Các điều khoản cuối cùng

Một phần của tài liệu đáp án một số câu về an toàn sinh học (Trang 36 - 40)

Điều30:

Công ước này được lập bằng tiếng Anh, ảrập, Tây Ban Nha, Pháp và Nga, cả năm bản đều có giá trị pháp lý ngang nhau .

Điều31:

Cơng ước này sẽ được đưa ra để được sự chuẩn y hoặc chấp nhận của các quốc gia thành viên của Tổ chức Liên Hợp Quốc về giáo dục, khoa học và văn hoá, căn cứ vào các thể thức Hiến pháp của từng nước.

Các văn kiện chuẩn y hoặc chấp nhận sẽ được nộp cho ông Tổng giám đốc Tổ chức Liên Hợp Quốc về giáo dục, khoa học và văn hố.

Điều 32:

Cơng ước này được mở ra cho sự tham gia của bất kỳ nước nào chưa phải là thành viên của Tổ chức Liên Hợp Quốc về giáo dục, khoa học và văn hố được Hội nghị tồn thể của tổ chức mời tham gia .

Việc tham gia được tiến hành bằng cách nộp đơn xin tham gia cho ông Tổng giám đốc của Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên Hợp Quốc.

Page | 37

Điều 33:

Cơng ước này sẽ có hiệu lực ba tháng sau ngày nộp văn kiện chuẩn ý, chấp thuận hoặc tham gia thứ hai mươi, chỉ riêng đối với những quốc gia đã nộp các văn kiện chuẩn y, chấp thuận hoặc tham gia vào thời điểm đó hoặc trước đó. Nó sẽ có hiệu lực với một nước khác, ba tháng sau khi nước đó nộp văn kiện chuẩn y, chấp thuận hoặc tham gia của mình.

Điều 34:

Những điều khoản dưới đây áp dụng cho các quốc gia tham gia Công ước này nhưng lại có hệ thống Hiến pháp liên bang hoặc không thống nhất:

Về các điều khoản của Công ước này mà việc thi hành thuộc về công tác lập pháp của quyền lập pháp liên bang hay Trung ương, thì các nghĩa vụ của chính phủ liên bang hay Trung ương cũng sẽ giống như nghĩa vụ của các quốc gia thành viên mà không phải là những quốc gia nằm trong một liên bang.

Về các điều khoản của Công ước này mà việc thi hành thuộc về công tác lập pháp của mỗi một bang, nước, tỉnh hoặc tổng mà không phụ thuộc vào hệ thống Hiến pháp của liên bang có nhiệm vụ đề ra các biện pháp lập pháp, thì chính phủ liên bang sẽ chuyển các điều khoản này, với ý kiến tán thành, cho các cơ quan có thẩm quyền của các bang, nước, tỉnh hoặc xã.

Điều35:

Mỗi một quốc gia tham gia Cơng ước này sẽ có quyền từ bỏ Cơng ước.

Việc từ bỏ sẽ được báo bằng một văn bản giấy trắng, mực đen nộp cho ông Tổng giám đốc Tổ chức Liên Hợp Quốc về giáo dục, khoa học và văn hố.

Việc từ bỏ sẽ có hiệu lực 12 tháng sau khi nhận được văn bản từ bỏ. Nó khơng hề làm thay đổi gì những nghĩa vụ tài chính mà quốc gia xin từ bỏ phải đảm nhiệm cho tới thời điểm mà sự rút lui có giá trị.

Điều36:

Tổng giám đốc Tổ chức Liên Hợp Quốc về giáo dục, khoa học và văn hố sẽ thơng báo cho các nước thành viên của Tổ chức, các nước không thành viên nêu trong Điều32 cũng như cho Liên Hợp Quốc về việc nộp tất cả các văn kiện chuẩn y, chấp thuận hoặc tham gia nêu trong các Điều31 và 32 cũng như những việc từ bỏ dự kiến trong Điều35.

Điều37:

Cơng ước này có thể được Hội nghị tồn thể Tổ chức Liên Hợp Quốc về giáo dục, khoa học và văn hoá chỉnh lý lại . Nhưng việc chỉnh lý chỉ ràng buộc các quốc gia sẽ trở thành thành viên của Công ước chỉnh lý.

Page | 38 Trong trường hợp Hội nghị tồn thể thơng qua một Cơng ước mới có chỉnh lý tồn bộ hay từng phần Công ước hiện tại mà Công ước mới không quy định khác thì Cơng ước hiện tại thơi không đưa ra để chuẩn y, chấp thuận hay tham gia kể từ thời điểm có hiệu lực của Cơng ước mới bổ sung, chỉnh lý.

Điều 38:

Căn cứ vào Điều 102 của Hiến chương Liên Hợp Quốc, Công ước này sẽ được vào số tại ban thư ký Liên Hợp Quốc theo yêu cầu của ông Tổng giám đốc Tổ chức Liên Hợp Quốc về giáo dục, khoa học và văn hoá. Làm tại Paris ngày 23-11-1972, thành hai bản chính thức có chữ ký của ơng Chủ tịch Hội nghị tồn thể họp kỳ thứ 17 và chữ ký của ông Tổng giám đốc Tổ chức Liên Hợp Quốc về giáo dục, khoa học và văn hố và các bản sao y bản chính sẽ được gửi cho tất cả các quốc gia nêu trong Điều 31 và 32 cũng như cho Liên Hợp Quốc.

Văn bản trên đây là văn bản chính thức của Cơng ước đã được Hội nghị toàn thể Tổ chức Liên Hợp Quốc về giáo dục, khoa học và văn hố thơng qua tại kỳ họp thứ 17 họp tại Paris và tuyên bố bế mạc ngày 21-11-1972.

Để nhận thực việc này, ngày 23-11-1972 đã có chữ ký của ơng Chủ tịch Hội nghị toàn thể.

Tổng giám đốc UNESCO

Câu 6: Hướng dẫn BONN?

Trả lời:

A. HƢỚNG DẪN BONN VỀ KHAI THÁC CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN GEN VÀ CHIA SẺ CƠNG BẰNG VÀ BÌNH ĐẲNG CÁC LỢI ÍCH CÓ ĐƢỢC TỪ VÀ CHIA SẺ CƠNG BẰNG VÀ BÌNH ĐẲNG CÁC LỢI ÍCH CĨ ĐƢỢC TỪ VIỆC SỬ DỤNG CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN GEN

Hội nghị các bên

1. Lưu ý báo cáo của nhóm cơng tác đặc biệt (không hạn định về thời gian hoạt động của nhóm) về Khai thác và Chia sẻ lợi ích (58)

;

2. Lưu ý các hoạt động của nhóm do Ban thư ký điều hành nhóm họp để xây dựng các thành phần của dự thảo quyết định về việc ứng dụng các điều khoản của điểm 6 Hướng dẫn Bonn về Khai thác các nguồn tài nguyên gen và chia sẻ cơng bằng và bình đẳng các lợi ích có được từ việc sử dụng các nguồn tài nguyên gen;

3. Quyết định thừa nhận Hướng dẫn Bonn về Khai thác các nguồn tài nguyên gen và chia sẻ cơng bằng và bình đẳng các lợi ích có được từ việc sử dụng các nguồn tài nguyên gen như một phần phụ của quyết định hiện hành;

Page | 39 4. Kêu gọi các bên tham gia và Chính phủ các nước sử dụng hướng dẫn trong

quá trình xây dựng và dự thảo các biện pháp chính sách, quản lý hành chính và pháp chế hố về khai thác các nguồn tài nguyên gen và chia sẻ lợi ích, và việc ký kết các hợp đồng và thoả thuận theo các điều khoản đã được thống nhất chung đối với hoạt động khai thác và chia sẻ lợi ích;

5. Kêu gọi các bên tham gia và các tổ chức có liên quan hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính nhằm giúp các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước kém phát triển nhất, các quốc đảo đang phát triển, cũng như các nước đang trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế thực thi hướng dẫn Bonn về Khai thác các nguồn tài ngun gen và chia sẻ cơng bằng và bình đẳng các lợi ích có được từ việc sử dụng các nguồn tài nguyên gen;

6. Nhận thấy là hướng dẫn là bước đi hiệu quả đầu tiên trong tiến trình thực thi các điều khoản của Cơng ước có liên quan đến khai thác các nguồn tài nguyên gen và chia sẻ lợi ích;

7. Quyết định phải xem xét và đánh giá việc thực thi hướng dẫn và cân nhắc sự cần thiết phải sửa đổi thêm trên cơ sở các hoạt động trong khuôn khổ Công ước và cả các hoạt động khác nữa,bao gồm cả hoạt động trong điều 8(j) và các điều khoản liên quan khác;

8. Quyết định triệu tập lại Nhóm cơng tác đặc biệt (Không hạn định thời gian làm việc của nhóm) về khai thác và chia sẻ lợi ích để tư vấn cho Hội nghị các bên về:

a. Sử dụng các điều khoản, định nghĩa và/hoặc các thuật ngữ trong các trường hợp nếu thấy cần thiết;

b. Các cách tiếp cận khác như đã đề ra trong quyết định VI/24B;

c. Các biện pháp, bao gồm cả xem xét tính khả thi, tính thực tiễn và chi phí, để hỗ trợ cho việc tuân thủ các quy định về sự chấp thuận được thông báo trước của bên tham gia ký kết các hợp đồng để cung cấp các nguồn tài nguyên đó và các điều khoản được nhất trí chung về việc khai thác đã được các bên tham gia ký kết hợp đồng nhất trí cấp cho những người sử dụng tài nguyên gen phù hợp với tư cách pháp nhân của họ;

d. Xem xét các báo cáo có sẵn hoặc là các báo cáo tiến độ nảy sinh từ quyết định hiện hành;

e. Nhu cầu xây dựng năng lực do các nước thực thi hướng dẫn xác định. Nhóm cơng tác sẽ trình báo cáo của nhóm tại Hội nghị các bên trong phiên họp thứ 7 của Hội nghị;

9. Yêu cầu Ban thư ký điều hành kêu gọi các bên tham gia, Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế có liên quan trình nộp thơng tin về các vấn đề được đề

Page | 40 cập đến trong các điểm 8 (a), (b), (c) nêu trên và chuyển các thơng tin này cho nhóm cơng tác đặc biệt về khai thác và chia sẻ lợi ích theo cơ chế chia sẻ thơng tin (CHM);

10. u cầu nhóm cơng tác đặc biệt về khai thác và chia sẻ lợi ích theo như điều 8(j) và các điều khoản liên quan khác xem xét hướng dẫn phù hợp với cơng tác hiện tại của nhóm.

Phụ lục

HƢỚNG DẪN BONN VỀ KHAI THÁC CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN GEN VÀ CHIA SẺ CƠNG BẰNG VÀ BÌNH ĐẲNG CÁC LỢI ÍCH CĨ ĐƢỢC TỪ VÀ CHIA SẺ CƠNG BẰNG VÀ BÌNH ĐẲNG CÁC LỢI ÍCH CĨ ĐƢỢC TỪ VIỆC SỬ DỤNG CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN GEN

Một phần của tài liệu đáp án một số câu về an toàn sinh học (Trang 36 - 40)