Tình hình xuất khẩu cà phê

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu (Trang 33 - 38)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU

2.2. Khái quá chung về tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2019-2021

2.2.2. Tình hình xuất khẩu cà phê

* Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu

Cà phê là ngành hàng quan trọng, chiếm 3% GDP cả nước, kim ngạch xuất khẩu nhiều năm nay đều xấp xỉ 3 tỷ USD. Trong những năm qua, dù kinh tế thế giới có nhiều thời điểm gặp khó khăn dẫn đến sức mua sụt giảm, xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn duy trì khá ổn định. Cụ thể:

Bảng 2.3. Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2019-2021.

2019 2020 2021

Sản lượng (tấn) 1.653.265 1.565.280 1.562.475

Kim ngạch xuất khẩu (USD)

2.854.609.451 2.741.048.091 3.072.602.518

Đơn giá (USD/tấn) 1.726,6 1.751,2 1.966,5

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2021

Tính chung cả năm 2019, xuất khẩu cà phê đạt tổng cộng 1,6 triệu tấn (khoảng 27,55 triệu bao), với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 2,85 tỷ USD. Nếu như năm 2018, kim ngạch xuất khẩu trị giá 3,544 tỷ USD thì đến năm 2019 kim ngạch xuất giảm đáng kể, cụ thể giảm 689 triệu USD. Có sự giảm mạnh như vậy là do năm 2019 là năm thế giới được mùa cà phê, sản lượng cà phê toàn cầu năm 2019 được Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đánh giá đạt 10,5 triệu tấn, sản lượng nhiều dẫn đến tình trạng cung lớn hơn cầu, giá cà phê giảm mạnh, làm giảm trị giá kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó, dù Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê robusta lớn nhất thế giới, tuy nhiên năm 2019 các nước Brazil, Indonesia cũng đang lao vào cuộc đua xuất khẩu cà phê robusta, với việc nhiều nước tăng sản lượng cà phê robusta đã khiến loại cà phê này liên tục rớt giá. Trên thị trường thế giới trong thời gian 2019,

giá cà phê robusta có thời điểm đã chạm đáy chỉ còn 1.209 USD trong khi đã có thời điểm bán được với giá 2.600 USD.

Thị trường cà phê năm 2020 trải qua khó khăn kép khi giá cà phê vẫn chưa thốt khỏi cuộc khủng hoảng kéo dài 4 năm thì đại dịch COVID-19 lan rộng tồn cầu, khiến nhiều nền kinh tế bị đóng băng kéo theo nhu cầu cà phê giảm sút. Thêm vào đó, tình trạng thiếu container rỗng cũng tác động không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Các nước tiêu thụ cà phê lớn trên thế giới như Mỹ, Đức, Anh, Ý, Pháp, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc... đang thực hiện giãn cách xã hội khiến các trung tâm thương mại lớn, các quán cà phê đóng cửa, dẫn tới việc tiêu thụ cà phê chậm lại. Xuất khẩu cà phê Việt Nam thêm năm thứ hai mất kim ngạch xuất khẩu vượt 3 tỷ USD. Sản lượng xuất khẩu giảm 5,6%, giảm 4,2% về kim ngạch nhưng tăng nhẹ 1,4% về giá so với năm 2019. Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN & PTNT) đánh giá về giá cà phê trong nước năm 2020 biến động giảm trong 6 tháng đầu năm và tăng nhẹ trong 6 tháng cuối năm. Vụ cà phê 2020 của Việt Nam bị mất mùa và thu hoạch trễ hơn so với các năm trước, theo đó, kỹ thuật thu hái và phơi sấy sau thu hoạch đã được quan tâm nhiều hơn, tạo động lực đẩy giá cà phê đi lên.

Năm 2021 tổng sản lượng xuất khẩu khơng có sự thay đổi lớn, chỉ giảm một chút so với năm 2020 (giảm 2805 tấn) tuy nhiên giá cà phê tăng lên đưa kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2021 vừa vặn chạm mốc 3 tỷ USD. Nguyên nhân khiến giá cà phê tăng là do cán cân cung – cầu thay đổi. Nhu cầu đối với mặt hàng cà phê tăng cao do cà phê là loại thức uống giá rẻ và có nhiều lợi ích. Nếu như trước đây, cà phê thường chỉ dành cho dân văn phịng hay những “cú đêm” thì ngày nay, trước bối cảnh mọi người ở nhà làm việc online, cà phê dần trở thành nhu cầu tất yếu đối với mỗi gia đình. Trong khi đó, tại một số vùng trồng cà phê, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (các trận bão lũ, hạn hán xảy ra bất thường trên tồn cầu) làm cho năng suất cà phê khơng đạt như mong muốn dẫn đến sản lượng cà phê khơng đảm bảo. Sản lượng cà phê ít đang dần dẫn đến sự khan hiếm cà phê, đặc biệt là nguồn cung thiếu hụt tại Brazil - quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Thêm vào đó, chi phí vận chuyển vẫn duy trì ở mức cao đã đẩy giá cà phê tăng. Trước những bất cập của đại dịch Covid-19, giá cả của hầu hết các mặt hàng như xăng, dầu, điện,… đang có xu hướng tăng cao. Kéo theo đó là một loạt các mặt hàng khác cũng đồng thời tăng giá, giá cà phê cũng không ngoại lệ. Do vậy cà phê cũng được tăng giá theo xu hướng thị trường.

