Những nghiên cứu chung về cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỷ

Một phần của tài liệu Cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỉ XX. (Trang 25 - 29)

6. Cấu trúc của luận án

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.2.1. Những nghiên cứu chung về cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỷ

thế kỷ XX

Nhìn một cách tổng quát, cho đến nay, khi bàn về mối liên hệ giữa tôn giáo và thơ ca, có khơng ít chun luận, báo cáo, bài báo khoa học, luận án… đã đề cập đến vấn đề cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỷ XX. Để tiện theo dõi, chúng tôi sẽ nhóm vấn đề nghiên cứu theo mạch vận động của thơ Việt hiện đại với ba chặng: từ nửa đầu thế kỷ XX đến 1945, từ 1945 đến 1975 và từ sau 1975 đến hết thế kỷ XX. Bám theo diễn trình này sẽ giúp chúng tơi có thể quan sát được mạch vận động, tiếp nối cũng như những đổi thay quan trọng của cảm hứng tôn giáo.

Giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, thơ ca dân tộc ghi dấu ấn bởi sự ra đời và phát triển rực rỡ của Thơ mới 1932 - 1945. Là một trào lưu thơ chủ yếu theo khuynh hướng lãng mạn, Thơ mới đào sâu vào đề tài tôn giáo như một lẽ tự nhiên. Các cơng trình, bài viết nghiên cứu, vì vậy, tập trung khai thác sự ảnh hưởng của tôn giáo trong thơ của những gương mặt tiêu biểu như Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê, Đinh Hùng, Quách Tấn, Bàng Bá Lân, Hồ Dzếnh… Đáng chú ý là hai cơng trình: Nhà văn

Việt Nam hiện đại của Vũ Ngọc Phan, Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hồi

Chân. Trong hai cơng trình này, các tác giả, nhất là Hồi Thanh, đã có nhiều nhận định quan trọng về cảm quan tôn giáo trong thơ của các nhà thơ mới. Năm 2008, trong cơng trình Hồi Thanh - bình thơ và nói chuyện thơ, Từ Sơn đã giới thiệu và

tuyển chọn những bài viết của Hoài Thanh từ năm 1941 về các tác giả Thơ mới, trong đó có phần viết về vấn đề tơn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử. Hoài Thanh cho rằng: “Với Hàn Mặc Tử, thơ có một sự quan hệ phi thường, thơ chẳng những để ca tụng thượng đế mà cũng để nối người ta với thượng đế, để ban ơn phước cho cả thiên hạ... Hàn Mặc Tử đã dựng riêng cho một ngôi đền để thờ Chúa” [100; 330]. Năm 1942,

trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh, Hoài Chân khẳng định tôn giáo (ở đây là

Thiên Chúa giáo) là nguồn cảm hứng mạnh mẽ trong thơ Hàn Mặc Tử: “Với Hàn Mặc Tử, Chúa gần lắm, người đã tìm lại những rung cảm mạnh mẽ của các tín đồ thời thượng cổ ... Huống chi thơ Hàn Mặc Tử ra đời, điều ấy chứng minh rằng đạo Thiên Chúa ở xứ này đã tạo ra một cái khơng khí có thể kết tinh lại thành thơ ” [190; 208].

Giai đoạn từ 1945 đến 1975, sức ảnh hưởng của tơn giáo đến thơ ca, văn học có phần ít ỏi hơn, chủ yếu thể hiện trong sáng tác của một số nhà thơ miền Nam. Các bài nghiên cứu, phê bình ở thời kỳ này có bàn về ảnh hưởng của tôn giáo trong thơ cũng chủ yếu xuất hiện ở miền Nam. Trong các cơng trình Việt Nam văn học sử giản

ước tân biên của Phạm Thế Ngũ, Việt Nam văn học giảng bình của Phạm văn Diêu, Những khuynh hướng trong thi ca Việt Nam (1932 - 1962) của Minh Huy, Ảnh hưởng của Phật giáo trong thi ca Việt Nam của Phạm Xuân Sanh, Đạo Phật với văn học và nghệ thuật của Thích Minh Châu, Tinh thần Phật giáo trong văn học Việt Nam của

Thạch Trung Giả, Sự thích ứng giữa tinh thần Phật giáo với tinh thần dân tộc qua

một số tư liệu văn học của Khiếu Đức Long… đều ít nhiều điểm lược về những ảnh

hưởng của triết lí Phật giáo đối với thơ hiện đại.

