Tốc độ tăng trưởng vốn huy động

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tây hà nội (Trang 48 - 51)

2. Chênh lệch thu-chi Kinh

2.2.2. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động

Sự tăng trưởng về quy mô vốn huy động là yếu tố đầu tiên cần đề cập khi đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn. Hoạt động cơ bản của mỗi NHTM là huy động vốn để cho vay. Chính vì thế vốn kinh doanh nói chung và vốn huy động nói riêng phải đạt đến một quy mô nhất định mới đủ để tài trợ cho hoạt động sử dụng vốn trong kinh doanh ngân hàng.

Bảng 2.07: Quy mô vốn huy động trong tổng nguồn vốn

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm

2009 Năm 2010 Năm 2011

Số dư Số dư Tăng trưởng(%) Số dư Tăng trưởng(%)

Tổng vốn hoạt động 3.413 3.434 1 3.031 -12

Vốn huy động 2.901 2.953 2 2.516 -5

Tỷ trọng vốn huy động trong

tổng vốn hoạt động (%) 85 86 - 83 -

(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Tây Hà Nội từ năm 2009 đến năm 2011)

Bảng số liệu cho thấy vốn huy động tăng trưởng không đều qua các năm. So với năm 2009, vốn huy động năm 2010 có tăng nhưng mức tăng không đáng kể (2%). Đặc biệt, tính đến cuối năm 2011, vốn huy động không những không tăng mà còn giảm mạnh chỉ đạt 95% so với năm trước. Biến động tiêu cực trong vốn huy động cũng là nguyên nhân chính tác động đến sự sụt giảm tổng vốn hoạt động của cả chi nhánh (năm 2011 tăng trưởng -12%).

Nguyên nhân của thực tế này trước tiên là do sự bất ổn trong nền kinh tế giai đoạn này. Từ năm 2009 đến nay, những dấu hiệu của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã ngày càng bộc lộ rõ và tác động đến tất cả các nền kinh tế quốc gia, trong đó có Việt Nam. Sự biến động phức tạp và khó lường của lãi suất, giá vàng và tỷ giá ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý khách hàng. Nhiều khách hàng đã rút các khoản tiền gửi của mình để đầu tư sang lĩnh vực kinh doanh khác. Năm 2011 là năm thị trường tiền tệ và nền kinh tế có nhiều biến động nhất từ trước đến nay. Nhà nước tiếp tục

thực hiện Chính sách tài chính tiền tệ chặt chẽ: thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ hạn chế đầu tư công, chính sách tín dụng hạn chế tăng trưởng và hạn chế cho vay đối tượng phi sản xuất. 6 tháng đầu năm lãi suất tiền gửi và tiền vay thả nổi, giá vàng và bất động sản tăng giảm đột biến, lạm phát chưa được kiểm soát đạt mức 2 con số và cao hơn lãi suất huy động. Tình hình trên càng tác động đến luồng tiền gửi tiết kiệm giảm mạnh, khả năng thanh khoản gặp khó khăn, lãi suất liên Ngân hàng qua đêm có thời điểm lên tới gần 30%, sức ép cạnh tranh gia tăng tạo ra cuộc đua lãi suất huy động và khuyến mại dưới mọi hình thức giữa các Ngân hàng thương mại. Trước tình hình này, Nhà nước đã sử dụng biện pháp hành chính quản lý trần lãi suất huy động 14%, hạ lãi suất tiền vay, thực hiện kiểm tra xử phạt hành chính đối với Ngân hàng thương mại vị phạm huy động vượt trần lãi suất. Động thái này mặc dù đã làm sức ép cạnh tranh bớt nóng vào những tháng cuối năm 2011, nhưng những biến động khó lường của nền kinh tế trong cả năm đã làm hoạt động kinh doanh chung cũng như quy mô, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của Chi nhánh sụt giảm đáng kể. Đây cũng là tình trạng chung của tất cả các NHTM khác.

Biểu đồ tương quan giữa vốn huy động và tổng vốn hoạt động cũng cho ta hình dung dễ dàng hơn xu hướng biến đổi giảm dần của tổng vốn huy động cũng như tổng vốn hoạt động của NHNo&PTNT Tây Hà Nội.

Biểu đồ 2.3: Tương quan vốn huy động trong tổng vốn hoạt động

bảng 2.08 bên dưới. Tổng vốn huy động năm 2010 của các TCTD trên địa bàn Hà Nội tăng trưởng mạnh lên đến 32%, đạt 795.213 tỷ đồng, tuy nhiên sang năm 2011, tổng vốn huy động tuy có tăng nhưng mức tăng không đáng kể, đạt 820.660 tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2010

Bảng 2.08: Tương quan tổng vốn huy động của NHNo&PTNT Tây Hà Nội và các TCTD trên địa bàn Hà Nội các năm 2009-2011

Đơn vị : tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 31/12/2011

Số dư Số dư Tăng trưởng

(%) Số dư

Tăng trưởng (%)

Tổng vốn huy động của các

TCTD trên địa bàn Hà Nội 603.457 795.213 32 820.660 3 Tổng vốn huy động của

NHNo&PTNT Tây Hà Nội 2.901 2.953 2 2.516 (15)

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHNN Việt Nam và Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Tây Hà Nội các năm 2009-2011)

Bên cạnh đấy, việc chuyển trụ sở giao dịch vào nửa cuối năm 2011 cũng đã ảnh hưởng một phần đến số lượng khách hàng giao dịch tại chi nhánh. Một số khách hàng gửi tiền trước đây đã chuyển sang giao dịch ở đơn vị hoặc ngân hàng khác do địa điểm mới của Chi nhánh không còn thuận tiện, trong khi đó nguồn khách hàng tại địa điểm mới trong thời gian ngắn chưa thể khai thác và đặt quan hệ ngay với Chi nhánh. Đây cũng là một trong những yếu tố dẫn đến quy mô vốn huy động năm 2011 tăng trưởng âm, mặc dù Ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên đã có nhiều biện pháp để đẩy mạnh hoạt động huy động vốn.

Nhìn vào tương quan huy động vốn so với tổng nguồn vốn ở bảng số liệu 2.07 có thể thấy vốn huy động luôn đóng vai trò chủ đạo, chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn hoạt động của Chi nhánh : năm 2009 là 85%, năm 2010 là 86% và năm 2011 là 83% cho thấy khả năng, quy mô thu hút vốn từ nền kinh tế là khá lớn và ổn định, phù hợp với nguyên lý hoạt động cơ bản “đi vay để cho vay” của NHTM.

Để hiểu tìm hiểu chi tiết hơn các yếu tố chủ yếu dẫn đến sự biến động trong nguồn vốn huy động của Chi nhánh, ta cần xem xét cụ thể sự tăng trưởng các bộ phận cấu thành vốn huy động, hay nói cách khác là xem xét sự tăng trưởng quy mô trong mối quan hệ với cơ cấu các nguồn vốn huy động của đơn vị.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tây hà nội (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w