Các điều khoản được nhất trí chung

Một phần của tài liệu đáp án một số câu về an toàn sinh học (Trang 52 - 55)

41. Theo điều 15, điểm 7 của Công ước Đa dạng sinh học, mỗi bên tham gia ký kết sẽ phải “thực hiện các biện pháp chính sách, quản lý hành chính và pháp chế hố nếu thấy cần thiết để nhằm mục tiêu chia sẻ một cách công bằng và bình đẳng các kết quả nghiên cứu và triển khai cũng như các lợi ích có được từ việc thương mại hoá hoặc sử dụng cho các mục đích khác đối với các nguồn tài nguyên gen với các nước ký kết cung cấp các nguồn tài nguyên đó. Việc chia sẻ này sẽ phải căn cứ trên các điều khoản được nhất trí chung”. Do đó, hướng dẫn này sẽ hỗ trợ các bên ký kết và các bên liên quan trong việc xây dựng các điều khoản nhất trí chung này để đảm bảo chia sẻ cơng bằng và bình đẳng các lợi ích có được.

1. Các yêu cầu cơ bản của những điều khoản được nhất trí chung

42. Các nguyên tắc hoặc là các yêu cầu cơ bản sau đây có thể sẽ được cân nhắc để xây dựng các điều khoản nhất trí chung:

a. Tính chắc chắn và rõ ràng về pháp lý;

b. Giảm thiểu chi phí giao dịch, ví dụ bằng các cách:

i. Thiết lập và thúc đẩy nhận thức của các Chính phủ và bên liên quan về các yêu cầu phải có sự chấp thuận được thông báo trước và các thoả thuận ràng buộc như những hợp đồng;

ii. Đảm bảo nhận thức rõ được các cơ chế hiện hành đối với việc xin cấp phép, ký kết các thoả thuận và đảm bảo có sự chia sẻ lợi ích;

iii. Xây dựng các thoả thuận khung, mà theo đó có thể lặp lại các hoạt động khai thác theo các thoả thuận đã được xây dựng;

Page | 53 iv. Xây dựng các thoả thuận chuyển giao vật liệu và thoả thuận về

chia sẻ lợi ích một cách chuẩn hố đối với các nguồn tài nguyên tương tự nhau hay các mục đích sử dụng tương tự nhau (xem phụ lục I về gợi ý một số yếu tố chính của một bản thoả thuận)

c. Đưa các điều khoản quy định về trách nhiệm của bên cung cấp và bên sử dụng tài nguyên;

d. Xây dựng các thoả thuận ràng buộc kiểu các hợp đồng đối với các nguồn tài nguyên khác nhau và các mục đích sử dụng khác nhau và xây dựng các mẫu thoả thuận;

e. Các mục đích sử dụng khácnhau có thể bao gồm (có thể cả những mục đích khác nữa) phân loại, thu hái, nghiên cứu và thương mại hoá; f. Các điều khoản được nhất trí chung cần phải được đàm phán có hiệu

quả và trong khoảng thời gian cho phép phù hợp;

g. Các điều khoản được nhất trí chung cần phải được xác định rõ và thể hiện trong các văn bản thoả thuận.

43. Các thành phần sau đây có thể sẽ được xem như các thơng số mang tính chỉ dẫn cần phải cân nhắc đưa vào các bản thoả thuận ràng buộc kiểu hợp đồng. Các thành phần này có thể được xem như những yêu cầu cơ bản đối với các điều khoản được nhất trí chung:

a. Điều tiết việc sử dụng tài nguyên để đảm bảo có tính đến các mối quan tâm mang tính đạo đức của các bên tham gia và các bên liên quan, đặc biệt là của các cộng đồng bản địa và địa phương có liên quan;

b. Đưa ra quy định để đảm bảo việc sử dụng liên tục theo truyền thống các nguồn tài nguyên gen và các tri thức có liên quan;

c. Quy định về việc sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ bao gồm việc đồng tiến hành các hoạt động nghiên cứu, trách nhiệm thực thi các quyền về sáng chế phát minh có được và cấp giấy chứng nhận thơng qua nhất trí chung;

d. Khả năng đồng sở hữu các quyền sở hữu trí tuệ theo mức độ đóng góp của các bên.