Đối với cảm hứng Ki tô giáo, năm 1965, Võ Long Tê trong cơng trình Lịch sử

văn học Cơng giáo Việt Nam khẳng định sự tồn tại một dịng văn học Cơng giáo riêng

biệt, có lịch sử hình thành, vận động, phát triển và đạt được những thành tựu nhất định: “Riêng trong phạm vi văn học, đạo Công giáo đã đem lại những nguồn cảm hứng mới. Những cơng trình sáng tác biên khảo Cơng giáo đã làm cho văn học Công giáo phát sinh và trưởng thành theo một đường hướng riêng biệt nhưng khơng phải là khơng có mối liên hệ hỗ tương với các thành phần khác của nền văn học Việt Nam” [123]. Ngoài ra, cơng trình Bảng lược đồ văn học Việt Nam của Thanh Lãng [52] cũng dành hẳn một chương khái quát về văn chương tơn giáo đầu thế kỷ XX, trong đó, chủ yếu bàn về văn học Công giáo.

đời sống văn học nghệ thuật ở nước ta. Đời sống thơ ca, văn học có những biến chuyển mạnh mẽ. Các cơng trình nghiên cứu, phê bình xuất hiện phong phú với cái nhìn dân chủ, rộng mở hơn khi đánh giá về các hiện tượng thơ mang ảnh hưởng của tơn giáo. Đầu tiên phải kể đến các cơng trình mang tính bao quát về thơ Việt Nam hiện đại như: Nửa thế kỷ thơ Việt Nam 1945 - 1995 (Vũ Anh Tuấn), Mấy vấn đề thơ

Việt Nam 1975 - 2000 (Phạm Quốc Ca), Phê bình thơ Việt Nam hiện đại, Hành trình thơ Việt Nam hiện đại (Trần Đình Sử), Về một xu hướng đổi mới thi pháp trong thơ hiện nay (Đỗ Lai Thúy), Phật giáo và văn học Phật giáo trên vùng đất mới Nam Bộ (từ thời kỳ đầu khai phá đến nửa đầu thế kỷ XX) (Lê Ngọc Thúy), Thơ ca, nghệ thuật và tính nhân văn tơn giáo và Giáo lý Đạo Phật và cảm hứng thơ văn của tiền nhân

(Hồ Sĩ Vịnh), Nhận diện thành tựu nghiên cứu văn học Phật giáo Việt Nam thời kỳ

đổi mới (từ 1986 đến nay) (Nguyễn Hữu Sơn)… Các cơng trình trên, khi tổng kết về

diện mạo, thành tựu, đặc điểm thơ Việt hiện đại đều ít nhiều nhắc đến sự hiện diện của cảm hứng tôn giáo. Tuy nhiên, trong tương quan chung, các cơng trình nghiên cứu trên đều đề cập nhiều hơn đến sự ảnh hưởng của Phật giáo trong thơ so với Ki tô giáo.

