Tổ chức kiểm tra kế toán

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán đơn vị sự nghiệp: Phần 1 (Trang 55 - 57)

- Lập báo cáo kế toán quý Báo cáo quyết toán năm

b) Lựa chọn cơ sở kế toán đối với đơn vị sự nghiệp

1.3.2.6. Tổ chức kiểm tra kế toán

Theo Luật Kế toán (2003), kiểm tra kế toán là xem xét, đánh giá việc tuân thủ pháp luật về kế tốn, sự trung thực, chính xác của thơng tin, số liệu kế toán. Như vậy, kiểm tra kế toán là một trong những nội dung quan trọng của tổ chức cơng tác kế tốn.

Thơng qua kiểm tra kế toán, các nhà quản lý có thể đánh giá được mức độ tuân thủ các chính sách, chế độ về quản lý kinh tế tài chính của đơn vị, đánh giá được tình hình chấp hành dự toán ngân sách hàng năm tại đơn vị theo quy định của pháp luật. Cũng thông qua kết quả kiểm tra, đơn vị đánh giá được chất lượng hoạt động, quản lý các khoản thu, chi tài chính, tình hình quản lý và sử dụng tài sản của đơn vị… đồng thời phát hiện và kịp thời chấn chỉnh các sai phạm nếu có. Bằng việc đánh giá những tồn tại, tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương hướng, biện pháp khắc phục, các đơn vị có thể rút kinh nghiệm và nâng cao chất lượng cơng tác quản lý tài chính kế tốn tại đơn vị.

Thông thường, nhiệm vụ của cơng tác kiểm tra kế tốn trong các đơn vị sự nghiệp bao gồm:

- Kiểm tra tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát

sinh; tính hiệu lực, hiệu quả của các hoạt động tài chính, kế tốn tại đơn vị, của công tác tổ chức và điều hành hoạt động thực hiện nhiệm vụ được giao và các hoạt động khác.

- Kiểm tra, kiểm soát chất lượng và độ tin cậy của các thông tin

kinh tế tài chính của đơn vị được cung cấp thơng qua báo cáo kế toán và các báo cáo khác.

- Kiểm tra sự tuân thủ các cơ chế tài chính, các chế độ chính sách của Nhà nước liên quan đến tình hình chi tiêu ngân sách nhà nước và các quỹ tại đơn vị. Kiểm tra và đánh giá hiệu quả của việc chi tiêu ngân sách nhà nước trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao tại đơn vị.

- Xây dựng báo cáo về kết quả kiểm tra, tình hình xử lý các vi phạm đã được phát hiện trong năm hoặc các lần kiểm tra trước đó.

Nội dung cụ thể của kiểm tra kế tốn trong các đơn vị sự nghiệp thường bao gồm kiểm tra các khoản thu, chi ngân sách, thu hoạt động và chi khác của đơn vị; kiểm tra việc xác định chênh lệch thu, chi các hoạt động và trích lập các quỹ; kiểm tra việc thực hiện quyết toán thu, chi tài chính; kiểm tra việc tổ chức và lãnh đạo cơng tác tài chính kế tốn…

Những công việc kiểm tra trên có thể tiến hành thường xuyên định kỳ hoặc đột xuất, kiểm tra toàn diện hay kiểm tra đặc biệt một hoặc một số nội dung, có thể do nhân viên kế toán kiêm nhiệm hoặc bộ phận kiểm tra chuyên trách thực hiện theo sự chỉ đạo của thủ trưởng đơn vị và kế toán trưởng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán đơn vị sự nghiệp: Phần 1 (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)