2.2.2.1. Về nhu cầu
Hàng năm nhu cầu đào tạo của Công ty được xác định dựa theo kế
hoạch sản xuất kinh doanh của năm đó và dựa theo tình hình thực tế về số lượng và chất lượng lao động, vào tình hình vốn, cạnh tranh....
Nhu cầu đào tạo cán bộ: hàng năm theo kế hoạch của cấp trên Công ty cử một số cán bộ chủ chốt theo học các lớp nghiệp vụ ngắn hạn và các lớp lý luận chính trị cao cấp cho cán bộ theo yêu cầu của công ty . Dựa trên yêu cầu đó Cơng ty xem xét đề cử cán bộ theo các lớp chun mơn đó và những cán bộ được lựa
chọn là người trực tiếp hoặc có liên quan đến cơng việc đó. Ngồi ra hàng năm
Cơng ty cịn tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên nhằm
củng cố thêm kiến thức nghiệp vụ, chun mơn. Song tiêu chuẩn chính xác cho việc lựa chọn là khơng có mà chỉ xác định theo ý kiến chủ quan của lãnh đạo theo kiểu "thấy cần thiết thì làm".
Nhu cầu đào tạo công nhân: theo kế hoạch sản xuất kinh doanh, hàng năm với lượng lao động như thế nào thì có thể đáp ứng được kế hoạch đó và dựa vào
lượng máy móc mới định nhập vào trong năm mà tiến hành dự kiến số lượng và chất lượng đào tạo. Dựa trên tiêu chí đó mà Cơng ty xem xét lại về trình độ, số
lượng và chất lượng lao động của từng bộ phận, của phân xưởng, của từng ngành mà từ đó xác định lượng đào tạo cho từng bộ phận, từng công việc khác nhau.
Bảng 2.5. Nhu cầu đào tạo – phát triển qua các năm từ 2007 đến 2011
Đơn vị tính: Người
Nhu cầu đào tạo
STT Bộ phận 2007 2008 2009 2010 2011 1 Kế toán 2 3 3 5 6 2 Hành chính 1 2 4 6 8 3 Bán hàng 15 24 28 32 40 4 Quản lý sx 5 8 10 15 21 5 Kĩ thuật 4 6 9 12 17
6 Cơng nhân cơ
khí 5 7 8 11 12
7 Cơ điện 2 4 6 9 10
8 Vận hành 3 4 7 10 11
9 Thành phẩm 2 3 5 7 12
10 Thí nghiệm 5 8 10 13 15
Bảng 2.6. So sánh nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp từ năm 2007-2011
Nhu cầu đào tạo
2008/2007 2009/2008 2010/2009 2011/2010 STT Bộ phận +/- % +/- % +/- % +/- % 1 Kế toán 1 50 0 0 2 66,67 1 20 2 Hành chính 1 100 2 100 2 50 2 33,33 3 Bán hàng 9 60 4 16,67 4 14,29 8 25 4 Quản lý sx 3 60 2 25 5 50 6 40 5 Kĩ thuật 2 50 3 50 3 33,33 5 41,67 6 Cơng nhân cơ khí 2 40 1 14,29 3 37,5 1 9,09 7 Cơ điện 2 100 2 50 3 50 1 11,11 8 Vận hành 1 33,33 3 75 3 42,86 1 10 9 Thành phẩm 1 50 2 66,67 2 40 5 71,43 10 Thí nghiệm 3 60 2 25 3 30 2 15,38 Nhận xét:
Bảng số liệu cho ta thấy nhu cầu đào tạo đều có xu hướng tăng qua các năm, tập trung ở bộ phận bán hàng, cơng nhân cơ khí, thí nghiệm, kỹ thuật, quản lý sản xuất. Điều này là hợp lý vì để đáp ứng được nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của cơng ty thì đội ngũ cơng nhân viên ngày càng phải được nâng cao trình độ tay nghề.
2.2.2.2. Về mục tiêu đào tạo của Công ty
Mục tiêu đào tạo của Công ty năm 2012 được xác định như sau:
Tăng năng suất lao động để giảm chi phí lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh với hàng hố ngoại nhập bên ngồi.
Thực hiện hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch do cấp trên giao và kế hoạch phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trực tiếp giúp nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đặc biệt khi nhân viên
thực hiện công việc không đáp ứng được các tiêu chuẩn mẫu, hoặc khi nhân viên
nhận công việc quá mới.
Cập nhật các kỹ năng, kiến thức mới cho nhân viên, giúp họ có thể áp dụng thành công các thay đổi công nghệ, kỹ thuật trong doanh nghiệp.
Tránh tình trạng quản lý lỗi thời. Các nhà quản trị cần áp dụng các phương pháp quản lý, sao cho phù hợp được với những thay đổi về quy trình
cơng nghệ, kỹ thuật và môi trường kinh doanh.
Giải quyết các vấn đề tổ chức. Đào tạo và có thể giúp các nhà quản trị giải
quyết các vấn đề về mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân và giữa cơng đồn
với các nhà quản trị, đề ra các chính sách về quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp có hiệu quả.
Hướng dẫn công việc cho nhân viên mới. Nhân viên mới thường gặp nhiều khó
khăn, bỡ ngỡ trong những ngày đầu làm việc trong tổ chức, doanh nghiệp, các chương trình định hướng công việc đối với nhân viên mới sẽ giúp họ mau
chóng thích ứng với mơi trường làm việc mới của doanh nghiệp.
Chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành vững mạnh, linh hoạt. chuyên môn kế cận. Đào tạo và phát triển giúp cho nhân viên có được những kỹ năng cần
thiết cho các cơ hội thăng tiến và thay thế cho các cán bộ quản lý, chuyên môn khi cần thiết.