Sự thay đổi trong sản xuất nông, lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Những thay đổi chủ yếu của làng xã các dân tộc miền núi vùng cao phía bắc (Trang 55 - 60)

1. Sự thay đổi về kinh tế:

1.4. Sự thay đổi trong sản xuất nông, lâm nghiệp

Sản xuất nông lâm nghiệp được nhà nước quan tâm hỗ trợ bằng nhiều chủ trương chính sách, trong đó tại các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa có nhiệm vụ ”Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, gắn với chế

biến, tiêu thụ sản phẩm để khai thác nguồn tài nguyên và sử dụng lao động

tại chỗ, tạo thêm nhiều cơ hội về việc làm và tăng thu nhập, ổn định đời sống, từng bước phát triển sản xuất hàng hoá” thuộc Quyết định số 135/1998/QĐ-

triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (gọi tắt là Chương trình 135). Ngày 10 tháng 01 năm 2006, Thủ t−ớng Chính phủ đã có quyết định ố 07/2006/QĐ-TTg phê duyệt Ch−ơng trình 135 giai đoạn II. Đã đặt nhiệm vụ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc là nhiệm vụ đầu tiên. Nhiệm vụ nhằm cải thiện đời sống nhân dân với một số nội dung như sau:

1. Đối với những nơi cịn khó khăn khăn về lương thực cần ưu tiên hỗ trợ cho đồng bào các điều kiện cần thiết để nâng cao khả năng sản xuất lương thực tại chỗ, đi đôi với thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng, chấm dứt việc trồng cây có chứa chất ma tuý.

2. Hỗ trợ đồng bào các điều kiện cần thiết để phát triển sản xuất nơng lâm sản hàng hóa, phát triển ngành nghề và dịch vụ để tăng nhanh thu nhập. (Hỗ trợ giống cây trồng, vật ni có năng suất cao, chất lượng tốt, giá trị hàng hóa cao; Hỗ trợ phân bón; Hỗ trợ tăng cường cơng tác thú y, bảo vệ thực vật; Hỗ trợ máy móc chế biến nông lâm sản, bảo quản chất lượng sản phẩm).

3. Đẩy mạnh giao đất giao rừng, hướng dẫn khoanh nuôi làm giàu rừng, hỗ trợ phát triển rừng trồng kinh tế để tăng thu nhập.

4. Hỗ trợ chế biến nụng lâm sản và ngành nghề. Phổ biến các loại máy móc để chế biến nơng lâm sản phục vụ nhu cầu tại chỗ. Hỗ trợ phục hồi nghề truyền thống...

5. Đẩy mạnh tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho các hộ nghèo

6. Hướng dẫn các vùng đã có sản phẩm hàng hóa đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

Trong những năm qua, kết quả tổ chức thực hiện những nội dung trên đã góp phần làm thay đổi tập quán canh tác của đồng bào dân tộc Mông, Dao, Thái, với một số nh− sau:

- Diện tích đất hoang, đã tạo ra đ−ợc nhiều diện ruộng n−ớc, ruộng n−ơng, ruộng bậc thang đã có tác dụng chuyển dần từ chỗ phần lớn đồng bào canh tác theo kiểu n−ơng rẫy truyền thống (phát, đốt, chọc, tỉa) sang canh tác nông nghiệp định canh, thâm canh đ−ợc cây trồng vật nuôi.

- Hệ thống thuỷ lợi đã chủ động t−ới trên (70-80% ở Đông Bắc, 60-70% ở Tây Bắc) diện tích lúa n−ớc mà tr−ớc đây phần lớn diện tích trồng lúa chỉ nhờ vào n−ớc m−a, hoặc do những cơng trình bồi tạm cung cấp n−ớc thất th−ờng đã góp phần chuyển đổi tập quán canh tác.

