Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tây hà nội (Trang 63 - 68)

* Sự phù hợp giữa cơ cấu huy động vốn và cơ cấu sử dụng vốn về loại tiền tệ

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

NHNo&PTNT Tây Hà Nội vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục như sau:

Thứ nhất,sản phẩm huy động vốn còn chưa đáp ứng nhu cầu khách hàng. NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã có những bước tiến rõ rệt trong việc đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn, tuy nhiên vẫn chưa có sự nghiên cứu đầy đủ thị trường nguồn vốn huy động để đưa ra các nhóm sản phẩm chuyên biệt cho từng nhóm khách hàng, tạo sự khác biệt vượt trội trong huy động vốn so với các NHTM khác. Sản phẩm huy động vốn được áp dụng chung cho các nhóm khách hàng, như vậy chưa tạo được sự thu hút đối với khách hàng có số tiền gửi lớn cũng như chưa khai thác được triệt để các khoản tiền gửi nhỏ lẻ trong dân cư. Chưa có các gói sản phẩm dành cho các đối tượng khách hàng ở từng phân khúc khách hàng.

Thứ hai, lãi suất huy động chưa linh hoạt và cạnh tranh. Trong những năm gần đây, tuy lãi suất Việt Nam cũng được điều chỉnh theo biến động của lãi suất thế giới nhưng vẫn chịu sự quản lý của Nhà nước. Các NHTM đều chịu khống chế bởi trần lãi suất do NHNN ban hành, nên lãi suất huy động vốn của ngân hàng chưa phản ánh được lãi suất thực trên thị trường. Là một NHTM nhà nước, ngoài mục tiêu kinh doanh sinh lời, NHNo&PTNT Việt Nam nói chung cũng như NHNo&PTNT Tây Hà Nội nói riêng còn hoạt động phục vụ những mục tiêu kinh tế-tiền tệ của Nhà nước. Vì vậy, trước quy định lãi suất do NHNN ban hành, mức lãi suất ngân hàng niêm yết luôn ít linh hoạt và mềm dẻo hơn, thậm chí còn thấp hơn so với các NHTM khác. Bên cạnh đó, trong thời gian vừa qua, một bộ phận các NHTM có hiện tượng cạnh tranh lãi suất không lành mạnh khiến cho NHNo&PTNT Tây Hà Nội, một đơn vị chấp hành tốt quy định của NHNN đã không đưa ra được mức lãi suất huy động hấp dẫn so với các ngân hàng khác, từ đó làm giảm tính cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn của Chi nhánh.

Thứ ba, cơ cấu vốn huy động về mặt kỳ hạn chưa hợp lý. Vốn không kỳ hạn là loại có lãi suất thấp, ít nhạy cảm lãi suất vẫn chiếm tỷ trọng chưa cao trong tổng vốn, trong khi đó vốn trung và dài hạn giảm nhiều. Nguyên ngân sự giảm sút vốn trung dài hạn là do biến động của nền kinh tế vĩ mô trong thời gian

qua khiến cho khách hàng không dám mạo hiểm gửi tiền kỳ hạn dài mà chỉ tập trung vào các kỳ hạn ngắn và cực ngắn. Mặt khác thị trường tài chính nước ta cũng chưa phát triển đủ để các NHTM có thể dễ dàng huy động vốn trung dài hạn qua phát hành cổ phiếu và trái phiếu, từ đó gây khó khăn cho Chi nhánh trong tài trợ cho các khách hàng lớn như Tổng công ty Hàng không, Quỹ hỗ trợ, các dự án thủy điện,…

Thứ tư, chi phí huy động vốn tăng cao. Hoạt động huy động vốn trong môi trường cạnh tranh, đặc biệt trong tình hình nền kinh tế vĩ mô kém ổn định như hiện nay, muốn duy trì và ổn định nguồn vốn huy động, đồng thời giữ chân khách hàng, nhất là các khách hàng truyền thống và khách hàng có doanh số giao dịch lớn, ngân hàng bên cạnh chạy đua lãi suất làm chi phí trả lãi tăng còn bỏ ra nhiều khoản chi phí cho hoạt động khuyến mãi như tặng quà, bốc thăm trúng thưởng,…và cho các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Càng những năm gần đây các khoản chi phí này tăng lên đáng kể, dẫn đến lãi suất bình quân đầu vào tăng nhanh hơn cả tốc độ tăng của lãi suất bình quân đầu ra, từ đó chênh lệch lãi suất bình quân cũng như lợi nhuận của Chi nhánh bị sụt giảm.

Thứ năm, huy động vốn chưa căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn. Trong giai đoạn 2009-2011, vốn huy động có thời điểm thừa, có thời điểm lại thiếu so với nhu cầu tín dụng của Chi nhánh. Đặc biệt, tỷ trọng vốn trung và dài hạn đang có xu hướng thấp hơn dư nợ tín dụng trung, dài hạn khiến cho việc đầu tư cho một số dự án lớn gặp khó khăn, chủ yếu phụ thuộc vào vốn của trung ương. Mặt khác, do khó khăn chung trong hoạt động huy động vốn thời gian qua nên mặc dù Chi nhánh đã thực hiện nhiều biện pháp để gia tăng vốn huy động nội tệ nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho vay và đầu tư bằng nội tệ.

Thứ sáu, chưa phát triển các dịch vụ hỗ trợ huy động vốn hiệu quả. Hệ thống các phòng giao dịch của Chi nhánh được đặt tại các vị trí trung tâm sầm uất của thủ đô, tuy nhiên trong tình hình cạnh tranh gay gắt với sự xuất hiện của nhiều NHTM và TCTD khác, việc tăng cường huy động vốn thông qua khuyến khích, chi

hoa hồng môi giới cho các tổ, nhóm huy động vốn trung gian vẫn chưa được Chi nhánh chú trọng phát triển. Bên cạnh đó, mặc dù Chi nhánh đã triển khai các dịch vụ mới đi kèm công tác huy động vốn như phát triển hệ thống ATM, EDC/POS. Mobile Banking, Internet Banking, gia tăng nhiều tiện ích cho khách hàng để phục vụ công tác huy động vốn, tuy nhiên so với các NHTM lớn khác, hệ thống kênh phân phối hiện đại của NHNo&PTNT Tây Hà Nội còn thiếu nhiều tính năng, tiện ích và chưa có chiến lược cụ thể phát triển và khai thác hiệu quả.

Thứ bảy, công nghệ ngân hàng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Công nghệ giao dịch, thanh toán đã được triển khai cách đây hơn 10 năm nhưng đến nay vẫn còn chưa đáp ứng kịp nhiều nhu cầu của khách hàng. Hệ thống IPCAS (hệ thống …) giai đoạn 2 đã hoàn thành từ năm 2010 với việc bổ sung nhiều cấu phần mới phù hợp với các sản phẩm dịch vụ mới triển khai trong toàn hệ thống ngân hàng nông nghiệp nhưng do mạng lưới hoạt động rất lớn nên khả năng hoạt động thông suốt của đường truyền chưa được đảm bảo. Tốc độ thanh toán chậm, thậm chí nghẽn mạng giao dịch gây mất thời gian cho khách hàng. Trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt còn nhiều thủ tục phiền hà, cứng nhắc làm cho khách hàng chưa hài lòng khi giao dịch với ngân hàng. Mặt khác, việc đổi mới công nghệ ngân hàng cũng còn chậm. NHNo&PTNT Việt Nam có lợi thế lớn ở hệ thống mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp đến cả các địa bàn vùng sâu, vùng xa. Tuy vậy đây cũng chính là khó khăn lớn cho Ngân hàng khi triển khi, đổi mới công nghệ ngân hàng. Để hệ thống được thường xuyên nâng cấp, bổ sung những cấu phần mới với chất lượng đường truyền đảm bảo ổn định đòi hỏi phải có chính sách dài hạn về nguồn nhân lực, tài chính, kỹ thuật cho hoạt động công nghệ thông tin trong Ngân hàng.

Thứ tám,hoạt động quảng bá sản phẩm còn chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao. Nội dung và hình thức quảng cáo chưa đa dạng, tính chuyên nghiệp chưa cao. Tần suất và thời gian quảng cáo ít, chưa đủ thời gian “thẩm thấu” đối với khách hàng. Hình thức quảng bá trên truyền hình, đặc biệt là truyền hình trung ương như VTV1, VTV3 hầu như chưa được triển khai do chi phí cao. Việc triển

khai công tác quảng bá các sản phẩm huy động vốn thường bị động và chậm, chưa đẩy mạnh “quảng cáo tại chỗ”, do đó chưa khai thác được thế mạnh về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, hệ thống mạng lưới phòng giao dịch, mối quan hệ gắn bó giữa NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và Chi nhánh nói riêng với địa phương,… trong hoạt động này.

Thứ chín,hoạt động nghiên cứu thị trường và chăm sóc khách hàng chưa được thực hiện hiệu quả. Chi nhánh chưa có sự nghiên cứu, khảo sát, phân tích, đánh giá phân đoạn thị trường, phân khúc khách hàng một cách bài bản và đầy đủ về thị trường huy động vốn. Do đó Chi nhánh chưa có những chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp nhằm huy động tối đa nguồn vốn, tăng cơ hội bán chéo sản phẩm. Việc nghiên cứu thị trường chưa đầy đủ cũng là nguyên nhân Chi nhánh chưa đưa ra được các nhóm sản phẩm chuyên biệt cho từng nhóm khách hàng, tạo sự khác biệt vượt trội trong huy động vốn so với các TCTD khác.

Thứ mười, trình độ cán bộ nghiệp vụ còn hạn chế so với sự phát triển của

cơ chế thị trường. NHNo&PTNT Tây Hà Nội có ưu thế là đơn vị hoạt động kinh doanh lâu đời trên thị trường ngân hàng Việt Nam, tuy nhiên song song với đó là đội ngũ cán bộ chưa đồng đều về trình độ nghiệp vụ cũng như các kỹ năng mềm. Hiện tại trong cơ cấu cán bộ của Chi nhánh vẫn còn một bộ phận cán bộ có thói quen làm việc theo cơ chế cũ, kém năng động, chậm đổi mới, trình độ nghiệp vụ cũng như trình độ tin học, ngoại ngữ chưa đáp ứng được nhu cầu cao của công việc trong thời kỳ mới. Đây là vấn đề chi nhánh cần giải quyết triệt để để nâng cao chất lượng cán bộ của đơn vị mình mới có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển lâu dài và bền vững.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tây hà nội (Trang 63 - 68)