Một số cơng trình nghiên cứu chun sâu về thơ như Thơ và mấy vấn đề trong

thơ Việt Nam hiện đại (Hà Minh Đức), Thơ trữ tình Việt Nam 1975 - 1990 (Lê Lưu

Oanh), Về một đặc trưng thi pháp thơ Việt Nam (1945 - 1995) (Vũ Văn Sỹ, 1999),

Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam (Mã Giang Lân, 2000), Sự cách tân thơ văn Việt Nam hiện đại (Bùi Cơng Hùng, 2000), Thơ Việt Nam tìm tịi và cách tân (1975 - 2000) (Nguyễn Việt Chiến, 2007), Thơ Việt Nam hiện đại, tiến trình và hiện tượng

(Nguyễn Đăng Điệp, 2014), Thơ Việt Nam hiện đại - thi luận và chân dung (Hồ Thế Hà, 2018)... nghiêng về phía đánh giá những cách tân, đổi mới về thi pháp thơ hiện đại nói chung chứ ít đào sâu trực diện về vấn đề nghiên cứu của luận án.

Ngoài ra, mối quan hệ giữa Phật giáo và văn học còn được đề cập ở các diễn đàn, hội thảo khoa học như: Phật giáo trong thời đại mới - Cơ hội và thách thức (Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam tổ chức, 2006), Văn học Việt Nam trong bối

cảnh giao lưu văn hóa khu vực và quốc tế (Viện Văn học và Viện Havard Yenching

- Hoa kỳ tổ chức, 2006), Văn học Phật giáo với 1000 năm Thăng Long (Hội nghiên cứu và giảng dạy Văn học TP. Hồ Chí Minh và Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam đồng tổ chức, 2010), Phật giáo nguyên thủy trong kỷ ngun tồn cầu hóa (Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức,

2014), Văn học và Văn hoá tâm linh (Viện Văn học phối hợp với Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức, 2014),

Văn học Phật giáo Việt Nam - Thành tựu và những định hướng nghiên cứu mới

(Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh kết hợp với Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam - Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp cùng tổ chức, 2016), Phật giáo và Văn học Bình Định (Trường TCPH Bình Định với Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo và Khoa Văn học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức, 2018), Văn học

Công giáo từ 1620 đến nay (Ủy Ban Văn Hóa - Hội Đồng Giám mục Việt Nam tổ

chức, 2019)... Ở các hội thảo này, một số tham luận, bài viết có quan tâm đến cảm hứng Phật giáo trong thơ Việt hiện đại.

Nguyễn Phạm Hùng trong Những vấn đề của văn học Phật giáo Việt Nam hiện

đại cho rằng văn học Phật giáo khơng cịn nằm ở trung tâm của hệ thống văn học

như trong một số giai đoạn của thời cổ trung đại, mà dần dần chuyển dịch ra ngồi rìa của hệ thống văn học. Võ Phước Lộc trong bài viết Mạch thơ Thiền trong lòng

văn học dân tộc đã truy tìm căn rễ văn hóa Phật giáo tại Việt Nam trước khi Thiền

Tơng Trung Hoa truyền vào để lí giải cơ sở hình thành đặc trưng của thơ Thiền, nhận diện trường mỹ cảm độc đáo của thơ Thiền, đồng thời khẳng định sức sống mãnh liệt của mạch thơ Thiền trong nền thơ ca dân tộc từ thời kỳ Lý - Trần đến thời kỳ hiện đại. Thái Tú Hạp trong bài viết Tư tưởng Phật giáo trong thi ca Việt Nam đã chỉ ra những ảnh hưởng sâu đậm của Phật giáo đối với một số nhà thơ hiện đại như Quách Tấn, Nhất Hạnh, Bùi Giáng... và một số tác giả thơ người Việt ở hải ngoại.

Mới đây nhất, Đặng Thị Đông đã bảo vệ thành công luận án Ảnh hưởng của

triết lí Phật giáo trong thơ Việt Nam từ 1945 đến nay (Qua khảo sát một số tác giả tiêu biểu). Đây có thể xem là cơng trình nghiên cứu chun sâu, có tính hệ thống,

trong đó, nhiều phương diện của cảm hứng Phật giáo đã được phân tích, minh định khá sâu sắc.