Việc chuyển đổi tập quán canh tác sản xuất của đồng bào Mông, Dao, Thái cũng đ−ợc các địa ph−ơng chú trọng phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng b−ớc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật ni theo h−ớng sản xuất hàng hố. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đã đ−ợc đồng bào áp dụng nh−: ngô lai Bioseed, các giống lúa cạn, giống đậu t−ơng, trồng các cây đặc sản: cây d−ợc liệu, cây chè, cây ăn quả. Đầu t−, hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào phát triển chăn ni gia đình theo h−ớng sản xuất hàng hố, nh−: bị sữa, ngựa, dê,… Để thúc đẩy sản xuất hàng hoá và phục vụ đời sống đồng bào, các địa ph−ơng đã quan tâm đầu t− xây dựng mạng l−ới th−ơng mại đến các xã vùng cao: củng cố các điểm chợ, xây dựng thêm chợ ở các trung tâm cụm xã, trợ c−ớc trợ giá các mặt hàng thiết yếu cho đồng bào. Nhiều mơ hình phát triển kinh hàng hố đã mang lại hiệu quả cao, kinh tế ở vùng cao đã b−ớc đầu chuyển sang phát triển sản phẩm hàng hố nh− cây ngơ, cây d−ợc liệu ở Hà Giang, cây mận ở Bắc Hà, chè Shan ở Yên Bái,...

Công tác phát triển trồng rừng và khoanh nuôi bảo vệ rừng đ−ợc đẩy mạnh, tốc độ phát triển rừng ở vùng cao phát triển nhanh trong m−ời năm trở lại đây, diện tích rừng trồng tập trung, rừng tái sinh không ngừng đ−ợc mở rộng. Cơng tác giao đất giao rừng đã có b−ớc chuyển sang trồng mới, khoanh nuôi tái sinh và khai thác rừng trồng có hiệu quả, đã góp phần bảo vệ đ−ợc rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, hạn chế tình trạng du canh du c− của đồng bào Mông, Dao. Kết quả, đời sống đồng bào Mông đã đ−ợc nâng lên rõ rệt, từ chỗ thiếu đói l−ơng thực, nay bình quân l−ơng thực tăng 1,5 đến 2 lần so với 10 năm tr−ớc đây, thu nhập bình quân đầu ng−ời tăng 2- 3 lần: Nghệ An đạt 2 triệu đồng; Hồ Bình đạt 1,8 triệu đồng; Hà Giang đạt 1,7 triệu đồng; Lào Cai đạt 1,62 triệu đồng; Sơn La đạt 1,5 triệu đồng;... Nhiều bản định canh định c− của đồng bào Mơng, Dao đã đ−ợc hình thành, ở một số nơi, đồng bào đã đ−ợc giao đất, giao rừng, tổ chức sản xuất hàng hố theo mơ hình trang trại thu nhập cao nh− ở Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng, Sơn La...

Hiện nay, đồng bào cấy hai vụ lại là phổ biến. Việc trồng lúa có năng xuất cao hơn là nhờ tiếp thu những kỹ thuật và ph−ơng pháp canh tác mới " N−ớc, phân, cần, giống" đ−ợc chú trọng và giải quyết tuỳ theo khả năng của từng địa ph−ơng với sự giúp đỡ của Nhà n−ớc. Đã xuất hiện những cơng cụ cải tiến, những máy móc nơng nghiệp cày, cày - bừa máy, máy bơm n−ớc ...; những cơng trình thuỷ nơng loại nhỏ hay vừa ... Đất đ−ợc khai thác mạnh hơn nhờ làm thuỷ lợi, bỏ phân tro, tăng diện tích, tăng vụ. Chính sách lâm nghiệp qua dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đã góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào nh−ng đã làm thay đổi tập quán sống gần với rừng của đồng bào.

Với sự du nhập các giống vật nuôi, cây trồng cộng với sự tiếp thu các biện pháp khoa học - kỹ thuật trong chăn ni, sản xuất đã góp phần làm thay đổi một số tập quán canh tác lạc hậu tr−ớc đây. Nay bà con đã biết thâm canh gối vụ, tăng sản l−ợng lúa ngô, đ−a giống vật nuôi mới vào chăn nuôi nh−:

lợn lai kinh tế, gà công nghiệp, đào ao nuôi cá…. Ng−ời Mông đã biết phát triển sản xuất để có hàng hố đem ra thị tr−ờng tiêu thụ.

- Về chăn ni: Việc thả rơng trâu, bị nay khơng thích hợp vì đồng bào quanh năm đã cày cấy vụ này tiếp vụ khác; các hộ gia đình đã xây dựng chuồng trại và chăn dắt. Một số vùng ở Sơn La, Tuyên Quang đồng bào còn bắt đầu chăn ni đại gia súc có giá trị nh− bò sữa, dê sữa.

- Bên cạnh các ch−ơng trình phát triển nơng nghiệp khác, có ch−ơng trình đặc thù với vùng cao là chúng ta đã thực hiện vận động đồng bào không trồng cây thuốc phiện (chủ yếu là dân tộc Mông): Tr−ớc năm 1992, do điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác, từ lâu đời đồng bào Mông đã trồng cây thuốc phiện, cây thuốc phiện đã trở thành một nguồn thu nhập chính của đồng bào. Thực hiện Nghị quyết số 06 ngày 29/1/2993 của Chính phủ về tăng c−ờng cơng tác phịng chống và kiểm soát ma tuý, các tỉnh đã chỉ đạo tốt cơng tác vận động đồng bào xố bỏ cây thuốc phiện, chuyển đổi sang các cây trồng vật nuôi khác. Sau hơn 10 năm thực hiện, diện tích trồng cây thuốc phiện gần nh− đ−ợc xố bỏ. Vụ 1993 -1994 trên cả n−ớc còn 3.298 ha trồng cây thuốc phiện nh−ng đến vụ 2003 - 2004 chỉ còn 32,5 ha tài trồng cây thuốc phiện. Nh− vậy, đến nay ở tất cả các tỉnh tr−ớc kia có nhiều cây thuốc phiện thì nay về cơ bản đã khơng còn trồng cây thuốc phiện.

Ngày nay về cơ bản ng−ời Mông ở Việt Nam đã từ bỏ cây thuốc phiện. Thay vào đó Đảng và Nhà n−ớc đã giúp họ những giống cây mới nh−: cây cải dầu, cây d−ợc liệu trồng tại các vùng ng−ời Mơng c− trú ở các tỉnh phía Bắc và Tây Bắc; các giống cây ăn quả nh− mận Tam Hoa lai Bắc Hà - Lào Cai và vùng M−ờng Lống - Nghệ An…. để phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Ngoài ra các ngành nghề truyền thống nh−: nghề rèn, đúc, dệt thổ cẩm, vải lanh… cũng đ−ợc khơi phục và phát triển góp phần làm thay đổi diện mạo kinh tế của vùng đồng bào Mông c− trú.

Nh−ng số ng−ời nghiện hút ma tuý, thuốc phiện trong đồng bào Mông chiếm tỷ lệ khá cao (năm 2003 ở tỉnh Lào Cai số đồng bào dân tộc Mông nghiện ma tuý chiếm 28% số ng−ời nghiện ma tuý của tỉnh). ở các địa ph−ơng nh− Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Nghệ An, Thanh Hóa, Lào Cai một số đồng bào Mông, Thái tham gia buôn bán, tàng trữ thuốc phiện, ma tuý, đây là những hiện t−ợng nhức nhối cần phải có giải pháp khắc phục triệt để. Đây là sự biến đối rất nguy hiểm đang diễn ra tại các địa bàn này.

Một phần của tài liệu Những thay đổi chủ yếu của làng xã các dân tộc miền núi vùng cao phía bắc (Trang 55 - 60)