Câu 9: Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích

Một phần của tài liệu đáp án một số câu về an toàn sinh học (Trang 76 - 80)

D. CÁC VẤN ĐỀ KHÁC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN KHAI THÁC NGUYỀN GEN VÀ CHIA SẺ LỢI ÍCH

Câu 9: Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích

Trả lời:

Tiếp cận Nguồn gen và Chia sẻ Lợi ích

Một trong 3 mục tiêu của Công ước Đa dạng Sinh học, được đề cập đến trong điều 1 là:

"Chia sẻ cơng bằng và hợp lý lợi ích thu được từ việc sử dụng nguồn gen, thông qua việc tiếp cận nguồn gen một cách phù hợp và chuyển giao thoả đáng các cơng nghệ liên quan, có xét đến các quyền đối với nguồn tài nguyên và cơng nghệ đó, và bằng các khoản tài trợ thích hợp"

Page | 77 Điều 15 của Công ước đặt ra một khung hành động để thực thi khía cạnh tiếp cận nguồn gen của mục tiêu thứ 3 này. Điều 8(j) khuyến khích việc chia sẻ cơng bằng lợi ích thu được từ việc sử dụng tri thức, sáng tạo và cách làm truyền thống của cộng đồng địa phương và người dân bản địa liên quan đến bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.

Các điều khoản này cũng liên quan đến các điều về tiếp cận, và chuyển giao công nghệ (Điều 16), trao đổi thông tin (Điều 17), hợp tác khoa học kỹ thuật (Điều 18), sử dụng công nghệ sinh học và chia sẻ lợi ích (Điều 19, khoản 1 và 2), và nguồn và cơ chế tài chính (Điều 20, 21).

Hội nghị các bên tham gia (COP) đã xem xét kỹ lưỡng Điều 15 tại nhiều kỳ họp. Tại kỳ họp lần thứ 2, COP đã xem xét việc tập hợp:

"Thơng tin sẵn có về luật pháp, thể chế và chính sách về tiếp cận tài nguyên di truyền và chia sẻ cơng bằng lợi ích thu được từ việc sử dụng tài nguyên đó" (UNEP/CBD/COP/2/13) và

"Thơng tin do các chính phủ cung cấp cũng như những báo cáo của các tổ chức quốc tế về các biện pháp chính sách, luật pháp hoặc hành chính liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, được qui định tại Điều 16 của Công ước, và đến việc tiếp cận và chuyển giao công nghệ sử dụng tài nguyên di truyền" (UNEP/CBD/COP/2/17). Tại kỳ họp lần thứ 3, COP xem xét việc tập hợp

"Quan điểm của các bên tham gia về các biện pháp thực hiện Điều 15" (UNEP/CBD/COP/3/20).

Tại kỳ họp lần thứ 4, lần đầu tiên COP đã xem xét vấn đề chia sẻ cơng bằng lợi ích thu được từ việc sử dụng tài nguyên di truyền như một nội dung độc lập trong chương trình nghị sự. Vấn đề này đã được xem xét từ 3 khía cạnh:

"Các biện pháp thúc đẩy và tăng cường việc phân chia lợi ích từ cơng nghệ sinh học theo Điều 19" (UNEP/CBD/COP/4/21);

"Các phương pháp để chia sẻ công bằng và hợp lý lợi ích thu được việc sử dụng tài nguyên di truyền" (UNEP/CBD/COP/4/22);

"Tập hợp quan điểm của các bên tham gia về các biện pháp xây dựng các cơng cụ luật pháp, hành chính hoặc chính sách quốc gia để thực hiện điều 15" (UNEP/CBD/COP/4/23).

Đồng thời, tại Quyết định IV/8 về tiếp cận và chia sẻ lợi ích, COP đã quyết định thành lập một ban chuyên gia gồm các thành viên được các chính phủ chỉ định, cân đối giữa các khu vực, và có các đại diện của khối tư nhân và nhà nước, cũng như

Page | 78 đại diện của cộng đồng địa phương và bản địa, hoạt động theo quyết định II/15, III/11 và III/15.

Nhiệm vụ của ban chuyên gia là:

"Dựa trên tất cả các tư liệu liên quan, bao gồm các biện pháp luật pháp, chính sách và hành chính, các bài học thành cơng và nghiên cứu điểm về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích thu được từ việc sử dụng nguồn tài ngun đó, kể cả cơng nghệ sinh học, để xây dựng một sự hiểu biết chung về các khái niệm cơ bản và xem xét mọi khả năng để thực hiện nội dung tiếp cận và chia sẻ lợi ích trên cơ sở các điều khoản đồng thuận bao gồm các nguyên tắc, hướng dẫn, nguyên tắc hoạt động của các bài học thành công về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích."

Trong kỳ họp đầu tiên của mình, được tổ chức tại San Jose, Costa Rice, tháng 10 năm 1999, các chuyên gia đã xem xét các giải pháp để thực hiện vấn đề tiếp cận và chia sẻ lợi ích dựa trên các điều khoản đồng thuận và đã đạt được các kết luận chung về: thoả thuận với sự thông báo trước, các điều khoản đồng thuận, yêu cầu về thông tin và xây dựng năng lực. Có thể tham khảo thơng tin thêm về cuộc họp này, kể cả báo cáo, tại trang web Cuộc họp Ban Chuyên gia Lần thứ nhất.

Tại kỳ họp lần thứ 5, tháng 5 năm 2000, với quyết định V/26, COP đã quyết định triệu tập lại Ban Chuyên gia về Tiếp cận và Chia sẻ Lợi ích để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng từ cuộc họp lần thứ nhất, nhất là:

 Đánh giá kinh nghiệm về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích của bên cung cấp và bên sử dụng và nghiên cứu các giải pháp bổ sung;

 Xác định các biện pháp tiếp cận để có sự tham gia của các bên liên quan vào quá trình tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích.

Có thể tham khảo tài liệu và báo cáo cuối cùng của cuộc họp này tại trang web Cuộc họp Ban Chuyên gia Lần thứ hai.

COP cũng quyết định thành lập Nhóm làm việc Đặc biệt Vô thời hạn với nhiệm vụ xây đựng hướng dẫn và các cách tiếp cận khác để trình cho COP tại kỳ họp lần thứ 6 và để hỗ trợ các bên tham gia và bên liên quan trong việc giải quyết các nội dung sau:

 Thuật ngữ cho thoả thuận với sự thông báo trước và điều khoản đồng thuận;  Vai trò, trách nhiệm và sự tham gia của các bên liên quan;

 Các khía cạnh liên quan đến bảo tồn nội vi, ngoại vi và sử dụng bền vững;  Cơ chế chia sẻ lợi ích, chẳng hạn như thơng qua chuyển giao công nghệ và

phối hợp nghiên cứu và phát triển; và

 Các biện pháp để đảm bảo sự tôn trọng, bảo tồn và duy trì các kiến thức, sáng tạo và phương pháp của cộng đồng địa phương và bản địa trong việc

Page | 79 bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học, có tính đến cơng việc của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ.

Cuộc họp này được tổ chức tại Bonn, Đức, từ 22 - 26 tháng 10 năm 2001.

Vấn đề tiếp cận và chia sẻ lợi ích là một trong các nội dung ưu tiên tại kỳ họp lần thứ 6 của COP, tại Hague, tháng 4 năm 2003. Kết quả của COP VI về tiếp cận và chia sẻ lợi ích có trong quyết định VI/24.

Một kết quả quan trọng là việc thông qua hướng dẫn Bonn về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng và hợp lý lợi ích thu được từ việc sử dụng tài nguyên này. Thơng tin thêm về hướng dẫn Boon có tại trang web Hướng dẫn Boon.

Ngồi ra, cịn một số điểm nổi bật về tiếp cận và chia sẻ lợi ích bao gồm:

COP quyết định triệu tập lại Nhóm làm việc Đặc biệt Vơ thời hạn về tiếp cận và chia sẻ lợi ích để tư vấn cho COP về:

 Sử dụng thuật ngữ, định nghĩa và/hoặc giải nghĩa;

 Các cách tiếp cận khác được nêu trong quyết định VI/24 B;

 Các biện pháp, tính đển cả tính khả thi, thực tiễn và chi phí, để hỗ trợ việc tuân thủ thoả thuận với sự thông báo trước của Bên tham gia cung cấp tài nguyên và các điều khoản đồng thuận cho phép tiếp cận của các Bên tham gia và bên sử dụng trong phạm vi thẩm quyền của mình;

 Xem xét các báo cáo đã có hoặc báo cáo tiến độ theo quyết định này;

 Nhu cầu xây dựng năng lực thực hiện hướng dẫn Boon mà các nước xác định.

