Tổng quan tình hình nghiên cứu PAG

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự biến động của glycoprotein thời kỳ có chửa và lactogen nhau thai ở trâu đầm lầy việt nam (bubalus bubalis) (Trang 30 - 34)

Từ năm 1982, Butler và cộng sự [32] đã phân lập được hai protein đặc hiệu từ nhau thai bò bằng phương pháp tạo các kháng huyết thanh kháng toàn bộ các protein của nhau thai và sau đó sử dụng mô sinh dưỡng để gắn kết với các kháng huyết thanh được tạo ra. Mục đích của việc này là để loại bỏ các

kháng thể kháng các protein không đặc hiệu nhau thai và chọn lọc các kháng thể đặc hiệu. Một trong số các protein này là protein đặc hiệu giai đoạn mang thai A (pregnancy specific protein- A - PSPA) có phân tử nặng 65-70 kDa,

điểm đẳng điện (isoelectric point – PI) khoảng 4.6-4.8, và có phản ứng đặc

trưng với α1-fetoprotein của bò trong xét nghiệm khuếch tán miễn dịch.

Protein thứ hai là protein đặc hiệu mang thai B (PSPB) có khối lượng phân tử 47-53 kDa, và các điểm đẳng điện 4.0-4.4. PSP-B và là một kháng nguyên

mới được phát hiện [32].

Vào năm 1988, Beckers và cộng sự [28] cơng bố cơng trình tinh sạch từ nhau thai bị một loại gonadotropin mới có khối lượng phân tử vào khoảng 30 kDa; loại gonadotropin này sau đó được xác định thuộc họ các proteinase

lập được một loại protein đặc hiệu trên bò đang mang thai với mức tinh sạch cao hơn và khơng có chức năng duy trì thể vàng [28]. Năm 1990, Zoli và cộng sự [184] thông báo kết quả phân lập từ nhau thai cừu một protein đặc trưng cho giai đoạn mang thai với khối lượng phân tử và điểm đẳng điện của protein tương tự khối lượng phân tử và điểm đẳng điện của PSPB (60 kDa và 5.5) [192]. Bằng phương pháp RIA đặc hiệu đánh giá độ tinh sạch của protein có chửa ở bị đã được Beckers và cộng sự mô tả (1988)[28].

Humblot và cộng sự (1988) [84] phân lập được một protein giai đoạn mang thai giống với protein đã được thông báo bởi Beckers và cộng sự (1988) [28]. Protein đặc hiệu có chửa này có khối lượng phân tử nặng 60 kDa và có tên là Protein huyết thanh giai đoạn mang thai 60 (pregnancy serum protein

60 - PSP60). Nó có 39 đầu NH2 trình tự amino acid được xác định dựa trên

cDNA của bPAG [176]. Hai đầu NH2 của PSP60 phản ứng với asparagine

trong cDNA của bPAG không xác định được do chúng có liên kết dạng

oligosaccharid. Phần lớn những protein bPAG và PSP60 là một trong 5 dạng biểu hiện của PSPB và có khối lượng khác nhau tùy theo cấu trúc phân tử.

Zoli và cộng sự cũng thông báo đã tinh sạch được một protein đặc

trưng nhau từ thai của thai bò [180]. Các tác giả đã sử dụng kháng huyết

thanh được tạo ra bởi Beckers và cộng sự (1988) [28] để đánh giá hoạt tính

của chúng. Sau quá trình tinh sạch qua các bước giải phóng mẫu, xử lý bằng

đệm (NH4)2SO4, gắn gel Diethyl Amino Ethyl (DEAE)-cellulose, rửa gel, sắc

ký lỏng cao áp (cột MonoQ và MonoP), các tác giả đã tách được một phân đoạn protein có khối lượng phân tử 67 kDa, và có 4 điểm đẳng điện là 4.4,

4.6, 5.2, 5.4. Nhóm tác giả gọi protein này là glycoprotein thời kỳ có chửa (pregnancy associated glycoprotein - PAG). Theo Zoli và cộng sự (1992) [181], PAG có trình tự đầu NH2 như sau: Arg-Gly-Ser-x-Leu-Thr-Thr-His-

miễn dịch là tương đối giống nhau, nhưng cả bốn đoạn protein này đều có

dạng có cấu trúc cơ bản [119; 120].

Năm 1997, Xie và cộng sự [178] đã tinh sạch được bốn dạng PAG có trọng lượng phân tử khác nhau từ môi trường nuôi cấy mô nhau thai cừu ở

ngày mang thai thứ 100. Bằng quá trình tinh sạch bao gồm các bước: kết tủa bằng dung dịch (NH4)2SO4, lọc qua gel sepharose blue, tiếp tục lọc qua gel DEAE-Sepharose, lọc phân đoạn bằng sắc ký cao áp lỏng (MonoS). Những

PAG này có phản ứng chéo với ba dạng kháng thể kháng PAG-1. Trọng

lượng phân tử của những protein này là: 55, 60, 61 và 65 kDa [178].

Vào những năm 1997-1998, Garbayo và cộng sự (1998) [57] đã phân

lập và mơ tả đặc tính khơng gian của ba phân tử PAG khác nhau từ nhau thai cừu. Quá trình phân lập và kiểm tra bằng RIA bất tương đồng, bao gồm việc hoà tan protein trong dung dịch đệm KH2PO4 có pH trung hồ, kết tủa bằng acidic và (NH4)2SO4, lọc qua gel và cột trao đổi ion. Ba PAG này có trình tự

acid amin khác nhau và khối lượng phân tử là 55, 59 và 62 kDa. Những protein này cũng có biểu hiện một vài dạng cấu trúc khác nhau đối với mỗi mức khối lượng phân tử: PAG55 (pI: 5.3, 5.1, 4.9; trình tự đầu NH2: Ile-Ser- Ser-Pro-Val-Ser-x-Leu-Thr-Ile), PAG59 (pI: 6.2, 5.9, 5.6; trình tự đầu NH2:

Arg-Gly-Ser-x-Leu-Thr-Thr-Leu-Pro-Leu) và PAG62 (pI: 5.1, 4.8; trình tự đầu NH2: Arg-Asp-Ser-x-Val-Thr-Ile-Val-Pro-Leu) [57].

