Chức năng của PAG

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự biến động của glycoprotein thời kỳ có chửa và lactogen nhau thai ở trâu đầm lầy việt nam (bubalus bubalis) (Trang 34 - 35)

Kết quả nghiên cứu cấu trúc phân tử [68] cho thấy PAG có ranh giới rõ ràng của vị trí kết hợp peptide (peptide-binding cleft) với cấu trúc thích hợp

đối với các gắn kết cơ bản liên quan đến các polypeptid kỵ nước. Những

nghiên cứu cũng dẫn đến giả thiết PAG không hoạt động như dạng enzyme phân huỷ protein.

Dựa vào kết quả thông báo trong các nghiên cứu khác nhau của Xie và cộng sự (1991) [176], Roberts và cộng sự (1996) [125] giả thiết rằng PAG có chức năng nội tiết và những protein này có khả năng gắn vào các thụ thể đặc

hiệu của các tế bào đặc hiệu. Nó cũng hoạt động giống những kênh truyền tín hiệu độc lập như trường hợp Pepstatin A. Bằng cách này, chúng có thể có

hoạt động như một kênh vận chuyển các phân tử qua màng tế bào. Những gắn kết đặc hiệu của các phân tử PAG khác nhau là khác nhau và có thể làm thay

đổi chức năng chính của chúng. Roberts và cộng sự (1996) [125] giả thuyết

rằng PAG có thể cạnh tranh với phức hệ tương hợp mô chủ yếu (major histocompatibility complex- MHC) trong trình diện peptid của quá trình trình diện kháng nguyên.

Vai trò nội tiết của PSPB đã được Austin và cộng sự (1999) [16] đề

xuất, nhóm nghiên cứu đã quan sát thấy hàm lượng PSPB tăng lên khi nhau thai giải phóng alpha chemokine vốn được xác định là protein-2 hoá định

hướng tế bào hạt (granulocyte chemotactic protein-2). Giống với protein-2 hoá định hướng tế bào hạt, PSPB cũng xuất hiện trong tác động cảm ứng IFN- tau trong giai đoạn sớm của q trình mang thai. Ngồi việc kết hợp với q trình làm tổ, PAG cũng có thể liên quan đến quá trình co tử cung sau khi sinh.

Del Vecchio và cộng sự [90; 91] đã bổ sung PAG-1 vào môi trường

nuôi tế bào thể vàng để nghiên cứu tác động của nó lên quá trình tổng hợp

progesteron, PGF2alpha, PGE2 và oxytocin. Các tác giả đưa ra giả định PSPB khơng kích thích trực tiếp lên quá trình tạo P4, mà kích thích q trình tạo PGE2 là một chất có tiềm năng kích thích thể vàng tạo P4 [90]. Trong những thí nghiệm khác trên tế bào thể vàng nhóm nghiên cứu nhận thấy xử lý PSPB làm tăng tiết P4 [91], tương tự như thông báo của Weems và cộng sự (1998) [162] về sự tác động của PSPB lên q trình tạo P4 của thể vàng bị vào giữa thai kỳ. Những nghiên cứu này dẫn đến kết luận rằng PSPB khơng có vai trị trực tiếp trong việc duy trì thể vàng trong suốt quá trình mang thai.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự biến động của glycoprotein thời kỳ có chửa và lactogen nhau thai ở trâu đầm lầy việt nam (bubalus bubalis) (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)