Xét duyệt dự toán 2 Tổng hợp, lập báo cáo

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán đơn vị sự nghiệp: Phần 1 (Trang 34 - 38)

- Lập báo cáo kế toán quý Báo cáo quyết toán năm

1. Xét duyệt dự toán 2 Tổng hợp, lập báo cáo

2. Tổng hợp, lập báo cáo

quyết toán năm của đơn vị mình và đơn vị trực thuộc

Cơ quan tài chính

Thẩm định Đơn vị dự toán cấp 1 Gửi (1) Thông báo kết quả xét duyệt (2a) Gửi (2b) Thông báo kết quả thẩm định

(3) Gửi thông báo kết Gửi thông báo kết

quả xét duyệt dự toán (4)

tiếp đến kết quả sử dụng các nguồn lực nhằm hoàn thành tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao. Muốn vậy các đơn vị sự nghiệp phải có sự chủ động, linh hoạt trong hoạt động đồng thời với việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực. Điều này một mặt phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động, chức năng, nhiệm vụ được giao, mặt khác phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, phương thức hoạt động, cách thức tổ chức công tác kế tốn khoa học…

1.2. Vai trị và ngun tắc kế toán trong đơn vị sự nghiệp 1.2.1. Vai trị và nhiệm vụ kế tốn trong đơn vị sự nghiệp 1.2.1. Vai trò và nhiệm vụ kế toán trong đơn vị sự nghiệp

Theo Luật Kế toán (2003), kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thơng tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.

Kế toán trong ĐVSN là một bộ phận cấu thành của hệ thống kế tốn Nhà nước, có nhiệm vụ tổ chức hệ thống thơng tin và kiểm tra về tình hình tiếp nhận và sử dụng, quyết tốn kinh phí, tình hình quản lý và sử dụng các loại vật tư, tài sản cơng; tình hình chấp hành các dự toán thu, chi và thực hiện các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước ở các ĐVSN.

Như vậy, vai trị của kế tốn trong ĐVSN được thể hiện qua hai chức năng chính mà kế tốn đảm nhận, đó là:

- Chức năng thơng tin kinh tế tài chính. Thơng qua việc thu thập,

phân loại, tính tốn, ghi chép, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để kế tốn cung cấp thơng tin kinh tế tài chính của một đơn vị cho các đối tượng sử dụng. Chức năng này được thực hiện bởi Kế tốn tài chính tại ĐVSN.

- Chức năng kiểm tra, kiểm soát, đánh giá hoạt động và ra quyết

định đối với đơn vị. Chức năng này được thực hiện bởi Kế toán quản trị tại ĐVSN.

Để thực sự là cơng cụ sắc bén, có hiệu lực trong cơng tác quản lý kinh tế tài chính, kế tốn trong các đơn vị sự nghiệp phải thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Ghi chép và phản ánh một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ và có hệ thống tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, q trình hình thành kinh phí và sử dụng nguồn kinh phí, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị.

- Thực hiện kiểm tra, kiểm sốt tình hình chấp hành dự tốn thu, chi; tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính và các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước, kiểm tra việc quản lý, sử dụng các loại vật tư tài sản ở đơn vị; kiểm tra việc chấp hành kỷ luật thu, nộp ngân sách, chấp hành kỷ luật thanh tốn và chế độ chính sách của Nhà nước.

- Theo dõi và kiểm sốt tình hình phân phối kinh phí cho các đơn vị dự tốn cấp dưới, tình hình chấp hành dự tốn thu, chi và quyết toán của các đơn vị cấp dưới.

- Lập và nộp đúng hạn các báo cáo kế toán cho các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính theo quy định, cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết phục vụ cho việc xây dựng dự toán, xây dựng các định mức chi tiêu; phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí ở đơn vị.

1.2.2. Cơ sở kế tốn trong đơn vị sự nghiệp và chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế tốn cơng quốc tế

1.2.2.1. Cơ sở kế toán và lựa chọn cơ sở kế toán trong ĐVSN a) Cơ sở kế toán a) Cơ sở kế tốn

Kế tốn trên cơ sở dồn tích

Kế tốn trên cơ sở dồn tích (hay kế tốn dồn tích) đánh giá, phản ánh tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động trên cơ sở phát sinh quyền và nghĩa vụ tài chính, khơng căn cứ vào thời điểm thực tế thu, chi tiền.

