Phân tích SWOT trong việc thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu (Trang 58 - 61)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU

3.2. Phân tích SWOT trong việc thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường

trường EU

3.2.1. Điểm mạnh

Thổ nhưỡng thích hợp với việc trồng và sản xuất cà phê. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, vùng đất cao có ưu thế tạo hương vị thơm ngon cho cà phê, đất badan thích hợp cho sự phát triển của cây cà phê. Do thời tiết ở Việt Nam không khắc nghiệt bằng Brazil, Indonesia nên lượng cà phê cũng ổn định, đảm bảo cho việc cung cấp hàng tương đối ổn định vào thị trường Mỹ. Năng suất cà phê cao, diện tích trồng và sản lượng xuất khẩu cà phê lớn,cà phê Việt Nam xuất sang nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ. Bình quân hơn 20 tạ/ha, thậm chí có nơng trường đạt đến 30 tạ/ha trên diện tích rộng lớn, cá biệt có nơng dân cịn đạt được đến mức 50-60 tạ/ha trong điều kiện thuận lợi vê giống, khí hậu, đất đai và quy trình sản xuất phù hợp. Việt Nam hiện đứng thứ hai trên thế giới về lượng cà phê xuất khẩu (sau Brazil), đứng thứ nhất về sản lượng cà phê Robusta (cà phê vối). Cà phê Việt Nam đã có mặt tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nguồn thông tin về giá cả cà phê được cập nhật hàng ngày thông qua hãng tin Reuter, đảm bảo cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê bán đúng giá. Khi tiến hành xuất khẩu cà phê sang thị trường EU, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam thường sử dụng hai phương thức thanh tốn L/C, CAD có lợi thế cho nhà xuất khẩu, đảm bảo được thời hạn thanh tốn và bảo tồn vốn. Với hoạt động xuất khẩu cà phê lâu dài, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam cũng tích lũy được kinh nghiệm bn bán với nhiều thị trường khác trên 61 thế giới, trong đó có nhiều đối tác Châu Âu. Thương hiệu cà phê Việt Nam đang dần được biết đến trên thị trường Châu Âu.

3.2.2. Điểm yếu

Cà phê xuất khẩu thường được thu mua từ các hộ nông dân và một số ít trang trại kinh tế tư nhân với chi phí đầu tư thấp, máy móc kỹ thuật lạc hậu, phương tiện thô sơ, phương pháp chăm sóc cổ truyền, tập quán thu hái, sơ chế của nông dân trồng cà phê chưa phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4193:2005 cũng như quốc tế theo Tổ chức Cà phê Quốc tế ICO, do đó chất lượng khơng đơng đều, trong khi thị trường EU ln địi hỏi chất lượng dẫn đến giá xuất khẩu rất thấp.

Việc cải tạo, tái canh cây cà phê già cỗi, sâu bệnh, chất lượng kém đang gặp khó khăn vì cần quy trình kỹ thuật chặt chẽ, nghiêm ngặt và cần có thời gian, vốn đầu tư lớn. Tình trạng thu hái quả cà phê xanh diễn ra phổ biến, khâu chế biến còn bất cập, thiếu gắn kết giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ, nhiều doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu trên địa bàn chưa quan tâm đến phát triển vùng nguyên liệu. Các

doanh nghiệp xuất khẩu cà phê chưa có sự phối hợp hiệu quả, liên kết với nhau và với người dân trồng cà phê. Thiếu cơ quan dự báo cà phê dẫn đến thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp trong nước.

Mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam thường được chế biến bằng phương pháp chế biến khô tận dụng năng lượng mặt trời nên tỷ lệ hao hụt cao, hương vị cà phê bị thay đổi và cho mùi khó chịu. Trong khi thị trường EU ln địi hỏi phương pháp ướt để cho hương vị tự nhiên. Đầu tư chế biến để nâng cao giá trị gia tăng vào sản phẩm cà phê xuất khẩu chưa nhiều so với nhu cầu đa dạng của thị trường EU.

