Biểu hiện của PAG ở các động vật nhai lạ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự biến động của glycoprotein thời kỳ có chửa và lactogen nhau thai ở trâu đầm lầy việt nam (bubalus bubalis) (Trang 35 - 37)

Nghiên cứu trình tự của PAG đã được thực hiện bởi Green và cộng sự

(2000) [65]. Các tác giả nhận thấy biểu hiện cấu trúc phân tử của PAG có tính khơng gian và tính tạm thời trong suốt quá trình mang thai. Một vài phân tử PAG có mặt trong lá ni, trong khi một số khác được tìm thấy phần lớn

trong các tế bào hợp bào (bảng 1.4).

Bảng 1.4. Sự biểu hiện của các phân tử PAG trong hợp bào nhau thai [65] Biểu hiện trong hợp bào nhau thai Biểu hiện thông qua lá nuôi phôi ovPAG-1 boPAG-1 boPAG-14 ovPAG-2 boPAG-2 ovPAG-3 boPAG-3 boPAG-15 boPAG-8 ovPAG-4 boPAG-4 boPAG-16 boPAG-10 ovPAG-5 boPAG-5 boPAG-17 boPAG-11 ovPAG-6 boPAG-6 boPAG-18 boPAG-12 ovPAG-7 boPAG-7 boPAG-19 boPAG-13 ovPAG-8 boPAG-9 boPAG-20

ovPAG-9 boPAG-21 boPAG-11 boPAG-10 boPAG-9 boPAG-8 boPAG-7 boPAG-6 boPAG-5 boPAG-4 boPAG-2 boPAG-1 25 45 88 250 sinh

Ngày mang thai

Hình 1.5. Đồ thị biểu hiện sự tồn tại của các phân tử PAG trên bò trong suốt quá trình mang thai [65]. Khoảng thời gian biểu hiện được thể hiện bằng

đường đậm màu đen, trạng thái mang thai được thể hiện bằng thang thời

gian theo ngày phía dưới

Ba phân tử PAG khác nhau đã được tinh sạch từ nhau thai dê và đã được mô tả cấu trúc phân tử [57]. Những protein này có trình tự amino acid

và khối lượng phân tử khác nhau [181; 175], và biểu hiện thành một vài dạng cấu trúc pI khác nhau: caPAG55kDa (pI: 5.3, 5.1, 4.9), caPAG59kDa (pI: 6.2, 5.9, 5.6) và caPAG62kDa (pI: 5.1, 4.8). Các phân tử PAG thường có biểu hiện tương

đồng cao về trình tự phân tử (giống nhau từ 60 tới 73 %) và có từ 30 tới 81 %

trình tự của 21 amino acid đầu giống với các protein họ aspartic proteinase

như boPAG.1, ovPAG.1, boPAG.2, SBU-3 pepsinogen F của thỏ và PAG ngựa [57]. Garbayo và cộng sự (2000) [58] đã mô tả tổng số 11 trình tự

cDNA của phân tử PAG nhau thai dê trong ngân hàng gene (từ caPAG.1 tới caPAG.11). Chín trong số những phân tử này (caPAG.1, caPAG.3 tới caPAG.7 và caPAG.9 tới caPAG.11), có tên chung là nhóm caPAG.1 vì chúng có trình tự giống nhau đến hơn 80% và cùng xuất hiện trong tế bào hợp bào nhau thai. Ngược lại, nhóm caPAG.2 (như boPAG.2 và ovPAG.2) được

tìm thấy trong hợp bào lá ni trong giai đoạn sớm của q trình mang thai

(ngày 18 và ngày 19). PAG này cũng được tìm thấy trên bò. caPAG.2 là

nhóm được nghiên cứu sớm hơn so với các PAG trong nhóm caPAG.8 mới được nghiên cứu gần đây [145].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự biến động của glycoprotein thời kỳ có chửa và lactogen nhau thai ở trâu đầm lầy việt nam (bubalus bubalis) (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)