Cuộc họp lần 2 của Nhóm làm việc về ABS được tổ chức từ 1 - 5 tháng 12 năm 2003 tại Montreal, Canada. Báo cáo (UNEP/CBD/COP/7/6) của cuộc họp đưa ra các khuyến nghị về các điểm nêu trên cho COP7

Đồng thời, theo yêu cầu của COP tại quyết định VI/24B, một Hội thảo Chuyên gia về Xây dựng Năng lực về Tiếp cận và Chia sẻ lợi ích đã được tổ chức vào tháng 12 năm 2002 và đã xây dựng một bản dự thảo Kế hoạch Hành động về Xây dựng Năng lực về Tiếp cận và Chia sẻ Lợi ích để COP7 xem xét. Bản dự thảo này được đưa vào phụ lục của báo cáo hội thảo (UNEP/CBD/ABS/EW-CB/1/3).

Sau các bước tiến tại Hội nghị Thượng đỉnh về Phát triển Bền vững liên quan đến tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích và, cụ thể hơn, sau kêu gọi về thương lượng, trong khuôn khổ Công ước Đa dạng Sinh học, một cơ chế quốc tế nhằm thúc đẩy việc chia sẻ công bằng và hợp lý lợi ích thu được từ việc sử dụng nguồn gen, cuộc họp giữa kỳ về Chương trình Hoạt động Nhiều năm của Cơng ước đến 2010, được tổ chức tháng 3 năm 2003 đã khuyến nghị Nhóm làm việc về Tiếp cận và Chia sẻ lợi ích xem xét q trình, đặc điểm, phạm vi, nội dung và thủ tục của một cơ chế

Page | 80 quốc tế như vậy tại kỳ họp lần thứ 2 của nhóm vào tháng 12 năm 2003. Do vậy, bên cạnh việc xem xét các nội dung nêu trên, Nhóm làm việc đã chuẩn bị các khuyến nghị về nhiệm vụ của việc thương lượng cơ chế quốc tế này và đã được trình lên COP tại kỳ họp lần thứ 7, tháng 2 năm 2004 tại Kuala Lumpur, Malaysia. Thông tin thêm, bao gồm cả nội dung của các khuyến nghị này được đưa trong báo cáo của cuộc họp và là tài liệu UNEP/CBD/COP/7/6.

Tại kỳ họp lần thứ 7, COP đã thông qua Quyết định VII/19 về tiếp cận và chia sẻ lợi ích liên quan đến tài nguyên di truyền, gồm các nội dung sau: Hướng dẫn Boon về Tiếp cận Nguồn gen và Chia sẻ Công bằng và Hợp lý Lợi ích Thu được từ việc Sử dụng Tài nguyên này; sử dụng các thuật ngữ và nhu cầu cần có các định nghĩa và/hoặc giải nghĩa trong Hướng dẫn Boon; các cách tiếp cận khác, bổ sung cho Hướng dẫn Boon, giúp thực hiện các điều khoản về tiếp cận và chia sẻ lợi ích của Cơng ước; các biện pháp, tính đển cả tính khả thi, thực tiễn và chi phí, để hỗ trợ việc tuân thủ thoả thuận với sự thông báo trước của Bên tham gia cung cấp tài nguyên và các điều khoản đồng thuận cho phép tiếp cận của các Bên tham gia và bên sử dụng trong phạm vi thẩm quyền của mình; xây dựng năng lực về tiếp cận và chia sẻ lợi ích; và thương lượng một cơ chế quốc tế về tiếp cận và chia sẻ lợi ích. COP u cầu Nhóm cơng tác về Tiếp cận và Chia sẻ Lợi ích thương lượng về cơ chế quốc tế về tiếp cận và chia sẻ lợi ích và thống nhất về trách nhiệm của việc thương lượng này, bao gồm quá trình, đặc điểm, phạm vi và nội dung cần xem xét khi hoàn thiện cơ chế. Thư ký điều hành được yêu cầu tiến hành các thu xếp cần thiết để Nhóm làm việc sẽ được họp 2 lần trước kỳ họp lần thứ 8 của COP và báo cáo tiến độ tại kỳ họp này.

Ngồi ra, COP đã thơng qua Kế hoạch Hành động về Xây dựng Năng lực về Tiếp cận và Chia sẻ lợi ích.

Một phần của tài liệu đáp án một số câu về an toàn sinh học (Trang 76 - 80)