2. Chênh lệch thu-chi Kinh
2.2.3.3. Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ
Bảng số liệu và biểu đố về cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ cho thấy vốn huy động nội tệ (VNĐ) luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động và tỷ trọng này có xu hướng tăng dần.
Bảng 2.11: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn huy động 2.901 100 2.953 100 2.516 100 Nội tệ 2.344 69 2.174 74 1.880 75 Ngoại tệ (quy VNĐ) 557 31 779 26 636 25
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Tây Hà Nội các năm 2009-2011)
Năm 2009 vốn huy động nội tệ chiếm 69%, năm 2010 là 74% và năm 2011 là 75%. Như vậy, huy động vốn VNĐ luôn là thế mạnh của Chi nhánh Tây Hà Nội.
Tiền gửi VNĐ thường đa dạng hơn ngoại tệ về mục đích gửi tiền cũng như nhu cầu trong sử dụng vốn, do đó ngân hàng có thể khai thác và sử dụng linh hoạt mà không bị phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài. Mặt khác, khách hàng của ngân hàng luôn có tâm lý thích giao dịch bằng đồng nội tệ hơn do sự quen thuộc, thuận tiện trong quy đổi, đồng thời lãi suất nội tệ cũng thường cao hơn lãi suất ngoại tệ.
Biểu đồ 2.6:Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ
Vốn huy động ngoại tệ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng vốn huy động và giảm dần qua các năm do chịu sự tác động lớn của lãi suất ngoại tệ trên thị trường quốc tế, thêm vào đó tỷ giá lại biến động khó lường nên các khách hàng ngại gửi tiền bằng ngoại tệ vì sợ đối mặt với rủi ro tỷ giá. Việc huy động loại vốn này dự báo sẽ tiếp tục khó khăn trong những năm sắp tới do tác động của thông tư 19/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc áp dụng trần lãi suất huy động ngoại tệ 2%. Vốn huy động ngoại tệ trong giai đoạn này chủ yếu là ký quỹ đảm bảo thanh toán L/C, tiền chuyển thanh toán hợp đồng xuất nhập khẩu của các tổ chức kinh tế và một phần từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư.
2.2.4. Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn