) Dài thân chéo Chu vi ngực
3.2.3. Hàm lượng PAG khi định lượng bằng ba hệ thống RIA
Nghiên cứu so sánh hệ thống RIA sử dụng các kháng thể khác nhau nhằm tìm ra phương pháp tối ưu trong định lượng PAG của các loại dịch mẫu
đã được tiến hành bởi các nhóm tác giả khác nhau [119; 17]. Perenyi và cộng
sự (2002) [119] đã định lượng hàm lượng PAG của bò sữa bằng ba loại kháng thể khác nhau là kháng thể kháng PAG bò (RIA 1- PAG I67), kháng thể kháng PAG dê PAG55-62 (RIA 2) và PAG55-59 (RIA 3). Nghiên cứu này cho thấy đối với huyết tương bò khi sử dụng hệ thống định lượng RIA 2 và RIA 3 cho kết quả hàm lượng PAG cao hơn so với hệ thống định lượng RIA1. Gonzalez và cộng sự (1999) [61] đã định lượng hàm lượng PAG trên dê bằng ba hệ thống RIA bất tương đồng với các kháng thể kháng PAG cừu, kháng thể kháng
PAG dê RIA-PAG55-62, RIA- PAG55-59 và hai hệ thống RIA tương đồng sử
dụng PAG dê PAG55-62 và PAG55-59 làm chất gắn phóng xạ.
Debenedetti và cộng sự (2001) [39] cũng đã mô tả tương quan của hàm lượng PAG của trâu sông bằng phương pháp định lượng với các hệ RIA khác nhau. Để đánh giá khả năng sử dụng các kháng thể loài khác để định lượng
tương đồng của các loại mẫu khác nhau như huyết tương thai, huyết tương
trâu mẹ, dịch ối và dịch niệu với đường chuẩn. Phần nghiên cứu này được tiến hành với ba hệ thống RIA gồm: RIA 1 sử dụng kháng thể kháng PAG bò (As#497), RIA 2 sử dụng kháng thể kháng PAG dê (As#706) và RIA 3 sử dụng kháng thể kháng PAG trâu sữa (As#859).
Giá trị trung bình của PAG trong các loại mẫu của trâu đầm lầy được định lượng bằng phương pháp khác nhau được giới thiệu ở bảng 3.15. Trong
huyết tương trâu và huyết tương bào thai, hệ thống RIA 1 cho kết quả hàm lượng PAG đều thấp hơn rõ rệt khi định lượng bằng (P<0,05). Kết quả này
tương đồng với kết quả nghiên cứu định lượng PAG trên máu ngoại vi của bò của Perenyi và cs., (2002)[119]; Ayad và cs., (2007)[17]; hàm lượng PAG đo
được bằng hệ thống RIA 1 (As#497) cũng luôn thấp hơn so với hàm lượng đo được bằng hệ thống RIA 2 (As#706). Trong nghiên cứu này, chúng tôi
cũng nhận thấy khơng có sự khác biệt hàm lượng PAG trong máu thai và màu trâu (P<0,05), trong khi đó hàm lượng PAG trong dịch ối và dịch niệu rất biến
động. Hàm lượng PAG trong dịch ối và dịch niệu đều giống nhau khi định
lượng bằng hai hệ thống RIA 1 và RIA 3 nhưng thấp hơn so với hệ thống RIA 2 (P<0,05).
Bảng 3.15. Hàm lượng PAG trong các loại mẫu khác nhau của trâu được định lượng bằng ba hệ thống RIA
Loại mẫu N RIA 1 (ng/ml)
RIA 2 (ng/ml)
RIA 3 (ng/ml) Huyết thanh trâu 51 15,5 ± 9,8 a 21,8 ± 17,2b 25,0 ± 15,8b Huyết thanh thai 67 16,1 ± 14,5 a 20,2 ± 20,3b 21,9 ± 26,0b Dịch niệu 62 5,8 ± 7,3 12,7 ± 16,6 6,4 ± 9,0 Dịch ối 56 8,0 ± 11,8 24,0 ± 49,0 9,4 ± 18,6 a, b các ký hiệu khác nhau trong một dòng cho thấy sự tương đồng về giá trị.
Mối tương quan của hàm lượng PAG trong huyết tương trâu được định lượng bằng ba hệ thống được trình bày ở hình 3.16 và bảng 3.16. Nhìn chung, hệ số tương quan giữa các hệ thống đều rất chặt (r đều lớn hơn 0,90). Hình
3.16 cho thấy hệ thống RIA 2 và RIA 3 có sự tương đồng cao nhất.