Biểu đồ 2.1. Lượng cà phê xuất khẩu qua các tháng giai đoạn 2019-2021

Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2021

Qua biểu đồ ta có thể thấy Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê vào các từ tháng 1 đến tháng 6 và xuất khẩu ít hơn tại các tháng 7 đến tháng 11. Bởi từ tháng 7 đến tháng 10 là mùa mưa của khu vực Tây Nguyên nên thường sản lượng cà phê ít, dẫn đến sản lượng xuất khẩu ít.

*Cơ cấu cà phê xuất khẩu

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực đứng thứ hai sau gạo. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu loại cà phê Robusta, chiếm khoảng 40% tổng nguồn cung của thế giới. Mặc dù là nước xuất khẩu cà phê lớn nhưng Việt Nam chỉ chủ yếu xuất khẩu cà phê nhân (cà phê chưa qua chế biến) nên giá trị sản phẩm chưa cao. Dưới đây là cơ cấu xuất khẩu mặt hàng cà phê chủ lực của Việt Nam:

Bảng 2.4. Cơ cấu xuất khẩu chủng loại cà phê chủ lực của Việt Nam giai đoạn 2019-2021

Chủng loại Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Lượng (tấn) Trị giá (nghìn USD) Lượng (tấn) Trị giá (nghìn USD) Lượng (tấn) Trị giá (nghìn USD) Robusta (cà phê thơ) 1.376.82 4 2.081.225 1.216.101 1.822.472 1.218.194 2.025.098 Arabica (Cà phê thô) 57.621 114.654 58.673 135.261 46.066 129.061 Cà phê Excelsa (cà phê thô) 5.194 8,368 2.983 4.930 2.170 3.995 Cà phê chế biến - - - 524.842 - 466.829

Nguồn: Cục xuất nhập khẩu, 2021

Nếu như Brazil nổi tiếng với sản lượng xuất khẩu cà phê Arabica, chiếm 80% tổng lượng cà phê Arabica bán ra thị trường quốc tế thì Việt Nam- nước xuất khẩu cà phê nhân lớn thứ 2 thế giới lại nổi tiếng với và phê Robusta. Việt Nam là nước có sản lượng cà phê Robusta lớn nhất thế giới, gần 90% diện tích cà phê ở Việt Nam được trồng là cà phê Robusta. Đây là loại cà phê được sử dụng chủ yếu trong cà phê hòa tan, cà phê Espresso và làm chất độn trong một số hỗn hợp cà phê xay nhất định. Trên thị trường hiện nay có hơn một trăm lồi cà phê, trong đó cà phê Robusta là loại cà phê ngon đứng thứ hai và chiếm 40% sản lượng trên thế giới. Đứng thứ 2 trong cơ cấu mặt hàng cà phê xuất khẩu là Arabica, được trồng chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng. Theo đó cà phê Arabica được trồng ở các huyện như Đơn Dương, Di Linh, Lâm Hà, Đức Trọng và Cầu Đất, vùng ngoại ô thành phố Đà Lạt.

Mặc dù xuất khẩu 2 loại cà phê ngon nhất thế giới nhưng cà phê Việt Nam xuất khẩu chỉ đang là cà phê thơ, chưa qua chế biến nên có giá trị khơng cao, chưa tận dụng được hết giá trị sản phẩm. Cà phê qua chế biến chỉ chiếm khoảng 8% sản lượng xuất khẩu và 15% kim ngạch xuất khẩu cà phê. Hiện, giá cho một tấn cà phê chế biến trung bình đạt gần 3.600 USD trong khi giá cà phê nhân trên sàn khoảng 2.400 USD.

*Thị trường xuất khẩu cà phê chủ lực của Việt Nam

Việt Nam xuất khẩu cà phê sang hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tập trung chủ yếu ở những thị trường lớn như: Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Italia, Nhật Bản, và các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Hàn Quốc,…

Bảng 2.5. Thị trường xuất khẩu cà phê chủ lực của Việt Nam giai đoạn 2019- 2021

Thị trường Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng (tấn) Trị giá (USD) Đức 234.569 366.278.831 223.581 350.409.667 226.850 418.581.342 Mỹ 146.254 246.851.155 142.482 254.891.472 134.013 273.372.684 Italia 140.993 224.376.571 141.535 224.152.609 128.349 224.924.656 Nhật Bản 99.967 171.202.029 102.215 180.503.027 112.174 226.451.345 Tây Ban Nha 133.982 214.641.668 95.689 162.183.605 66.409 131.502.818 Philippines 75.297 173.591.682 72.512 158.097.906 51.825 132.206.278 Nga 87.000 168.103.885 69.123 138.204.129 81.818 173.202.290 Bỉ 73.226 115.922.971 68.647 111.940.276 60.480 111.819.220 Trung Quốc 41.456 101.137.305 40.122 95.681.229 53.177 128.450.998 Algeria 69.405 110.656.375 60.718 93.769.856 56.545 99.682.214 Malaysia 38.940 63.646.129 38.525 70.492.572 39.437 86.486.275 Hàn Quốc 34.474 66.499.665 34.640 69.519.493 37.010 77.716.871 Thái Lan 38.646 65.347.194 34.522 58.148.127 34.105 65.868.040 Anh 49.255 79.114.707 27.915 48.248.036 30.484 56.372.159 Ba Lan 13.552 30.158.496 16.792 39.158.291 14.055 36.801.072 Ấn Độ 38.062 59.382.571 21.821 34.653.467 13.405 21.688.514

Australia 18.453 33.377.510 17.747 31.554.858 14.409 28.308.457

Pháp 34.427 52.571.287 19.219 28.903.054 14.580 25.378.606

Indonesia 20.836 37.547.705 11.657 28.111.695 13.924 43.881.159

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu (Trang 33 - 38)