Sự thay đổi về cấu trúc nhà ở:

Một phần của tài liệu Những thay đổi chủ yếu của làng xã các dân tộc miền núi vùng cao phía bắc (Trang 51 - 53)

1. Sự thay đổi về kinh tế:

1.2. Sự thay đổi về cấu trúc nhà ở:

Hiện nay nhà ở của dân tộc Mơng, Dao, Thái đã có nhiều thay đổi so với nhà truyền thống. Với ph−ơng thức định canh, định c− nên làng của ng−ời Mơng, Dao, Thái đ−ợc hình thành một cách bền vững. Trong làng gia đình là một đơn vị kinh tế văn hóa tự cung tự cấp. Sự phân cơng lao động trong gia đình rất chặt chẽ theo lứa tuổi và giới tính. Tính bền vững, biệt lập của mỗi làng ng−ời Mông, Dao, Thái thể hiện trong việc xây dựng ngơi nhà của mỗi gia đình. Nhà của ng−ời Mơng th−ờng có t−ờng đá xếp xung quanh nhà hoặc đ−ợc rào bằng tre, nứa, vv… có cổng ra vào nh− một pháo đài phịng thủ.

Những ngơi nhà tr−ớc đây nguyên liệu làm bằng tre, lợp mái gianh, nay đã đ−ợc thay bằng gỗ, mái lợp ngói, các cột tr−ớc đây là cột trịn, hiện nay có nơi ng−ời ta làm nhà cột vuông. Cầu thang tr−ớc đây làm bằng gỗ, ngày nay có nơi ng−ời ta đã bê tơng hố chắc chắn, tiện cho việc đ−a các ph−ơng tiện giao thông hiện đại lên nhà nh− xe đạp, xe máy... bên cạnh đó cịn nhiều lý do khác nhau nhiều vùng đã chuyển từ nhà sàn xuống nhà đất, nhất là những vùng gần trung tâm thị trấn, thị xã chẳng hạn nh− thị xã Hồ Bình, thị xã Sơn La, Nghĩa Lộ...

Quá trình chuyển đổi của nhà cổ truyền ở các dân tộc diễn biến có khác nhau: có dân tộc q trình này diễn ra từ lâu, nh−ng cũng không phải tất cả các hộ của dân tộc Mông, Dao, Thái đều chuyển, mà chuyển đổi từ từ tùy theo điều kiện của từng gia đình. Về nhà ở, những túp lều lụp xụp của cuộc sống du canh du cư đó được thay thế bằng những ngôi nhà gỗ, nhà gạch vững

chắc, không chỉ thay đổi kiển nhà mà sinh hoạt ở trong nhà cũng có nhiều đổi mới. Nhà cửa khang trang, sạch sẽ, tiện nghi ngày một đầy đủ hơn.

Sự chuyển đổi của nhà cổ truyền ở các dân tộc có thể quy về một số tr−ờng hợp:

- Từ nhà sàn chuyển sang nhà đất, đây là sự chuyển đổi khá phổ biến đối với dân tộc Thái ở những nơi kinh tế phát triển.

- Một số tr−ờng hợp này khá đặc biệt các hộ ng−ời Dao đã từ nhà đất chuyển thành nhà sàn, nhà tầng.

Về nhà ở thì nh− đã nói, nhà của các dân tộc n−ớc ta ch−a bao giờ có những thay đổi to lớn và nhanh chóng nh− ngày nay. Song bên cạnh niềm vui ấy hãy còn đó nhiều điều trăn trở. Bởi vì đổi mới, hiện đại, nh−ng phải làm sao giữ đ−ợc cái bản sắc văn hoá, bản sắc dân tộc. Đổi mới, hiện đại nhà cửa phải chăng là chạy theo những “cơn sốt”: nhà bê tông mái bằng, ban công

“bụng chửa”, những “chóp củ hành”, “chóp nhọn”, giống nh− những nhà

thờ, những mái bằng còn đội thêm cái “chuồng cu” thờ ông công, ông táo, thần tài, thần lộc, mái cong nh− mái đình...

Nếu cứ đổi mới và hiện đại về nhà cửa nh− hiện nay và mất ph−ơng h−ớng, không thống nhất trong quy hoạch và cấu trúc nh− vậy, chắc chẳng bao lâu, mọi dân tộc từ miền xuôi đến miền núi, đâu đâu cũng có những kiểu nhà hao hao nh− nhau thì cịn đâu là cái đa dạng, cái phong phú của nhà ở của các dân tộc nữa. Đổi mới, hiện đại phải chăng là “đồng nhất hoá” là “đơn

điệu hố” về nhà ở của các dân tộc.

Khơng nhất thiết phải thay đổi về loại hình nhà, về kiểu nhà cổ truyền mới là đổi mới và hiện đại. Có lẽ, cái cần phải thay đổi là: “hiện đại hoá”,

“cơng nghệ hố” những vật liệu xây dựng cổ truyền. Coi trọng chất l−ợng

trọng nhất là phải cải tạo tập quán cũ, nếp sống cũ lạc hậu ở trong nhà đã tồn tại từ bao đời nay.

Quá trình chuyển đổi này khơng chỉ thay đổi về loại hình nhà (sàn, đất), kiểu nhà mà cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt của nhà cũng thay đổi,... làm cho ngôi nhà cổ truyền mất dần thay vào đó là những kiểu nhà hồn tồn xa lạ đối với các dân tộc. Tác nhân của sự chuyển đổi này ở từng dân tộc cũng khác nhau.

Trong sự thay đổi này, vật liệu xây dựng đã đóng một vai trị quan trọng, do những vật liệu cổ truyền ngày một khan hiếm. Song khơng vì vật liệu mới mà mất đi nhà cổ truyền. Điều chủ là do quan niệm: phải làm nhà theo kiểu ph−ơng Tây (thực ra ng−ời ta cũng ch−a biết thế nào là nhà ph−ơng Tây) với những vật liệu công nghiệp,... mới là đổi mới, mới là hiện đại. Đồng thời các nhà sàn gỗ chuyển thành nhà t−ờng gạch nền bê tơng vì gỗ rừng cũng khơng phải là nguồn tài ngun vơ tận. Rừng có nâng độ che phủ những chất l−ợng rừng không cao nên gỗ ngày càng cạn kiệt, gỗ hiếm dần cho nên một số c− dân đã phải dùng thêm gỗ trồng trong v−ờn nhà hoặc phải dùng các vật liệu mới. Những vật liệu mới này tuy có bền chắc hơn các vật liệu cổ truyền, nh−ng nó đã có tác động to lớn đến quy cách xây dựng cổ truyền của các dân tộc. Thay đổi về môi tr−ờng sống, do phát triển kinh tế - xã hội, do giao l−u văn hoá giữa các dân tộc, gần đây cịn do chính sách định canh - định c− phát triển kinh tế mới, do các dân tộc bắt ch−ớc lẫn nhau, đặc biệt là các dân tộc ít ng−ời bắt ch−ớc kiểu nhà của ng−ời Việt, trong khi đó ng−ời Việt lại bắt ch−ớc kiểu nhà của ng−ời ph−ơng Tây.

Một phần của tài liệu Những thay đổi chủ yếu của làng xã các dân tộc miền núi vùng cao phía bắc (Trang 51 - 53)