, Tây Ban Nha, Bỉ và Pháp. Tỷ trọng nhập khẩu của 5 quốc gia này chiếm 88-89% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Lý do những nước này nhập khẩu lớn bởi Đức có ngành cơng nghiệp rang cà phê lớn nhất ở Châu Âu, với sản lượng bán ra là 572 nghìn tấn cà phê rang vào năm 2019. Ý có ngành cơng nghiệp rang cà phê lớn thứ hai ở Châu Âu, với sản lượng cà phê rang bán ra là 508 nghìn tấn, tiếp theo là Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp và Thụy Điển. Trong đó, Đức là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam chiếm 32%-41% trong tổng khối lượng và chiếm 31-40% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê sang EU giai đoạn 2019-2021. Tỷ trọng xuất khẩu sang Đức tăng dần, nếu như năm 2019 sản lượng xuất khẩu sang Đức chỉ chiếm 32,3% thì đến năm 2021 đã tăng lên 41,4%. Có sự gia tăng tỷ trọng như vậy bởi dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, nguồn cung thị trường thì xuất khẩu sang thị trường Đức vẫn ổn định, không có sự biến động lớn. Năm 2020 chỉ giảm 10.988 tấn so với năm 2019, năm 2021 sản lượng xuất khẩu tăng 3.269 tấn so với 2020, đạt được sự tăng trưởng về sản lượng trong khi hầu hết các thị trường khác đều giảm sản lượng.
Giai đoạn 2019-2021 tương đối khó khăn đối với ngành hàng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU. Dự báo năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU sẽ khởi sắc trở lại. EVFTA sẽ giúp ngành hàng cà phê Việt Nam tạo lợi thế cạnh tranh tại EU. Tình trạng thiếu container vận chuyển và vấn đề chi phí logicstics năm
2022 khơng căng thẳng như năm 2021, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thông quan hàng hóa. Trong khi đó, dung lượng thị trường nhập khẩu cà phê của EU rất lớn, Việt Nam còn nhiều dư địa thúc đẩy xuất khẩu trong năm 2022, nhờ lợi thế về thuế suất xuất khẩu và nguồn cung cà phê chất lượng cao gia tăng.
2.3.2. Cơ cấu và thị phần cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU
Với sản lượng xuất khẩu lớn nhưng các doanh nghiệp cà phê của Việt Nam hiện chủ yếu vẫn xuất khẩu thô (cà phê nhân) mà chưa tham gia được vào chế biến sâu và rang xay xuất khẩu (Bảng 2.7). Hầu hết cà phê trong nước được thu gom thông qua các đại lý, doanh nghiệp nhỏ rồi bán lại cho các công ty, doanh nghiệp lớn trong nước và sơ chế (cà phê nhân) rồi xuất khẩu.
Bảng 2.7. Chủng loại cà phê EU nhập khẩu từ Việt Nam năm 2019 và thị phần Mã HS Chủng loại EU nhập khẩu từ thế giới (nghìn USD) EU nhập khẩu từ Việt Nam (nghìn USD) Thị phần hàng Việt Nam tại EU (%)
090111 Cà phê chưa rang và khử caffein (cà phê thô) 8.157.431 1.286.918 15,8 090112 Cà phê rang khử caffein 167.524 28.991 17,3
090121 Cà phê rang chưa khử caffein
6.906.234 1.405 0,0002
090190 Vỏ cà phê 73.517 72 0,1
090122 Cà phê khử caffein 425.255 7 0,000016
Nguồn: Theo số liệu từTrung tâm Thương mại Quốc tế ITC, 2021
Theo số liệu từ Cơ quan thống kê Châu Âu Eurostat, Brazil và Việt Nam là những nhà cung cấp cà phê nhân lớn nhất cho thị trường Châu Âu. Hai quốc gia chiếm gần một nửa lượng nhập khẩu của Châu Âu. Cụ thể, Brazil cung cấp 28% tổng nhập khẩu và Việt Nam là 18%. Các nhà cung cấp cà phê nhân quan trọng khác cho EU bao gồm Honduras (6,3%), Colombia (5,5%), Uganda (4,7%) và Ấn Độ (3,4%).
Biểu đồ 2.2. Các nước cung cấp cà phê nhân cho EU, năm 2021
Nguồn: Cơ quan Thống kê Châu Âu, 2021
Mỗi quốc gia cung cấp đóng một vai trị khác nhau, nhắm vào một số phân khúc nhất định của ngành cà phê EU. Brazil là một nhà cung cấp lớn của cả hai giống Robusta và Arabica. Giai đoạn 2020-2021, ước tính 71% sản lượng nhập khẩu cà phê của Brazil là Arabica. Việt Nam, Ấn Độ và Uganda tập trung mạnh vào sản xuất Robusta, do vậy đây là những thị trường EU nhập khẩu nhiều cà phê Robusta nhất. Các nhà cung cấp mới nổi là Ethiopia và Peru mới chiếm một thị phần nhỏ nhưng dự báo sẽ tăng trưởng tốt ở các phân khúc cà phê chất lượng cao/đặc sản. Peru đặc biệt có tiềm năng trong phân khúc cà phê hữu cơ, hiện là nước sản xuất – xuất khẩu cà phê chứng nhận hữu cơ lớn thứ 2 thế giới – chỉ sau Mexico. Ethinopia nổi tiếng là cái nôi của cà phê và là một trong những nguồn cà phê chất lượng cao được ưa thích tại Châu Âu. Ethiopia cũng có kế hoạch tăng mạnh xuất khẩu cà phê trong những năm tới. Mỗi nước cung cấp đều có vị thế và thế mạnh của riêng mình tại Châu Âu nói riêng và ngành cà phê nói chung.