Chức năng PL

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự biến động của glycoprotein thời kỳ có chửa và lactogen nhau thai ở trâu đầm lầy việt nam (bubalus bubalis) (Trang 40 - 43)

Hocmon PL lưu thơng cả trong hệ tuần hồn của mẹ và thai. Đối với

các loài linh trưởng, PL là hocmon thuộc tuyến yên và duy trì trong suốt quá trình mang thai. Chức năng của PL liên quan đến sự tăng trưởng của thai, sự trao đổi chất và kích thích tiết sữa ở cơ thể mẹ [158]. Đối với các động vật

nhai lại PL đã được xem là có vai trị trung gian trong trao đổi chất, kích thích tăng trưởng của thai, tăng trưởng của tuyến sữa và kích thích tiết và tổng hợp các hocmon steroid từ buồng trứng. Mặc dù vậy cho đến nay, vai trò của

chúng trong quá trình mang thai vẫn chưa được làm rõ. Hàm lượng PL biến

động rất lớn ở các cá thể khác nhau nhưng đều không ảnh hưởng nghiêm

trọng đến sự sống của thai. Hơn nữa, do hàm lượng của chúng rất thấp nên rất khó tinh sạch một lượng hocmon PL tự nhiên đủ lớn để tiến hành các nghiên cứu kiểm tra hoạt tính sinh học trong điều kiện in vivo đối với loài các loài gia súc. Việc sản xuất được rPL bò [32] và rPL cừu [36] đã tạo ra thuận lợi rất

lớn trong các nghiên cứu tìm hiểu chức năng của PL trên các loài nhai lại.

Ở giai đoạn mang thai hàm lượng mARN của PL trong huyết thanh và

trong núm nhau cừu chiếm tới 80% mARN tổng số trong các loại mẫu này [93]. Nghiên cứu tìm hiểu chức năng của oPL trên cừu đã được tiến hành theo một số phương thức như: định lượng oPL trong các điều kiện chăn nuôi bị

giới hạn về dinh dưỡng và chăm sóc [28; 21], hoặc nghiên cứu tương quan hàm lượng oPL lưu thông trong máu mẹ và thai [37; 135]. Các nghiên cứu trên cho thấy oPL liên quan chặt chẽ với sự phát triển của thai, có tác dụng kích thích thai tăng cường trao đổi chất. Mặc dù đây vẫn chưa phải là một kết luận chính thức [13], nhưng nghiên cứu của những tác giả này dẫn đến giả

bổ sung oPL thông qua thức ăn cho cừu cũng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng

và phát triển của thai [110].

Lý do chính trong việc chưa đánh giá rõ vai trò sinh học của oPL đối

với sự phát triển của thai là thí nghiệm cắt bỏ tuyến nội tiết theo kiểu kinh

điển không thể áp dụng được đối với nhau thai. Phản ứng miễn dịch kháng lại

các hocmon của chính cơ thể sẽ hạn chế hoặc thúc đẩy hoạt động của hocmon nội sinh và điều này đã được ứng dụng để nghiên cứu vai trò sinh lý của một vài hocmon [78]. Để nghiên cứu vai trò sinh lý của oPL trong suốt quá trình mang thai và quá trình cho sữa, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm gây miễn dịch chống lại oPL tái tổ hợp trên cừu con 5 tháng tuổi [104]. Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả những cừu này đều đáp ứng miễn dịch kháng oPL. Biểu hiện đáp ứng miễn dịch kháng oPL khơng tác động đến q trình

thụ thai và mang thai. Tương tự như nhóm cừu đối chứng, hàm lượng oPL

trong huyết tương của cừu được gây miễn dịch ln tăng lên trong q trình mang thai. Tuy nhiên, đến ngày thứ 130 của thai kỳ, hoạt tính sinh học của oPL ở những cừu được gây miễn dịch cao hơn so với nhóm cừu đối chứng. Mặc dù trên thực tế, khoảng 50% oPL trong máu cừu được gây miễn dịch có gắn kết với kháng thể kháng oPL.

Miễn dịch kháng oPL làm tăng tăng khối lượng cơ thể cừu sơ sinh. So với nhóm đối chứng khối lượng thai sơ sinh của nhóm cừu được xử lý miễn dịch tăng 10, 17 và 39% đối với các trường hợp sinh một, sinh đơi, sinh ba

hay nhiều hơn. Ngồi ra, cừu gây miễn dịch cũng cho lượng sữa nhiều hơn so với nhóm đối chứng. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy sự biến đổi mức độ tổng hợp oPL khơng thể tác động lên q trình sinh sản của cừu nhưng nó làm tăng sự phát triển của thai và hoạt động tuyến sữa trước khi sinh cũng như quá trình tạo sữa trong giai đoạn sau đó [64].

1.3.3. Biểu hiện của PL ở các động vật nhai lại

Hocmon PL cừu thuộc dạng deglycosylat, đó là một chuỗi đơn 23-kDa, protein gồm 198 amino acid có ba cầu liên kết S–S. So sánh trình tự cDNA của PL của cừu với PL của dê, PL của bò, PRL của cừu và PL-II của chuột cho thấy có sự giống nhau tương ứng ở các mức độ 86 %, 67%, 49% và 31%. Trong khi mức độ giống nhau giữa trình tự PL của cừu với PL của người và hocmon tăng trưởng (GH) của người lại thấp hơn (25–28%). Nhưng ngược lại, tỷ lệ giống nhau của trình tự amino amin giữa oPRL và bPRL hay giữa oGH và bGH là hơn 98%. Căn cứ vào sự biểu hiện hocmon và phương thức tác động của chúng, Biener và cộng sự (2003) [24] nhận định PL của các lồi nhai lại ít quan trọng hơn so với PRL hay GH.

Ngày nay, những nghiên cứu hàm lượng protein nhau thai được quan

tâm hơn, đặc biệt là biểu hiện của PL trong các thí nghiêm cấy phơi nhân bản vơ tính [76; 118; 122]. Đối với các nhau thai phát triển khơng bình thường

hàm lượng bPL thường tăng cao từ ngày thứ 60 đến ngày thứ 100 của quá

trình mang thai [118]. Sự biến động này liên quan sự phát triển bất thường

của nhau thai và có thể có nguyên nhân từ nhân bản vơ tính [76; 35]. Độ đặc hiệu và độ nhạy của các phân tích định lượng là yếu tố cần thiết để đánh giá biến động của PL. Năm 2007, Alvarez-Oxiley và cộng sự [11; 12] đã thiết kế một nghiên cứu nhằm so sánh khả năng định lượng của các hệ thống RIA sử dụng kháng thể kháng PL tự nhiên và kháng PL tái tổ hợp trong việc định

lượng PL thai. Dựa vào kết quả thu được, nhóm nghiên cứu kết luận cả hai hệ thống RIA đều có thể đủ độ nhạy cần thiết để định lượng PL trong máu thai

Chương 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự biến động của glycoprotein thời kỳ có chửa và lactogen nhau thai ở trâu đầm lầy việt nam (bubalus bubalis) (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)