Câu 26: Những ý kiến còn khácnhau trên thế giới đối với công nghệ sinh học

Một phần của tài liệu đáp án một số câu về an toàn sinh học (Trang 175 - 178)

III. Các câu hỏi về kiến thức chung

Câu 26: Những ý kiến còn khácnhau trên thế giới đối với công nghệ sinh học

Trả lời:

Page | 176 Trên thế giới hiện nay nhận xét về sự phát triển của Công nghệ sinh học cũng cịn có những ý kiến khác nhau , đãc biiẹt đối vơisinh vật bién đổi Gen bên cạnh những lợi ích to lớn đang mang lại cho nhân loại , thì cũng đặt ra nhiều câu hỏi , mà câu hỏi bao trùm nhất hiện nay nó là tiến bộ của khoa học hay ác mộng của nhân loại Những lập luận ủng hộ thì nêu những lợi ích mà nó mang lại cho nhân loại như Với kỹ thuật mới này thì sự canh tác sẽ được dễ dàng hơn, hoa mầu dễ trồng, kháng được sâu rầy, ít bệnh tật, phẩm chất tốt, chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn, ít cần đến nơng dược, cũng như có sức chịu đựng mạnh mẽ hơn đối với các thuốc diệt cỏ. Năng xuất và sản lượng nhờ đó mà được tăng cao...Công nghệ sinh học đã không ngừng cho ra những sản phẩm mới như: trái cây có chứa nhiều vitamin, hoặc nhiều chất dinh dưỡng nào đó; các loại dầu thực vật ăn vào ít độc hại cho sức khỏe; trứng gà khơng có cholesterol; các giống khoai Tây ít hút mỡ dầu lúc chiên; dâu Tây chịu đựng được sự giá lạnh; tomate chậm chín, lâu thúi, giúp việc chuyên chở được dễ dàng hơn; café chứa ít chất caféine...Cơng nghệ sinh học cịn có thể biến những loại thực vật và động vật thành…«phịng bào chế» dược phẩm để sản xuất ra vaccin; thuốc lá ít chất nicotine; củ hành không làm cay xé mắt lúc xắt; giống gạo chứa nhiều vitamin A, bêta carotène, dễ trồng vì cần rất ít nước để tăng trưởng, đây là loại riz doré hay „gạo vàng‟ rất quý báu để giải quyết phần nào nạn đói tại các quốc gia đang phát triển. Gần đây, Hoa Kỳ thí nghiệm phương pháp chuyển đổi gène để sản xuất ra một loại gạo OGM có khả năng tạo ra hai protéine của người, đó là hai chất lactoferrine và lysozyme vơ cùng cần thiết để ngăn chặn bệnh tiêu chảy ở trẻ em tại các quốc gia nghèo khó ở vùng Phi châu, Á châu và Nam Mỹ. Công ty Ventria Bioscience hy vọng sẽ dùng loại gạo nầy trong nước giải khát, yogurt, trong bánh trái và trong các thỏi cớm!

Một vài loại sản phẩm mới được tạo ra để thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng, nhưng cũng có một số khác nhằm phục vụ giới nông gia và những nhà sản xuất hạt giống. Có sản phẩm nhằm phục vụ sức khỏe công cộng,

Các giống hoa mầu OGM đề kháng với bệnh tật, sâu bọ và côn trùng sẽ giúp giảm thiểu việc sử dụng nông dược đi rất nhiều. Theo Giám đốc National Center for Public Research, Washington DC, Amy Ridenour thì…biotechnologie đã làm giảm đi 80% việc sử dụng thuốc trừ sâu trong kỹ nghệ bông vải tại Hoa Kỳ...Hãy tưởng tượng các trái tomates no tròn, to lớn, chứa đầy chất dinh dưỡng, nhưng chậm chín nghĩa là lâu hư thúi nhờ vậy mà giúp việc chuyên chở được dễ dàng hơn. Và các bạn nghĩ sao về các loại hạt điều, hạt hạnh nhân chứa thật ít chất béo và khơng có một tí nào các chất gây dị ứng?...Hoan nghênh sự tiến bộ của khoa học! Từ trước tới nay, các nhà chăn nuôi và các nhà nông phải tốn rất nhiều công sức và thời gian hằng vài ba chục năm mới tìm ra hoặc tạo ra được một giống gia súc hoặc một loại hoa mầu mới với những tính chất cố định mong muốn. Ngày nay, biotech đã giải quyết vấn đề nầy chỉ trong một thời gian thật ngắn ngủi mà thôi...Các thực phẩm mới không ngừng được tung ra thị trường mỗi năm. Kỹ thuật biến đổi gène không những được thực hiện giữa các dòng sinh vật giống nhau, mà còn được thực hiện giữa các chủng loại khác nhau nữa, chẳng hạn như gène dâu Tây (strawberry) được cấy vào hạt dưa hấu, gène của thỏ cấy vào hạt bông vải để có loại bơng xốp nhuyễn như lơng thỏ.