2. Danh mục các yếu tố có tính hướng dẫn nên đưa vào các điều khoản được nhất trí chung

44. Dưới đây là danh mục các yếu tố có tính hướng dẫn nên đưa vào các điều khoản được nhất trí chung:

Page | 54 a. Loại hình và số lượng các nguồn tài nguyên gen và vùng sinh thái/địa

lý sẽ tiến hành hoạt động;

b. Mọi hạn chế có thể sẽ áp dụng đối với việc sử dụng vật liệu gen đó; c. Thừa nhận về chủ quyền quốc gia của nước là nơi khởi nguồn phát

sinh nguồn tài nguyên đó;

d. Xây dựng năng lực trong nhiều lĩnh vực khác nhau được xác định rõ trong thoả thuận;

e. Một điều khoản về việc cho phép đàm phán lại các điều khoản đã được nhất trí chung này trong một bối cảnh cụ thể nào đó (cụ thể là khi thay đổi hướng sử dụng chẳng hạn);

f. Liệu có được phép chuyển giao các vật liệu thu được cho một bên thứ ba hay không và các điều kiện bắt buộc khi tiến hành hoạt động chuyển giao này; cụ thể là có được phép hay khơng được phép giao tài nguyên khai thác được cho bên thứ ba mà khơng có sự đảm bảo chắc chắn là bên tham gia thứ ba này đã có ký kết những thảo thuận tương tự, trừ trường hợp là thực hiện các nghiên cứu về hệ thống hoặc phân loại theo tên gọi khơng có liên quan đến việc thương mại hoá các sản phẩm liên quan;

g. Liệu các tri thức, sáng chế và kinh nghiệm cổ truyền của các cộng đồng địa phương và bản địa có được tơn trọng hay khơng, có được bảo vệ và gìn giữ hay khơng, và cách thức sử dụng theo truyền thống các nguồn tài nguyên sinh học có phù hợp với các tập tục cổ truyền được bảo về và khuyến khích hay khơng;

h. Xử lý thơng tin bí mật;

i. Quy định về việc chia sẻ các lợi ích có được từ việc sử dụng cho mục đích thương mại và các mục đích khác đối với các nguồn tài nguyên gen và các sản phẩm và dẫn xuất từ chúng.

3. Chia sẻ lợi ích

45. Các điều khoản thoả thuận chung có thể bao gồm cả các điều khoản, các trách nhiệm, các thủ tục, loại hình, lịch trình, việc phân bổ và các cơ chế chia sẻ lợi ích có được. Các vấn đề này sẽ khác nhau nhiều phụ thuộc vào các yếu tố được xem là cơng bằng và bình đẳng trong từng bối cảnh cụ thể.

Các dạng lợi ích có được

46. Ví dụ như các lợi ích về tài chính và phi tài chính như đã được mơ tả trong phụ lục II của hướng dẫn này.

Page | 55 47. Việc chia sẻ lợi ích có thể được cân nhắc trong các giai đoan ngắn hạn, trung

hạn và dài hạn, bao gồm cả việc cả các khoản trả trước, các khoản trả theo từng lần và các khoản hoa hồng. Lịch trình chia sẻ các lợi ích có được cần phải quy định một cách cụ thể và rõ ràng. Ngoài ra, việc cân đối giữa các lợi ích ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cũng cần phải xem xét đối với từng trường hợp cụ thể.

Phân bổ lợi ích

48. Căn cứ trên các điều khoản đã được nhất trí chung được thiết lập trên cơ sở có sự chấp thuận được thông báo trước, cáclợi ích phải được chia sẻ một cách cơng bằng và bình đẳng cho tất cả các thành viên đã được xác định là có đóng góp trong q trình quản lý tài ngun và q trình sử dụng cho mục đích thương mại hoặc là khoa học đối với các nguồn tài nguyên đó. Các thành viên này có thể bao gồm cả các cơ quan/tổ chức nghiên cứu khao học, phi chính phủ, chính phủ và các cộng đồng bản địa và địa phương. Các lợi ích có được phải được trao trực tiếp cho từng đối tượng để thúc đẩy các hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững tính đa dạng sinh học.

Các cơ chế chia sẻ lợi ích

49. Các cơ chế chia sẻ lợi ích có thể khác nhau tuỳ thuộc vào mỗi loại hình lợi ích, các điều kiện cụ thể của mỗi nước và các bên liên quan. Các cơ chế chia sẻ lợi ích phải linh hoạt khi xác định các đối tác có liên quan trong q trình chia sẻ lợi ích và sẽ khác nhau trong từng trường hợp cụ thể.

50. Các cơ chế chia sẻ lợi ích phải phản ánh đầy đủ sự hợp tác trong các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, cũng như các hoạt động nảy sinh từ các sản phẩm thương mại như các quỹ uỷ thác, các giấy chứng nhận đồng sở hữu với các điều khoản ưu đãi.

Một phần của tài liệu đáp án một số câu về an toàn sinh học (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)