Về nghiên cứu ảnh hưởng của Ki tơ giáo trong thơ có thể kể đến hai cơng trình tiêu biểu là Văn học Công giáo ở Việt Nam (Thành Tâm) và Ở thượng nguồn thi ca

Công giáo Việt Nam, Văn học Công giáo Việt Nam - những chặng đường (Lê Đình

Bảng). Hai cơng trình này tiếp nối và minh định rõ hơn cho tư tưởng của Võ Long Tê về văn học Công giáo được đặt ra từ những năm 60 của thế kỷ XX. Một số tác giả khác đi sâu nghiên cứu các hiện tượng văn học Cơng giáo như Phạm Đình Khiêm với

Nhìn qua các chặng đường của thi ca công giáo và Một số vấn đề về văn hóa Cơng giáo Việt Nam từ khởi thủy đến đầu thế kỷ XX, Nguyễn Hồng Dương với Những đóng góp của Ki tơ giáo Việt Nam cho nền văn hóa, văn học dân tộc... Trong các cơng trình

này, cảm hứng Ki tơ giáo trong dịng văn học và thơ ca Công giáo đã được đề cập trên nhiều phương diện, từ nội dung (chủ đề, tư tưởng, vấn đề đức tin, sự cứu rỗi, giải thiêng…) đến hình thức nghệ thuật (giọng điệu, ngơn ngữ, biểu tượng…). Một số bài viết của Trần Hoài Anh: Quan hệ văn học và tơn giáo nhìn từ khuynh hướng phê

bình văn học ảnh hưởng tư tưởng tơn giáo ở miền Nam trước 1975 đã chỉ ra Khuynh hướng phê bình chịu ảnh hưởng tơn giáo ở đơ thị miền Nam 1954 - 1975 cũng đề

cập đến sự ảnh hưởng của Ki tô giáo trong văn học hiện đại. Trần Hồi Anh cho rằng khuynh hướng phê bình chịu ảnh hưởng tư tưởng Thiên Chúa giáo đã lấy triết lý Kitô giáo làm cơ sở mỹ học và làm hệ quy chiếu phê bình các hiện tượng văn học. Năm 2015, Nguyễn Thanh Tâm cho ra mắt cơng trình Loại hình Thơ mới Việt Nam 1932 - 1945, bổ sung thêm một góc nhìn mới về phong trào này: loại hình học. Trong đó, tác giả đã có những phát hiện thú vị về thơ Hàn Mặc Tử từ góc nhìn Kitơ giáo như: sự sống động của Kitô giáo qua hành vi thực hành nghi lễ của Hàn Mặc Tử, những huyền nhiệm của đức tin hay là chất thơ của tâm linh trong thơ Hàn Mặc Tử, tư thế, giọng điệu, thái độ của cái tôi trữ tình trong thơ tâm linh, ám ảnh khơng được cứu rỗi trong thơ Hàn Mặc Tử. Cịn lại, nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu về cảm hứng Ki tơ giáo thưa vắng hơn các cơng trình nghiên cứu về cảm hứng Phật giáo, và chủ yếu tập trung ở một số bài viết cụ thể về tác giả (về Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Mai Văn Phấn…).

Nhìn chung, có thể thấy, cảm hứng tơn giáo trong thơ Việt Nam hiện đại đã được quan tâm, tìm hiểu khá nhiều. Trong đó, ảnh hưởng của Phật giáo được nghiên cứu nhiều hơn cả, thậm chí, có những cơng trình khoa học khá chun sâu, hệ thống. Sự ảnh hưởng của Ki tô giáo và tôn giáo khác trong thơ hiện đại cịn ít được quan tâm, khảo cứu. Dĩ nhiên, điều này bắt nguồn từ mức độ ảnh hưởng đậm nhạt của các tôn giáo trong thực tiễn lịch sử văn hóa, văn học dân tộc và thực tiễn sáng tác thơ ca. Tuy nhiên, những cơng trình này sẽ giúp chúng tơi có cái nhìn tồn diện, sâu sắc hơn về vấn đề đặt ra trong luận án.

Một phần của tài liệu Cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỉ XX. (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)