Page | 177 Bị biến đổi gène có thể sản xuất ra sữa có lactoférine của người. Chất nầy giống như sữa mẹ và có cơng dụng giúp ngừa các chứng viêm ruột tiêu chảy ở trẻ em...Chất insuline dùng để trị bệnh tiểu đường được trích lấy từ vi khuẩn OGM mà trước đó đã nhận gène chủ định việc tạo insuline ở người...

OGM: Ác mộng của nhân loại?

. Sau đây là những lý lẽ của phe nhóm chống OGM:

• Kỹ thuật vơ ích và nguy hiểm: Mặc dù biotech đã giúp ích phần nào trong lĩnh vực y khoa, nhưng Gs Fagan nhấn mạnh là mối nguy hiểm vẫn trội hơn các ích lợi lý thuyết của kỹ thuật mới nầy...Còn nhớ vào cuối thập niên 80, Cty Nhật Bản Showa Denko đã tung ra thị trường chất amino acid L-tryptophan trích lấy từ một loại vi khuẩn OGM. Thuốc được bán tự do dưới hình thức một thực phẩm bổ sung và được sử dụng để trị bệnh mất ngủ và các trường hợp đau nhức trước ngày hành kinh. Trong 1 năm, L-tryptophan đã làm cho 35 người Nhật thiệt mạng cũng như đã để lại 1500 phế nhân vì một hội chứng rối loạn máu cực kỳ nguy hiểm gọi tắt là EMS hay eosinophilia myalgia syndrom.

• Lợi nhuận trên hết và trước hết: Người ta tự hỏi phải chăng đằng sau các lý lẽ tốt đẹp, cao cả mà lại chẳng có một ẩn ý nào nặc mùi $$ và chính trị? • Nguy hiểm thật sự là gì? Cơ cấu di truyền hiện hữu của sinh vật là kết quả của sự tiến hóa và chọn lọc tự nhiên có được từ mấy ngàn năm nay rồi. Nó tạo nên một bối cảnh mơi sinh liên kết với nhau và vô cùng phức tạp. Sự can thiệp của các nhà bác học vào cơ cấu sâu xa của di truyền sẽ làm xáo trộn thế quân bình nầy.

• Sự đột biến (mutation) không thể lường trước được: Code génétique (mã số di truyền) của một sinh vật kể cả vi khuẩn rất phức tạp. Nếu đem một gène của một sinh vật nầy gắn vào cho một sinh vật khác thì phản ứng sẽ ra sao? Có thể tính thơng minh của gène sẽ giảm?...Theo Gs Fagan, chuyển đổi gène từ loài nầy sang cho loài khác là một hành động trái thiên nhiên, rất nguy hiểm (ví dụ như gène heo cấy vào thực vật, gène cá cấy vào tomate, gène người cấy vào thú vật, v.v…). Tính liệt cũng như các bệnh tật tiềm ẩn có thể từ chủng loại nầy truyền sang cho một chủng loại khác.

• Nguy cơ ơ nhiễm mơi sinh: Ơ nhiễm sinh học (pollution biologique) có thể được xem là sự nguy hiểm lớn nhất. Người ta tạo ra những dòng sinh vật mới như các vi khuẩn chẳng hạn mà khơng nắm vững tí nào ảnh hưởng về lâu về dài của chúng đối với con người và đối với mơi sinh. Các nhà nơng khơng có một phương thức nào chắc chắn để bảo đảm là sản phẩm OGM của họ không lây nhiễm (nhụy phấn hoa bay theo gió, theo ong…) sang các cánh đồng lân cận. Đậu nành OGM kháng thuốc diệt cỏ có thể chịu đựng những lượng hóa chất gấp 3-4 lần hơn bình thường mà khơng hề hấn gì cả. Muốn diệt cỏ phải cần lượng thuốc khổng lồ rất có hại cho mơi sinh.

