Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tây hà nội (Trang 51 - 53)

2. Chênh lệch thu-chi Kinh

2.2.3.1. Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng

Số liệu Bảng 2.08 cho thấy tiền gửi từ dân cư có xu hướng ngày càng tăng lên: năm 2009 là 608 tỷ đồng, năm 2010 là 1.488 tỷ đồng, năm 2011 là 1.569 tỷ đồng. Xét về tỷ trọng trong tổng vốn huy động thì loại vốn này cũng có sự thay đổi đáng kể: năm 2009 chỉ chiếm 1/4 trong tổng vốn huy động thì năm 2011 đã có tỷ trọng lớn nhất, chiếm 62% trong tổng vốn huy động. Chi nhánh Tây Hà Nội có địa bàn trụ sở và các phòng giao dịch đều ở những khu khu vực đông dân cư nên rất lợi thế trong việc huy động loại vốn này. Đặc điểm của vốn tiền gửi từ dân cư là phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế và thu nhập của dân cư. Khách hàng nhóm này tìm đến ngân hàng ngoài mục đích nhận được khoản lãi ổn định và an toàn, họ còn có mong muốn tiết kiệm dần cho tương lai. Vì thế nên ngoài sự quan tâm về lãi suất, các khách hàng cũng quan tâm rất chất lượng dịch vụ như hình thức thanh toán, công nghệ thanh toán, thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng… Trong tình hình cạnh tranh gay gắt về huy động vốn những năm gần đây, các ngân hàng đua nhau đưa ra nhiều hình thức khuyến mãi khiến nhóm khách hàng này đứng trước nhiều lựa chọn đối tác mà mình sẽ đặt quan hệ giao dịch. Trong thời gian này, Chi nhánh Tây Hà Nội cũng đã rất linh hoạt khi có những chính sách khách hàng hấp dẫn như: tích điểm, tặng quà cho các khách hàng có món giao dịch lớn hoặc số lần giao dịch gửi tiết kiệm nhiều, phát phiếu dự thưởng cho mỗi sổ tiết kiệm từ 10 triệu đồng trở lên, tặng quà cho khách hàng nữ nhân ngày 8.3,…Vốn huy động từ nhóm khách hàng này mặc dù nhỏ, lẻ nhưng khá ổn định. Vì vậy Chi nhánh cần có thêm nhiều biện pháp để chủ động tiếp cận, mở rộng cũng như thiết lập mối quan hệ lâu dài với các khách hàng này nhằm duy trì nguồn vốn này.

Bảng 2.09: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Tổng vốn huy động 2.901 100 2.953 100 2.516 100

Tiền gửi dân cư 608 21 1.488 50 1.569 62

Tiền gửi tổ chức kinh tế 1.353 47 1.217 41 912 36 Tiền gửi, vay của TCTD,

TCTC, khác… 940 32 248 8 35 1

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Tây Hà Nội các năm 2009-2011)

Trong khi vốn tiền gửi dân cư được duy trì và tăng trưởng tốt thì các khoản tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính lại giảm dần qua các năm. Sự giảm sút tổng vốn huy động của Chi nhánh trong năm 2011 cũng do sự thu hẹp nhanh chóng của hai nhóm khách hàng này. Nếu năm 2009, tiền gửi từ các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng vốn huy động ở mức 47% thì đến năm 2011, tỷ trọng của loại vốn này giảm đáng kể, chỉ chiếm 1/3 trong tổng vốn. Loại vốn này có ưu điểm là lãi suất huy động thấp, tuy nhiên trong thời gian gần đây thường không ổn định, gây khó khăn trong công tác điều hành kế hoạch nguồn vốn. Vì thế trong giai đoạn 2009-2011, Chi nhánh đã có sự điều chỉnh giảm tỷ trọng của loại vốn này trong cơ cấu vốn huy động của mình nhằm đảm bảo chủ động hơn trong công tác sử dụng vốn.

Chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu tổng vốn huy động là nguồn vốn từ các khoản tiền gửi, tiền vay các TCTD, TCTC và các nguồn khác. Nếu năm 2009, khoản vốn này vẫn có tỷ trọng tương đối 32% trong tổng vốn huy động, đạt 940 tỷ đồng thì trong các năm 2010, 2011 đã giảm nhanh chóng. Năm 2011, vốn này chỉ còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ 1% với quy mô số dư là 35 tỷ đồng. Loại vốn này có tính ổn định thấp, chi phí cao và thời hạn ngắn. Vì vậy việc giảm dần quy mô và tỷ trọng của vốn này là hướng đi cần thiết trong công tác huy động

vốn cũng như phù hợp với chủ trương của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam về việc yêu cầu các đơn vị chủ động giảm dần tỷ trọng tiền gửi, tiền vay các TCTD, TCTC theo văn bản 2081/NHNo-KHTH ngày 06/5/2010 và 2364/NHNo-KHTH ngày 20/5/2010.

. Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng các loại vốn phân theo đối tượng khách hàng

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tây hà nội (Trang 51 - 53)