Chẩn đốn có thai sớm trên trâu bằng phương pháp định lượng PAG

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự biến động của glycoprotein thời kỳ có chửa và lactogen nhau thai ở trâu đầm lầy việt nam (bubalus bubalis) (Trang 109 - 111)

) Dài thân chéo Chu vi ngực

3.3.4. Chẩn đốn có thai sớm trên trâu bằng phương pháp định lượng PAG

PAG

Kết quả sử dụng phương pháp xác định hàm lượng PAG để chẩn đoán mang thai sớm trên trâu đầm lầy được trình bày ở bảng 3.30. Kết quả chẩn đốn mang thai được chia theo các nhóm âm tính, nghi ngờ và dương tính dựa

trên hàm lượng PAG lần lượt theo các mức dưới 0,6 ng/ml; từ 0,6 ng/ml đến dưới 0,8 ng/ml và lớn hơn 0,8 ng/ml. Đối chiếu với kết quả khám thai qua

trực tràng và số nghé con được sinh ra, chúng tơi nhận thấy phương pháp này có thể đạt độ chính xác 100% nếu việc chẩn đốn được tiến hành từ ngày thứ 40 kể từ thời điểm thụ tinh nhân tạo [74].

Bảng 3.30. Kết quả chẩn đốn có chửa trên trâu dựa vào định lượng PAG Kết quả chẩn đoán Ngày thứ 20 N (%) Ngày thứ 25 N (%) Ngày thứ 40 N (%) Ngày thứ 45 N (%) Âm tính (%) 18 (60 15 (50) 13 (43) 13 (43) Nghi ngờ (%) 9 (30) 10 (33) 0 0 Dương tính (%) 3 (10) 5 (17) 17 (57) 17 (57) Tổng số 30 (100) 30 (100) 30 (100) 30 (100)

Phương pháp định lượng PAG bằng ELISA đã được phát triển nhằm

mục đích dùng để chẩn đốn mang thai sớm trên bò [66]. Silva và cs (2007) [137] đã so sánh độ chính xác của hai phương pháp chẩn đốn mang thai trên bị sữa ở ngày thứ 27 sau thụ tinh nhân tạo là định lượng PAG trong huyết

tương bò bằng ELISA và siêu âm. Kết qủa cho thấy độ chính xác của phương pháp định lượng PAG bằng ELISA ở ngày thứ 27 đạt lần lượt là 93,7; 95,4 và 96,2% đối với các bò sữa được thụ tinh ở chu kỳ thứ nhất, thứ hai và thứ ba

sau sinh. So sánh chung của hai phương pháp, độ chính xác của phương pháp siêu âm và ELISA lần lượt là 0,87 và 0,90.

Tuy nhiên, do yêu cầu cần phải tăng khả năng chẩn đoán sớm hơn sau thời điểm thụ tinh và các thao tác phải dễ dàng trong ứng dụng thực tế, các cơ sở nghiên cứu đã liên tục cải tiến phương pháp ELISA để ngày càng đơn giản hơn. Hiện nay các bộ kit dùng sẵn ELISA để định lượng PAG (BioPRYNTM, BioTracking, Moscow, ID, Mỹ) có thể cho phép khẳng định tình trạng mang thai kể từ ngày thứ 30 sau thụ tinh nhân tạo hay giao phối trực tiếp đối với bò thịt và ngày thứ 28 đối với bò sữa [145].

Theo Karen và cộng sự (2007)[94], độ nhạy của phương pháp PAG-

RIA trên trâu rất thấp nếu việc chẩn đoán được thực hiện ở ngày thứ 19 – 24 (11,1%), sau đó tăng lên đến 80% ở ngày thứ 25 – 30 và đạt 100% ở ngày thứ 31–35 của quá trình mang thai. Kết quả này tương tự thơng báo của Malfatti và cộng sự (2001)[107], khi sử dụng phương pháp định lượng PAG để xác định mang thai trên bò sữa. Khi nghiên cứu trên bò sữa, Malfatti và cộng sự

(2001)[107] khẳng định có thể xác định bị mang thai ở ngày thứ 20 – 25 với

độ chính xác đạt 33%, trong khi ở ngày thứ 35 của thai kỳ 91% bị chửa có

mức PAG cao hơn ngưỡng chẩn đoán mang thai. PAG được tổng hợp bởi tế bào hợp bào nhau thai kể từ khi các tế bào hợp bào nhau thai bắt đầu di cư vào thành tử cung, xung quanh thời điểm làm tổ của phôi. Giai đoạn này

tương đương ngày thứ 19–24 trong thai kỳ ở bò. Hàm lượng PAG ở giai đoạn này rất thấp, do đó tần số chẩn đốn nhầm và âm tính rất cao (8/9) và khơng có sự sai khác giữa chẩn đốn bằng siêu âm và bằng phương pháp kiểm tra PAG - RIA trên trâu từ ngày 19 đến ngày thứ 55 sau thụ tinh nhân tạo [94]. Phương pháp định lượng PAG bằng RIA có thể ứng dụng để chẩn đốn mang thai trên trâu vào khoảng ngày thứ 19 đến 55 sau thụ tinh với độ chính xác

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự biến động của glycoprotein thời kỳ có chửa và lactogen nhau thai ở trâu đầm lầy việt nam (bubalus bubalis) (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)