Phương pháp đo tha

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự biến động của glycoprotein thời kỳ có chửa và lactogen nhau thai ở trâu đầm lầy việt nam (bubalus bubalis) (Trang 45 - 47)

Sau khi rạch tử cung để bộc lộ thai và tiến hành thu mẫu máu, đặt thai trên nền phẳng để các đốt sống cổ nằm trên một đường thẳng và chếch một

góc 45° so đầu (Hình 2.3). Tiến hành đo các chỉ số kích thước thai theo

Joubert (1956) [90] và Singh và cộng sự (1963) [138]. Đơn vị chiều dài tính bằng cm. Cân khối lượng thai bằng cân có độ nhạy tương ứng gram. Trong

nghiên cứu này, cùng với việc ghi nhận khối lượng và giới tính thai, chúng tơi

đã tiến hành khảo sát tổng số 16 chỉ số kích thước liên quan tới thai. Ví trí và

cách đo các chỉ số kích thước thai gồm (Hình 2.3):

1) Chiều dài đầu đuôi (CRL) được đo từ trán ở điểm cao nhất giữa hai mắt (A) tới cuống đuôi (B).

2) Chiều dài mũi – đuôi được đo theo đường cong dọc sống lưng từ mũi (C)

3) Chiều dài từ mắt - đuôi được đo theo đường cong dọc sống bằng thước

dây qua lưng từ trán (điểm giữa 2 mắt) (A) tới cuống đuôi (B).

4) Chiều dài tai - đuôi được đo từ đỉnh đầu ngang hai tai theo đường cong dọc sống (giữa 2 tai) (D) tới cuống đuôi (B).

5) Chiều dài đầu được đo từ đỉnh của đầu (D) đến mũi (C). 6) Chiều rộng đầu là khoảng cách giữa 2 điểm trước tai.

7) Chiều rộng mặt được đo bằng thước kẹp vuông giữa 2 mắt. 8) Chu vi đầu được đo ở vị trí lớn nhất của đầu.

9) Chiều dài than chéo được đo từ bướu xương bả vai (E) tới cuống đuôi. 10) Độ sâu ngực được đo thẳng tới xương sườn thứ 6 (ngay sau chân trước)

từ mặt ngoài của sống lưng (G) đến viền bụng của ương ức (H). 11) Chu vi ngực được đo bằng thước dây song song với xương sườn số 6, từ

điểm (I) tới (J).

12) Chu vi rốn được đo bằng thước dây tại vị trí cuống rốn sát bụng. 13) Cẳng chân trước được đo từ điểm F tới điểm F1.

14) Đùi trước được đo từ điểm F1 tới điểm F2.

15) Cẳng chân trước được đo từ điểm H tới điểm H1 16) Đùi sau được đo từ điểm H1 tới điểm H2.

Độ tuổi thai được tính theo phương pháp ước lượng dựa vào tương

quan giữa thời gian mang thai với CRL, như mô tả bởi Singh và cộng sự (1963) [138] và Ali và Fahmy (2008)[10]. Các nghiên cứu trên trâu sông cho thấy tính ổn định của tương quan tỷ lệ của của chiều dài đầu - đuôi với tuổi thai trong suốt 3 tháng đầu tiên [10] và trong suốt thời kỳ mang thai [138]. Đây là cơ sở ổn định nhất để ước lượng tuổi thai trâu dựa trên số đo về kích

Hình 2.3. Các vị trí đo kích thước thai

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự biến động của glycoprotein thời kỳ có chửa và lactogen nhau thai ở trâu đầm lầy việt nam (bubalus bubalis) (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)