1. Đánh giá rủi ro áp dụng phương pháp phịng ngừa là chính, xác định mối nguy hiểm có thể xảy ra hay mức độ thiệt hại có thể chấp nhận được.
2. Việc đánh giá rủi ro cần được thực hiện một cách khoa học và minh bạch.
3. Đánh giá rủi ro cần phải được thực hiện trong từng trường hợp cụ thể, phụ thuộc vào sự liên quan giữa sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hố có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen với mục đích sử dụng, cách sử dụng và môi trường tiếp nhận. III. NỘI DUNG
Báo cáo đánh giá rủi ro phải bao gồm những nội dung chính sau đây:
1. Xác định các đặc tính của sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hố có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen có thể gây ảnh hưởng bất lợi đối với sức khoẻ con người, môi trường, việc bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.
2. Xác định những loại rủi ro đã hoặc sẽ có thể xảy ra, mức độ và phản ứng của môi trường tiếp nhận đối với sinh vật biến đối gen; sản phẩm, hàng hố có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen.
3. Đánh giá hậu quả, mức độ thiệt hại của từng loại rủi ro trên.
4. Khuyến nghị các loại rủi ro có thể chấp nhận hay quản lý được. Nếu thấy cần thiết, phải đề ra các biện pháp quản lý các loại rủi ro này và những biện pháp giảm thiểu hậu quả của chúng.
Page | 95 - Thông tin liên quan đến ý định sử dụng: bao gồm sử dụng mới các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hố có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen hay chỉ sử dụng những thay đổi so với sinh vật nhận chưa bị biến đổi;
- Môi trường tiếp nhận: các thơng tin về địa điểm, đặc điểm địa lý, khí hậu và sinh thái của môi trường tiếp nhận;
- Môi trường tiếp nhận: các thông tin về tác động của sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hố có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen đối với đối với sức khoẻ con người, môi trường, việc bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học;
- Các vấn đề kinh tế-xã hội khác có liên quan. ........ ngày....... tháng....... năm.......
Người đại diện cho tổ chức đánh giá rủi ro (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Câu 11: Chỉ thị ban bí thư về CNSH
Trả lời:
Chỉ thị 50 – CT/TW của Ban Bí thƣ ngày 04/3/2005 về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nƣớc
Cơng nghệ sinh học là một lĩnh vực công nghệ cao dựa trên nền tảng khoa học về sự sống, kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật nhằm tạo ra các công nghệ khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật để sản xuất ở quy mơ cơng nghiệp các sản phẩm sinh học có chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Với những thành tựu khoa học và công nghệ vượt bậc của nhân loại, từ cuối thế kỷ XX, công nghệ sinh học từ một ngành khoa học đã trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao của nhiều quốc gia công nghiệp trên thế giới.
Đối với nước ta, một nước nhiệt đới đi lên từ nơng nghiệp, cơng nghệ sinh học có vai trị đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố; và một yếu tố quan trọng góp phần bảo đảm an ninh lương thực, chuyển đổi cơ cấu và phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp, nông thôn; cung cấp những sản phẩm cơ bản và thiết yếu cho chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, bảo vệ môi trường sống và phục vụ phát triển công nghiệp sinh học.
Trong những năm qua, công nghệ sinh học nước ta đã có những tiến bộ nhanh chóng. Nhận thức về vai trị, vị trí và tầm quan trọng của cơng nghệ sinh học của các cấp, các ngành và nhân dân đã được nâng lên một bước. Việc xây dựng cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân lực cho công nghệ sinh học đã được quan tâm đầu tư. Trình độ nghiên cứu và phát triển,cơng nghệ đã được nâng cao rõ rệt. Việc ứng
Page | 96 dụng công nghệ sinh học truyền thống trong sản xuất đã trở nên phổ biến, góp phần nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông - lâm - thuỷ sản; sản xuất vắc-xin và một số chế phẩm phục vụ bảo vệ sức khoẻ nhân dân và tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Tuy nhiên, công nghệ sinh học hiện đại của nước ta vẫn đang ở tình trạng lạc hậu so với một số nước trong khu vực và nhiều nước trên thế giới, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và nâng cao mức sống của nhân dân. Công nghiệp sinh học chậm phát triển, chưa tạo ra được các sản phẩm chủ lực cho nền kinh tế quốc dân.
Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức chưa đầy đủ của các cấp uỷ đảng, các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội về vai trị, vị trí quan trọng của cơng nghệ sinh học đối với nước ta. Việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghệ sinh học cịn chậm và chưa triệt để; chưa có kế hoạch tổng thể phát triển công nghệ sinh học và công nghiệp sinh học, chưa tạo được sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành, địa phương và chưa có chính sách khuyến khích, thu hút các nguồn lực trong nước và ngồi nước để đầu tư phát triển cơng nghệ sinh học.