Kế tốn dồn tích cho phép xác định, đánh giá kết quả hoạt động từng kỳ kế tốn, khơng nhất thiết phải chờ đến khi kết thúc công việc; phản ánh đầy đủ thực trạng và biến động tài sản, nguồn vốn, tình hình tài chính của đơn vị. Những thơng tin về tài sản, tình hình thanh tốn ln sẵn có theo những tiêu chí chuẩn hóa, có hệ thống. Nhờ đó, nhà

quản lý có thể đánh giá được các hoạt động, dự tính được ảnh hưởng của những hoạt động trong tương lai; theo dõi, kiểm soát được những thay đổi trong hoạt động của đơn vị.

Tuy nhiên, kế tốn dồn tích cịn mang tính chủ quan trong việc phân tách thu nhập, chi phí giữa các kỳ kế tốn (như khấu hao tài sản, tính giá hàng tồn kho, đánh giá sản phẩm dở dang…) nên độ tin cậy của kết quả hoạt động không cao, nhà quản lý hoặc nhân viên kế tốn có thể điều chỉnh doanh thu, chi phí thơng qua các ước tính và phép phân bổ. Do đó, khi thực hiện kế tốn theo cơ sở dồn tích, kế tốn phải tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực kế tốn có liên quan, đặc biệt là nguyên tắc nhất quán và nguyên tắc phù hợp. Ngoài ra, do sự khác biệt giữa lợi nhuận và lượng tiền sinh ra trong kỳ nên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động chưa thể đánh giá chính xác kết quả hoạt động của ĐVSN.

Do các đặc điểm nêu trên, kế tốn dồn tích thường áp dụng cho các ĐVSN có thu, có hoạt động SXKD phát triển, nhất là các đơn vị được giao quyền tự chủ toàn bộ. Đối với các đơn vị có phát sinh hoạt động mua, bán chịu thì áp dụng kế tốn dồn tích thực sự rất cần thiết nhằm đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí, doanh thu phát sinh trong kỳ kế toán.

Kế toán trên cơ sở tiền

Kế toán trên cơ sở tiền (hay kế toán tiền mặt) dựa trên nguyên tắc ghi chép mọi biến động về tiền của một đơn vị, loại trừ tất cả các biến động khác. Các khoản thu, chi hay biến động về tài sản của đơn vị chỉ được ghi nhận vào thời điểm thu được tiền hoặc chi trả thực tế mà khơng tính đến thời điểm phát sinh biến động về tài sản. Doanh thu chỉ được ghi nhận khi thực sự thu được tiền, chi phí chỉ được ghi nhận khi thực sự chi tiền; kết quả hoạt động không xác định theo kỳ nhất định mà theo vụ việc hoạt động hoàn thành trên cơ sở so sánh chênh lệch tiền thu vào và tiền chi ra dựa trên cơ sở luồng tiền của đơn vị.

Kế toán tiền mặt đơn giản trong kỹ thuật kế toán, dễ hiểu, thơng tin về dịng tiền xác thực, cho phép xác định chính xác khả năng thanh

tốn của đơn vị. Song kế toán tiền mặt cũng bộc lộ một số hạn chế như khơng phản ánh bao qt về tình hình tài chính của đơn vị, khơng thể hiện được mối quan hệ phù hợp giữa doanh thu ghi nhận và chi phí phát sinh. Vì thế người sử dụng khó có thể đánh giá chính xác thực trạng tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị; nên kế tốn tiền mặt ít được sử dụng hơn so với kế tốn dồn tích và thường được áp dụng đối với đơn vị hành chính Nhà nước hoặc các ĐVSN có nguồn thu thấp, có hoạt động SXKD quy mô nhỏ hoạt động chủ yếu dựa trên các luồng tiền vào, ra, đặc biệt là các đơn vị thực hiện kế tốn khơng liên quan tới hàng tồn kho.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán đơn vị sự nghiệp: Phần 1 (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)