020 20 40 60 80 0 20 40 60 80 PAG (ng/ml) P A G ( ng /m l)
RIA 2 - RIA 1 RIA 2- RIA 3 RIA 1 - RIA 3
Hình 3.16. Tương quan của hàm lượng PAG trong huyết tương trâu khi định lượng bằng ba hệ thống RIA.
Phương trình hồi quy tối ưu mơ tả mối tương quan là phương trình bậc nhất y = ax + b trong đó X, Y là hàm lượng PAG được định lượng bằng ba hệ thống RIA. Độ nghiêng của các phương trình giao động từ 0,6565 tới 1,4817 và hệ số tương quan rất cao (r > 0,90) điều này chứng tỏ mối tương quan giữa chúng là tương quan rất chặt.
Bảng 3.16. Phương trình hồi quy mối tương quan của hàm lượng PAG trong huyết tương trâu được định lượng bằng ba hệ thống RIA
Hệ thống định lượng Phương trình hồi quy R RIA 2 và RIA 1 y = 0,6565x + 1,7878 0,90 RIA 2 và RIA 3 y = 1,1113x + 1,6296 0,95 RIA 1 và RIA 3 y = 1,4817x + 1,6702 0,92 Phương trình hồi quy của hàm lượng PAG trong huyết tương thai được
định lượng bằng ba hệ thống được trình bày ở hình 3.17 và bảng 3.17. Nhìn
chung, hệ số tương quan giữa chúng đều rất cao (r đều lớn hơn 0,97), điều này chứng tỏ tương quan của chúng rất chặt. Phương trình hồi quy tối ưu cho mối tương quan giữa hàm lượng PAG thu được từ các hệ thống định lượng khác
nhau là dạng phương trình bậc nhất y = ax + b trong đó X, Y là hàm lượng PAG được định lượng bằng các hệ thống khác nhau.
0 20 40 60 80 100 120 140 160 0 20 40 60 80 100 120 140 160 PAG (ng/ml) P A G ( n g /m l) RIA2-RIA1 RIA2-RIA3 RIA1-RIA3
Hình 3.17. Tương quan giữa hàm lương PAG trong huyết tương thai được
Bảng 3.17. Phương trình hồi quy mối tương quan của hàm lượng PAG trong huyết tương thai được định lượng bằng ba hệ thống RIA
Hệ thống định lượng Phương trình hồi quy R RIA 2 và RIA 1 y = 0,6912x + 2,151 0,97 RIA 2 và RIA 3 y = 1,241x – 3,0093 0,97 RIA 1 và RIA 3 y = 1,7774x – 6,6249 0,99 Phương trình hồi quy của hàm lượng PAG trong dịch niệu được định
lượng bằng ba hệ thống được trình bày ở hình 3.18 và bảng 3.18. Dựa vào đồ thị hình 3.18 chúng ta có thể nhận thấy hàm lượng PAG được định lượng
bằng hệ thống RIA 1 và RIA 3 có sự tương đồng, trong khi hàm lượng PAG khi định lượng bằng hệ thống RIA 2 có sự cao hơn rõ rệt. Trong nhiều mẫu
hàm lượng PAG trong hệ thống RIA 2 cao hơn 2 đến 3 lần so với hai hệ thống còn lại. 0 20 40 60 80 100 0 20 40 60 80 100 PAG (ng/ml) PA G ( ng /m
l) RIA 2 - RIA 1 RIA 2 - RIA 3 RIA 1 - RIA 3
Phương trình hồi quy tối ưu cho mối tương quan của các hệ thống RIA cho dịch niệu là dạng phương trình bậc nhất y = ax + b trong đó X, Y là hàm lượng PAG được định lượng bằng các hệ thống khác nhau. Tương quan chặt nhất thể hiện trong tương quan giữa hệ thống RIA 1 và RIA 3 là cao nhất (r = 0,96).
