Giải pháp nâng cao chất lượng và giá trị cà phê xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu (Trang 62 - 64)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU

3.3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng và giá trị cà phê xuất khẩu

Do sản xuất cà phê ở nước ta có tính chất nhỏ lẻ, có hơn 90% các vườn cà phê thuộc về các hộ cá thể, chỉ 10% sản xuất cà phê tập trung. Nên việc đưa các công nghệ mới vào sản xuất gặp nhiều khó khăn. Đa số các hộ cá thể thu hoạch theo kiểu phương pháp tuốt cả cành một lần trên một cây để tiết kiệm chi phí thu hái dù biết tỷ lệ quả chín trên cây chưa đạt yêu cầu theo quy định. Hiện tại thu hoạch cà phê vẫn chủ yếu là thu hoạch thủ cơng, th nhân cơng trong khi đó, nguồn lao động phổ thơng để thu hoạch cà phê ngày càng khan hiếm do sự chuyển dịch lao động từ nông thôn ra thành thị nên cần nghiên cứu những phương pháp trồng cà phê mới cần ít lao động hơn và có thể áp dụng máy móc trong chăm sóc và thu hoạch. Bởi thực tế đã chứng minh, việc áp dụng máy móc vào chăm sóc, thu hoạch cà phê sẽ cắt giảm chi phí sản xuất so các phương pháp truyền thống vốn sử dụng nhiều nhân công.

Hiện nay phần lớn cơng nghệ chế biến cà phê nói chung và cà phê sang chỉ dừng lại ở mức giúp sản phẩm cà phê đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Những loại nhà máy sản xuất cà phê bột hay cà phê hòa tan tạo ra giá trị thặng dư cao ở Việt Nam chưa có nhiều và sản lượng chế biến cũng ít. Các doanh nghiệp sản xuất, chế biến cà phê sang EU cần có kế hoạch đầu tư máy móc thiết bị, cơng nghệ mới nhằm chuyển từ khâu sơ chế sang khâu chế biến các sản phẩm cà phê bột và cà phê hòa tan. Cần đầu tư nghiên cứu ứng dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật tiên tiến vào việc chế tạo ra nhiều dòng sản phẩm cà phê nhân mới chất lượng cao nhắm vào thị trường EU như: Cà phê nhân phun màu, cà phê nhân đánh bóng, cà phê đậm đặc, cà phê dành cho người mỡ trong máu, cà phê dành cho người béo phì… nhằm tìm kiếm các thị trường mới tại EU.

Tăng cường công tác khuyến nông để cung cấp kiến thức sản xuất cà phê cho các hộ nông dân, giúp họ chuyển từ tập quán hái tuốt sang thu hoạch từ 2-3 đợt. Khi thu hái cà phê làm nhiều đợt thì 1 ha cà phê chỉ cần 1 lao động cũng đảm nhận được từ khâu chăm sóc đến thu hái, có quả chín là hái dần, vừa đảm bảo chất lượng mà

cịn hạn chế cà phê bị chín nẫu, khơ và hái lẫn nhiều quả xanh, chỉ đợt cuối cùng thì mới hái tồn bộ, lúc đó cà phê khơng cịn xanh non nữa và cũng không phải tốn kém nhiều sân phơi, tiết kiệm nhân công. Đầu tư, trang bị máy sấy để phục vụ chế biến, tránh việc cà phê bị ủ lâu ngày mà thâm đen, giảm chất lượng. Áp dụng hình phạt thật nặng đối với các đại lý thu mua cà phê để xuất khẩu sang EU nếu có số quả xanh trên 30%, bởi thực tế hầu hết do các đại lý thu mua không phân biệt giá giữa cà phê xanh và cà phê chín nên người trồng cà phê vẫn áp dụng phương pháp thu hoạch tuốt cả cành.