Người ta lo ngại trong tương lai loại bướm Monarque sẽ bị tuyệt chủng vì độc tố Bt và biết chừng đâu, về lâu về dài, độc tố nầy cũng dám ảnh hưởng đến sức khỏe

Page | 178 chúng ta lắm. Cũng như bắp Bt, bắp Starlink là một loại bắp OGM có chứa protein Cry9C kháng sâu rầy. Người ta nghi chất protein nầy sẽ gây dị ứng ở người. Tại Hoa Kỳ Bắp StarLink chỉ được dùng để nuôi gia súc mà thơi nhưng Canada thì lại cấm. Cá OGM rất to lớn, nếu chẳng may thoát ra ngồi mơi sinh sẽ tấn cơng tất cả các lồi cá khác nhỏ con hơn và có thể làm diệt chủng một số lồi thủy sản!

• Nguy cơ cho súc vật: Cũng như cá saumon, một số gia súc đang được thí nghiệm để đổi gène. Các loại thú như bò, dê, cừu và heo đã được sử dụng để sản xuất ra những chất đặc biệt. Người ta tự hỏi liệu những thú nầy có được một sức khỏe bình thường hay khơng? Thịt và sữa của chúng có an tồn cho chúng ta hay không? Người ta rất e ngại là trong một tương lai không xa lắm, tất cả thực phẩm chúng ta thường dùng hằng ngày đều có chứa ít nhiều OGM. Cũng khơng chắc gì gạo OGM có thể giải quyết được nạn đói trên thế giới đâu, vì theo Amartya Sen (Prix Nobel về kinh tế) thì…nạn đói khơng phải do việc kém sản xuất mà ra, nhưng chính là do hạ tầng cơ sở của các quốc gia nghèo khó cịn q yếu kém cũng như việc phân phối đất đai chưa được cơng bằng và hợp lý!

• Khía cạnh tơn giáo và tín ngưỡng: Mọi người đều đặt câu hỏi là có trái với đạo lý hay khơng khi con người cố tình tự ý thay đổi cơ cấu sâu xa của vạn vật? Các OGM được tung ra thị trường hiện nay đã gây trở ngại và phiền tối khơng ít cho các nhóm tơn giáo, cho người musulman, người Do Thái không ăn thịt heo, các người ăn chay, cũng như cho cả các nhóm bảo vệ mơi sinh và quyền sống của súc vật. Các nhóm chủ trương OGM đã bào chữa lại và nói rằng ADN thực vật cũng khơng có gì khác hơn ADN động vật cả và khi vào trong bao tử thì các gènes sẽ bị tiêu hóa đi hết!

• Chúng ta có được sự bảo vệ của cơ quan Y Tế Thế Giới (WHO) hoặc của chính phủ hay khơng? Theo Gs Fagan, đa số dân chúng khơng thấu hiểu tình hình. Cịn nhớ, vào những năm 60 có hai biến cố quan trọng đã xảy ra: đó là vụ thuốc trừ sâu DDT và vụ thuốc Thalidomide. Hai món nầy đều đã được quốc tế và các chính phủ cơng nhận và hết lời cổ súy ca ngợi. Hậu quả rất thê thảm như mọi người đã biết...DDT là một loại nông dược rất hữu hiệu để diệt côn trùng, ruồi, muỗi và được sử dụng trong những kế hoạch bài trừ bệnh sốt rét, v.v…Sau nầy, các nhà khoa học cho biết là DDT là hóa chất rất độc cho sức khỏe con người, như có hại cho não bộ, làm giảm hệ miễn dịch, hư thai và có thể gây ra cancer.

Ngày nay, DDT đã bị cấm sử dụng tại các quốc gia Tây phương...Thalidomide là thuốc an thần giúp ngừa nôn mửa ở phụ nữ lúc mang thai. Vào những năm 1959-60, Thalidomide được sử dụng rất rộng rãi nhưng một thời gian sau người ta mới biết được nó là nguyên nhân sinh ra hài nhi có tay chân dị dạng. Thalidomide đã bị cấm từ đó, nhưng gần đây nó được cho phép sử dụng trở lại để trị bệnh Sida và một loại bệnh cùi nodosus leprosus.

Một phần của tài liệu đáp án một số câu về an toàn sinh học (Trang 175 - 178)