Bảng 3.18. Phương trình hồi quy mối tương quan của hàm lượng PAG trong dịch niệu được định lượng bằng ba hệ thống RIA
Hệ thống định lượng Phương trình hồi quy R RIA 2 và RIA 1 y = 0,3752x + 1,0519 0,85 RIA 2 và RIA 3 y = 0,4929x + 0,1225 0,91 RIA 1 và RIA 3 y = 1,1827x – 0,4908 0,96 0 50 100 150 200 250 300 350 0 50 100 150 200 250 300 350 PAG (ng/ml) PA G ( ng /m l)
RIA 2- RIA 1 RIA 2- RIA 3 RIA 1 - RIA 3
Hình 3.19. Tương quan giữa hàm lương PAG trong dịch ối được định lượng bằng ba hệ thống RIA
Phương trình hồi quy của hàm lượng PAG trong dịch ối được định
lượng bằng ba hệ thống được trình bày ở hình 3.19 và bảng 3.19. Dựa vào đồ thị hình 3.19 chúng ta có thể nhận thấy hàm lượng PAG được định lượng
bằng hệ thống RIA 1 và RIA 3 có sự tương đồng, trong khi hàm lượng PAG khi định lượng bằng hệ thống RIA 2 có sự cao hơn rõ rệt, trong đó đặc biệt có một mẫu cao hơn gần rõ rệt.
Phương trình hồi quy tối ưu tương quan giữa hàm lượng PAG trong
dich ối thu được bằng các hệ thống RIA khác nhau là dạng phương trình bậc nhất y = ax + b trong đó X, Y là hàm lượng PAG được định lượng bằng các hệ thống khác nhau. Độ nghiêng trong các phương trình giao động từ 0,2569 tới 1,5575 và hệ số tương quan rất cao.
Bảng 3.19. Phương trình hồi quy mối tương quan của hàm lượng PAG trong dịch ối được định lượng bằng ba hệ thống RIA
Hệ thống định lượng Phương trình hồi quy R RIA 2 và RIA 1 y = 0,2569x + 2,8633 0,97 RIA 2 và RIA 3 y = 0,4093x + 1,2305 0,98 RIA 1 và RIA 3 y = 1,5575x – 2,9015 0,99 Hàm lượng PAG trong huyết tương trâu thu được khi định lượng bằng hệ thống RIA 3 (sử dụng kháng thể As#859 - kháng PAG trâu), cao hơn sử khi sử dụng hệ thống RIA 2 (sử dụng kháng thể As#706 – kháng PAG dê) và hệ thống RIA 1 (sử dụng kháng thể As#497 – kháng PAG bị) (bảng 3.15). Trong khi đó đối với huyết tương bò, hàm lượng PAG thu được khi định
lượng bằng hệ thống RIA sử dụng kháng thể As#706 và As#hỗn hợp kháng PAG trộn lẫn đều cao hơn so với hệ thống sử dụng kháng thể As#497 (kháng PAG bò) [17]. Gần đây El Amiri và cộng sự (2007) [49] đã dùng hệ thống
nghiên cứu của Ledezma-Torres và cộng sự (2006) [102] khi sử dụng kháng thể kháng PAG dê (PAG55+59, As#708).
Hàm lượng PAG trong các mẫu thường biến động khi sử dụng các hệ thống định lượng khác nhau [145]. Debenedetti và cộng sự (2001) [39] đã tiến hành thử nghiệm so sánh khả năng định lượng PAG trên trâu sông bằng các hệ thống RIA sử dụng kháng thể kháng PAG bò (PAG67 kDa), PAG dê (PAG55+59 kDa) và PAG dê (PAG55+62 kDa). Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng PAG cao hơn trong trường hợp việc định lượng được tiến hành với hệ thống RIA sử dụng kháng thể kháng PAG dê [187]. Hàm lượng PAG trong dịch niệu và dịch ối trâu đầm lầy khi định lượng bằng hệ thống RIA sử dụng kháng thể kháng PAG dê cao hơn so với kết quả định lượng bằng hệ thống
RIA sử dụng các loại kháng thể khác [73]. Gần đây, Karen và cộng sự (2007) [94] đã thông báo kết quả sử dụng PAG bò (làm protein gắn kết phóng xạ và làm chuẩn) với kháng thể thỏ kháng PAG dê (As#706) để nghiên cứu chẩn đoán mang thai sớm bằng định lượng PAG trên trâu sông Ai Cập.
El Amiri và cộng sự (2007) [49] dựa vào tính tương đồng của đường
chuẩn trong phương pháp sử dụng kháng thể khác loài với một dãy pha loãng các loại mẫu khác nhau, cũng như so sánh về hàm lượng và tính tương quan của các hệ thống định lượng đã đi đến kết luận khả năng định lượng PAG
bằng phương pháp tương đồng và bất tương đồng là tương đương. Từ kết quả về sự tương đồng của các loại mẫu vật với đường chuẩn trong phương pháp RIA và hàm lượng PAG trong các mẫu, chúng tơi nhận thấy có thể sử dụng kháng thể khác loài để định lượng PAG trên các mẫu vật của trâu đầm lầy