Xây dựng thương hiệu cho cà phê Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cần chú trọng đến bao bì, đóng gói cà phê nhằm tăng mức độ hấp dẫn của sản phẩm, bao bì nên có in logo thương hiệu Việt Nam trên thị trường EU. Mỗi thương hiệu cà phê đều phải xác định cho mình văn hố và tính cách riêng biệt trên thị trường so với đối thủ cạnh tranh, nhờ đó khách hàng sẽ trở nên gần gũi với thương hiệu và giữ nó ở vị thế khác hẳn so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh khác trong cùng một ngành. Phong cách cà phê Việt nên xác định đó là một phong cách mang đậm nét đặc trưng của bản sắc văn hoá Tây Nguyên, nơi được coi là thủ phủ cà phê Robusta của thế giới, nhấn mạnh tầm quan trọng, lịch sử lâu đời văn hóa cà phê tại nơi đây, đây là nơi đem đến các sản phẩm cà phê hòa tan tại hầu hết thị trường thế giới. Lấy người tiêu dùng làm tâm để xây dựng một thương hiệu được lòng tin cậy của khách hàng, để khi khách hàng đến đâu cũng được một ly cà phê ngon như nhau, khơi dậy trong khách hàng những cảm xúc, cảm nhận đặc biệt và tích cực về thương hiệu cà phê Việt đó. Tất cả các yếu tố này cùng kích thích cảm xúc nơi người khách hàng để tạo nên một giá trị tổng thể cho sản phẩm. Có các hoạt động marketing, quảng bá như website, tổ chức thưởng thức cà phê miễn phí tại các siêu thị lớn ở EU, giới thiệu sản phẩm ở các chương trình hội nghị, hội thảo tại thị trường này… Thúc đẩy hoạt động quảng cáo cà phê thông qua các kênh truyền hình, các sản phẩm âm nhạc, người nổi tiếng, những bộ phim trên thị trường Châu Âu. Đây là cách quảng cáo rất hiệu quả, dễ tạo được độ phủ sóng, tăng khả năng nhận diện thương hiệu. Chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, hoàn tất thủ tục về sở hữu công nghiệp và bản quyền nhãn mác khơng chỉ ở Việt Nam mà cịn trên thị trường EU, tránh việc đến khi sản phẩm được ưa chuộng rồi mới đăng ký. Khi có thương hiệu rồi thì cần coi trọng, bảo vệ và giữ gìn hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Kiên quyết đấu tranh giành lại thương hiệu trong trường hợp bị mất cắp, nắm vững các quy định luật pháp để không bị thua thế khi có tranh chấp xảy ra.

Đa dạng hóa sản phẩm, nghiên cứu thị trường EU để nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng từ đó áp dụng cơng nghệ tiên tiến sản xuất ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu, xu hướng của người tiêu dùng Châu Âu. Các doanh nghiệp phải luôn luôn cập nhật những thông tin mới, mặt hàng mới, xu hướng mới trên thị trường để luôn s n sàng cung cấp được các loại sản phẩm theo bất cứ yêu cầu nào của khách hàng, cũng cần đầu tư sáng tạo ra những sản phẩm cà phê mới như: cà phê đậm đặc, cà phê dành cho người mỡ trong máu, cà phê dành cho người béo phì… mang lại nhiều sự lựa chọn, thu hút khách hàng.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cịn có thể đa dạng hóa phương thức kinh doanh xuất khẩu vào thị trường EU. Tính cạnh tranh của sản phẩm cịn được biểu hiện thơng qua các phương thức phân phối hàng hóa (phương thức xuất khẩu đưa hàng vào thị trường EU). Hiện các doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu sản phẩm cà phê vào thị trường Mỹ dưới 2 dạng: trực tiếp xuất khẩu cà phê nhân vào thị trường EU, gián tiếp xuất khẩu cà phê nhân thông qua các đại lý thu mua tại Việt Nam. Nhưng theo kinh nghiệm xuất khẩu của nhiều nước cho thấy, một trong những cách thức chiếm lĩnh thị trường nhanh là phải sử dụng nhiều phương thức xuất khẩu. Do đó các doanh nghiệp cần nghiên cứu xây dựng thêm nhiều phương thức xuất khẩu khác như Thương mại điện tử, Tổ chức hệ thống phân phối trực tiếp tại Châu Âu.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)