CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THÉP
1.2. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU:
1.2.1.2. Giá trị hàng hóa:
Lượng giá trị của hàng hóa là một khái niệm trong kinh tế chính trị Marx-Lenin chỉ về một đại lượng được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó, lượng lao động tiêu hao đó được tính bằng thời gian lao động, cụ thể là thời gian lao động xã hội cần thiết.Lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa, mới quyết định đại lượng giá trị của hàng hóa.
Giá trị của hàng hố là một thuộc tính của hàng hố, đó chính là lao động hao phí của người sản xuất để sản xuất ra nó đã được kết tinh vào trong hàng hoá.Để hiểu khái niệm này, phải đi từ sự trao đổi và giá trị trao đổi.Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là tỉ lệ theo đó một giá trị sử dụng loại hàng hoá này được trao đổi với một giá trị sử dụng khác.Đây là khái niệm được khẳng định trong các giáo trình kinh tế chính trị.Nếu xét nó trên quan điểm của trường phái hiệu dụng biên thì vẫn đạt được lý lẽ hồn chỉnh.Theo đó, đối tượng chung của nhu cầu có trong các cá nhân khác nhau vẫn đảm bảo cơ sở cho trao đổi.
Giá trị hàng hóa xuất khNu là giá trị hàng hóa được tính trên số tiền mà bên nhập khNu trả cho bên xuất khNu theo hợp đồng giữa hai bên phản ánh quy mô xuất khNu của doanh nghiệp.Giá trị xuất khNu khác với doanh thu xuất khNu, doanh thu xuất khNu có trừ đi thuế xuất khNu
+ Ý nghĩa:
Giá trị hàng hóa rất quan trọng, phân tích giá trị hàng hóa giúp cho doanh nghiệp xác định giá cả của hàng hóa, tìm ra các nhân tố tác động lên nó từ đó tìm cách giảm giá sản xuất hàng hóa tăng năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường quốc tế.
+ Kỹ thuật phân tích: Phân tích giá trị theo hai cách là phân tích chung để nhận thấy sự biến động giá trị hàng hóa của doanh nghiệp qua các kỳ và phân tích theo kết cấu để thấy được sự biến động giá trị hàng hóa do ảnh hưởng của các yếu tố (như: thị trường, cơ cấu hàng hóa,...)