Kỹ thuật bán hàng của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê sang thị trường EU còn non kém (chủ yếu bán qua trung gian). Đối với các điều khoản về chuyên chở hàng hóa trong các hợp đồng xuất khẩu cà phê thường tiến hành theo điều kiện FOB, tức các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê không thể chủ động thuê các phương tiện vận tải, mua bảo hiểm. Điều này làm cho lợi nhuận từ xuất khẩu cà phê bị giảm đi. Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê khơng có nhiều kho dự trữ dẫn đến thường phải xuất cà phê ngay không thể chờ đến khi giá cao rồi xuất được nên hơi bị động, ảnh hưởng đến lợi nhuận. Hơn nữa, đa số các kho dự trữ đều nằm ở các khu vực xa cảng nên chi phí vận chuyển hàng khá tốn kém làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê.

Nhìn chung, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam trên thị trường EU là chưa cao. Đa số các doanh nghiệp Việt Nam chưa có chiến lược xa và rộng trong việc xuất khẩu cà phê sang thị trường EU, cách tiếp cận thị trường còn bị giới hạn ở phạm vi trong nước, chưa vươn trực tiếp đến các khách hàng tại Châu Âu. Khả năng nắm bắt thông tin và xu hướng thị trường ở mức thấp. Ngoài ra Việt Nam cịn yếu kém về cơng nghệ, thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng hệ thống phân phối, thương hiệu. Nếu nghiệp Việt Nam khơng thay đổi thì về lâu dài sẽ làm mất dần thị trường và sẽ rơi vào các doanh tay các quốc gia khác. Thế mạnh duy nhất của cà phê Việt Nam là sản lượng và chất lượng cây cà phê Robusta do phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ở một số vùng miền của nước ta.

3.2.3. Cơ hội

Liên minh Châu Âu (EU) là một trong những quốc gia có mức tiêu thụ bình qn đầu người hàng năm cao nhất thế giới, chỉ hơn ước tính 5 kg cà phê/người một năm. Quốc gia dẫn đầu về tiêu thụ bình quân đầu người trên thế giới là Luxembourg, nơi có mức tiêu thụ cà phê bình quân hàng năm trên 11 kg trên đầu người . Các nước tiêu thụ cà phê lớn khác là Hà Lan và Phần Lan với mức 8,2 kg người/năm, tiếp theo là Thụy Điển với 7,7 kg, Đan Mạch 7,4 kg và Na Uy với 6,8

kg/người/năm. Mức tiêu thụ bình quân đầu người ở các nước Châu Âu nói trên dự kiến sẽ vẫn ổn định. Các quốc gia này đặc biệt mang lại cơ hội cho các nhà xuất khẩu ở Việt Nam.

Cơ hội đến từ cắt giảm thuế quan của EU đối với cà phê nhập khẩu từ Việt Nam. Với cam kết xóa bỏ thuế quan theo EVFTA, cà phê của Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ có 93% dịng thuế về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Theo đó, EU sẽ xóa bỏ ngay mức thuế 7,5% - 9,0% đối với cà phê nhân (rang, rang xay). Đối với một số chế phẩm từ hạt cà phê bao gồm cà phê hòa tan, tinh chất chứa cà phê mức thuế 9,0% - 11,5% sẽ được xóa bỏ trong vịng 3 năm. Đối với các sản phẩm cà phê nhân xanh hoặc vỏ quả, vỏ lụa cà phê, thuế suất nhập khẩu vào thị trường EU đã là 0% trước khi ký EVFTA. Như vậy, EVFTA là cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường lớn cho cà phê Việt Nam vào EU. Sản phẩm được hưởng lợi theo EVFTA là các sản phẩm cà phê chế biến. Vì vậy, khi thực thi EVFTA, Việt Nam sẽ có cơ hội tốt hơn để thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng cà phê chế biến sang thị trường EU.

Cơ hội đến từ việc EU cam kết bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam liên quan tới nơng sản nổi tiếng có tiềm năng xuất khẩu cao, trong đó có sản phẩm cà phê Bn Ma Thuột và thêm nhiều dịch vụ mới cung cấp bởi đối tác EU phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp như về tài chính, bảo hiểm nơng nghiệp... Đây là lợi thế cạnh tranh lớn cho ngành Cà phê Việt Nam tại thị trường EU. Vì vậy, ngồi việc phát triển thị trường cà phê truyền thống, các doanh nghiệp có thể cân nhắc đầu tư phát triển thương hiệu cà phê đặc sản tại vùng này và tận dụng các điều kiện ưu đãi mà phía EU dành cho cà phê của Việt Nam.

Cơ hội đến từ việc EVFTA giúp Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận nguồn vốn đầu tư, công nghệ hiện đại cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cà phê đến từ Châu Âu và các nước có kinh nghiệm về chế biến sâu. Từ đó, các doanh nghiệp Việt Nam được có thể được chuyển giao cơng nghệ, cách thức tổ chức sản xuất để nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng cho sản phẩm, đáp ứng tốt các tiêu chuẩn quốc tế.

3.2.4. Thách thức

Thời tiết thay đổi, thiên tai, hạn hán dẫn đến năng suất, sản lượng, chất lượng cà phê không ổn định. Ảnh hưởng từ dịch bệnh, giá các nguyên vật liệu sản xuất tăng cao.

Cà phê Việt Nam phải cạnh tranh với nhiều quốc gia như Brazil, Colombia, Indonesia và những nước xuất khẩu cà phê khác. Người nông dân Brazil áp dụng nhiều biện pháp canh tác hiện đại và kiểm sốt tốt dịch bệnh. Hiện diện tích canh

tác cà phê của quốc gia lớn nhất Nam Mỹ này đạt khoảng 2.18 triệu ha, lớn hơn gấp 3 lần Việt Nam, sản lượng lớn mà nước này chủ yếu xuất khẩu cà phê Arabica, loại cà phê này được thị trường EU ưa chuộng hơn cà phê Robusta của Việt Nam.

EU là một trong những thị trường khó tính nhất thế giới, người tiêu dùng ngày càng uống cà phê chất lượng cao buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt về lao động và môi trường. Sự khắt khe của thị trường EU với nhiều tiêu chuẩn mới, địi hỏi cao hơn về kỹ thuật, mơi trường, vệ sinh an toàn, bảo vệ quyền người lao động, cùng với chính sách bảo hộ nơng nghiệp. Liên quan đến quy tắc xuất xứ. EU có những quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc trong nước tối thiểu hoặc nguyên liệu có nguồn gốc ngồi EU tối đa. Vì vậy, cà phê của Việt Nam sẽ phải đáp ứng các tỷ lệ này để được hưởng ưu đãi trong biểu thuế quan của EU. Theo đó, cà phê nhân xanh xuất khẩu sang EU theo nguyên tắc của EVFTA cần đáp ứng quy tắc xuất xứ thuần túy, tức là 100% phát triển từ vùng nguyên liệu tại Việt Nam. Đối với các chế phẩm từ cà phê: không tái sản xuất lại từ các sản phẩm khơng xuất xứ trong cùng nhóm với sản phẩm đầu ra. Trọng lượng đường sử dụng trong sản phẩm không được vượt quá 40% trọng lượng sản phẩm. Việc tuân thủ các quy tắc về xuất xứ là một trong những khó khăn lớn đối với Việt Nam để tận dụng lợi ích của EVFTA trong xuất khẩu cà phê.

Các quy định về biện pháp phi thuế quan (NTM) nói chung và các biện pháp SPS của EU nói riêng vẫn cịn phức tạp làm gia tăng chi phí đáp ứng và làm cho tỷ lệ chi phí để đáp ứng các NTM ở Việt Nam cao hơn so với các nước xuất khẩu cà phê vào EU, đây là một yếu tố làm hạn chế năng lực thương mại của Việt Nam nói chung và lợi ích tiềm năng từ EVFTA nói riêng.

Hiện nay, cơng tác xây dựng, phát triển thương hiệu cà phê chưa được doanh nghiệp nhận thức đầy đủ và triển khai hiệu quả dẫn đến vị thế trong thương mại quốc tế của cà phê Việt Nam thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh tại thị trường EU. Ngay cả với các thương hiệu cà phê hiện nay cũng chưa được các doanh nghiệp khai thác hiệu quả tại thị trường EU.

3.3. Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)