Định lượng PAG trong mẫu máu bò bằng các kháng thể kháng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự biến động của glycoprotein thời kỳ có chửa và lactogen nhau thai ở trâu đầm lầy việt nam (bubalus bubalis) (Trang 93 - 96)

) Dài thân chéo Chu vi ngực

3.2.5. Định lượng PAG trong mẫu máu bò bằng các kháng thể kháng

PAG khác loài.

Trong nghiên cứu đánh giá tương đồng của kháng thể kháng PAG trâu với các mẫu máu bị, chúng tơi đã tiến hành so sánh tính tương đồng của

kháng thể với một dãy pha lỗng mẫu máu có hàm lượng PAG cao. Hình 3.25 thể hiện sự tương đồng của kháng thể và mẫu vật trong hai hệ thống RIA sử dụng kháng thể kháng PAG trâu và dê. Kết quả phân tích 437 mẫu huyết tương bị trong nghiên cứu chẩn đốn mang thai sớm được trình bày ở bảng

3.20. Kết quả này cho thấy tỷ lệ chẩn đốn âm tính trong hệ thống sử dụng kháng thể kháng PAG trâu (As#859) cao hơn rõ ràng (P < 0,05) so với hai hệ thống còn lại và tỷ lệ nghi ngờ của hệ thống này cũng thấp nhất.

Hình 3.24. Tương quan giữa hàm lượng PAG ở thai bò với tuổi thai ước lượng [181]

Đường chuẩn được tính tốn bằng đường nối tỷ lệ gắn kết (B/B0) với

logarit hàm lượng PAG chuẩn đã biết hàm lượng. B/B0 là tỷ lệ của phản ứng gắn PL gắn phóng xạ với mẫu vật so với đối chứng khơng (Bo). Trong dãy

pha lỗng: mẫu được pha theo các tỷ lệ: 1/1, 1/2, 1/4, 1/8, 1/16, 1/32 và 1/64.

As 706 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 0.1 1 10 100

[PAG] ng/m l hoặc độ pha loãng

B /B 0 ( % ) PAG chuẩn Mẫu 1 Mẫu 2 As 859 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 0.1 1 10 100

[PAG] ng/m l hoặc độ pha loãng

B /B 0 ( % ) PAG chuẩn Mẫu 1 Mẫu 2

Hình 3.25. Đường chuẩn PAG bị với dãy pha lỗng mẫu huyết tương bò

trong phương pháp định lượng bằng RIA có ủ trước kháng thể kháng PAG

của dê và trâu. a) kháng thể kháng PAG dê (As#706); b) kháng thể kháng PAG trâu (As#859).

Theo nghiên cứu của Szenci và cộng sự (1998)[148], bị được chẩn đốn mang thai dương tính khi hàm lượng PAG trong huyết tương cao hơn

0,8 ng/mL và cao hơn so với nghiên cứu trước đó của Humblot và cộng sự

(1988) là 0,5ng/ml. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chẩn đốn bị mang thai dựa vào hàm lượng PAG trong máu ngoại vi theo kết luận của Szenci và cộng sự (1998)[148], các mẫu âm tính là các mẫu có hàm lượng PAG nhỏ hơn 0,6 ng/ml, các mẫu đang nghi ngờ là mẫu có hàm lượng PAG từ 0,6 đến 0,8

ng/ml và các mẫu được kết luận là dương tính khi mẫu có hàm lượng PAG

lớn hơn 0,8mg/ml.

Bảng 3.20. Kết quả chẩn đốn có chửa của mẫu huyết tương bị Kháng thể Âm tính N (%) Nghi ngờ N (%) Dương tính N (%) As#459 (RIA 1) 121 (27,69) 8 (1,83) 308 (70,48) As#706 (RIA 2) 123 (28,15) 5 (1,14) 309 (70,71) As#859 (RIA 3) 129 (29,52) 2 (0,46) 306 (70,02)

Hàm lượng PAG trung bình trong khoảng định lượng tối ưu (từ ED-80 tới ED-20) khơng có sự khác nhau giữa hai hệ thống RIA 1 và RIA 3 (lần lượt là 3,07 ± 2,00 và 3,16 ± 2,77 ng/ml) và thấp hơn so với hệ thống RIA 2 (5,40 ± 7,59 ng/ml). Phương trình thể hiện các mối tương quan của ba hệ thống

được trình bày ở hình 3.26 và bảng 3.21. Nhìn chung, tương quan của cả ba

hệ thống đều rất chặt. Tuy nhiên, độ tương đồng cao nhất thể hiện giữa hai

kháng thể kháng PAG bò và kháng thể kháng PAG trâu với hệ số tương quan của phương trình hồi quy đạt tới 0,97.

0 2 4 6 8 10 12 14 0 2 4 6 8 10 12 14 [PAG] ng/ml [P A G ] ng /m l

RIA 1- RIA2 RIA 1 - RIA 3 RIA 2 - RIA 3

Bảng 3.21. Phương trình hồi quy mổ tả tương quan của ba hệ thống RIA. Mối tương quan Phương trình hồi quy R2

RIA 1-RIA 2 y = 1,5513x + 0,6452 0,6778 RIA 1-RIA 3 Y = 1,0525x – 0,125 0,9364 RIA 2-RIA 3 Y = 0,5245x + 0,2995 0,731

Theo những nghiên cứu trước đây trên bò [119; 17], hàm lượng PAG định lượng bằng hệ thống RIA 2 luôn cao hơn trong hệ thống RIA 1. Theo

Perenyi và cộng sự (2002b) [120] hệ số tương quan giữa hai hệ thống RIA 1 và RIA 2, được xác định giao động từ 0,922 tới 0,94. Trong nghiên cứu của

chúng tôi, kết qủa định lượng hàm lượng PAG bằng hai hệ thống RIA 1 và RIA 3 thể hiện độ tương đồng rất cao (0.94). Hệ số tương quan này cao hơn nhiều so với hệ số tương quan ghi nhận được giữa hàm lượng PAG khi định

lượng bằng hai hệ thống RIA 1 với RIA 2 (0,67) và hệ thống RIA 2 với RIA 3 (0,73). Hình 3.26 cho thấy độ tương đồng rất cao của hai hệ thống RIA 1 và

RIA 3.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự biến động của glycoprotein thời kỳ có chửa và lactogen nhau thai ở trâu đầm lầy việt nam (bubalus bubalis) (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)