Huang và cộng sự (1999) [82] cũng đã phân lập, tinh sạch và mơ tả đặc tính khơng gian của protein đặc hiệu mang thai từ nhau thai của nai sừng tấm Bắc Mỹ và nai Axet. Các tác giả đã sử dụng phương pháp PSPB - RIA để

giám sát q trình tinh sạch (phân lập, acid hố và kết tủa bằng (NH4)2SO4, lọc gel, trao đổi ion, sắc ký ái lực). Protein từ nhau thai nai sừng tấm Bắc Mỹ có khối lượng phân tử là 58 và 31 kDa, trong khi đó khối lượng phân tử của

Bằng chứng về sự có mặt của PAG-1 trong q trình mang thai trên bị zebu (Bos indicus) đã được thông báo bởi Sousa và cộng sự (2000) [142]. El Amiri và cộng sự (2000) [47] đã nghiên cứu phản ứng miễn dịch của dịch

chiết của nhau thai bò Bos taurus taurus và bò Bos taurus indicus bằng

phương pháp khuyếch tán miễn dịch đúp đồng tâm đối với hai kháng thể

kháng boPAG-1 và boPAG-2. Nhóm tác giả đã quan sát thấy các dịch chiết cho phản ứng kết tủa giống nhau đối với kháng thể kháng boPAG-1 (2 vạch

kết tủa). Trong khi đó, đối với phản ứng kháng kháng thể boPAG-2, các dịch chiết từ bò Bos taurus taurus cho 2 vạch kết tủa còn các dịch chiết từ bò Bos

taurus indicus chỉ cho 1 vạch kết tủa. Tiếp tục tinh sạch các dịch chiết theo

phương pháp của Zoli và cộng sự (1991) [180], tác giả đã thu được một loại protein có khối lượng phân tử 67 kDa, và có trình tự amino acid đầu N giống với boPAG-1.

El Amiri và cộng sự (2002) [48] cũng đã thông báo kết quả nghiên cứu phân lập và mô tả đặc điểm cấu trúc của PAG từ nhau thai của cừu. Sử dụng phương pháp RIA bất tương đồng đối với phản ứng miễn dịch của từng phân

đoạn sau khi được phân lập, các tác giả này đã công bố ba dạng PAG ở cừu

mang thai là: ovPAG55 (pI: 4.0, 4.3, 4.7, 5.0, 5.9), ovPAG57 (pI: 4.1, 4.5, 5.5), và ovPAG59 (pI: 4.5, 4.8, 5.0).

Gần đây, phương pháp được sử dụng trong các nghiên cứu tách chiết

PAG thường dùng gel Vicia villosa [97; 98; 99]. Do vậy, phương pháp sắc ký hấp phụ lectin-based có thể là cơng cụ hữu dụng trong việc làm giàu PAG từ quá trình tách chiết từ nhau thai các loài nhai lại [98; 96]. kết quả tinh sạch PAG trên trâu được Barbato và cộng sự [18] thông báo lần đầu tiên Vào năm 2003. Đến năm 2005, Singh và cộng sự [140] có thơng báo về đặc điểm điện di của dịch chiết từ nhau trâu Ấn Độ. Tuy nhiên trong nghiên cứu này nhóm tác giả đã không nêu phương pháp tinh sạch. Năm 2006, Carvalho và cộng sự

(2006) [34] đã sử dụng phương pháp dùng gel Vicia villosa agarose và kỹ

thuật sắc ký hấp thụ để làm giàu các protein PAG từ hợp bào nhau thai trâu

sữa Italia. Những nghiên cứu này đã dẫn đến giả thuyết phân tử PAG có nhiều dạng biểu hiện khác nhau. Năm 2008, Barbato và cộng sự [19] đã thông báo về kết quả tinh sạch được PAG mới từ nhau thai trâu bằng phương pháp Vicia

villosa agarose sắc k ý hấp phụ.

Đối với các loài động vật nhai lại hoang dã, các kháng nguyên huyết

thanh giống với PAG hay PSPB đã được tìm thấy trong máu ngoại vi của

nhiều loài như hươu la (mule deer) [168], hươu tai trắng [168; 116], dê núi [81], hươu đỏ [69], hươu xạ [130], bò Bison [70], nai [69; 83], hươu sao [164; 165], nai sừng tấm [83; 164], hươu hoang dã [164; 167] và tuần lộc [131; 128]. Gần đây việc tinh sạch và mô tả đặc điểm của protein đặc hiệu có chửa mới trên các lồi bị bison [96], trâu [19], nai và nai sừng tấm [82] đã được

cơng bố; trình tự cDNA của một vài phân tử PAG (cePAG.1 tới .9) của hươu tai trắng [155] cũng đã được thông báo. Các kết quả này sẽ làm cơ sở cho các nghiên cứu mới liên quan đến hàm lượng PAG trong máu ngoại vi, cấu trúc và hệ thống phát sinh gốc của họ lớn glycoprotein nhau thai biểu hiện aspartic proteinase glycoprotein [145].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự biến động của glycoprotein thời kỳ có chửa và lactogen nhau thai ở trâu đầm lầy việt nam (bubalus bubalis) (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)