Cảm hứng Phật giáo về đạo và đời, mối quan hệ giữa đạo và đời

Một phần của tài liệu Cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỉ XX. (Trang 91 - 95)

6. Cấu trúc của luận án

3.2. Cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỷ XX về đạo và đời, mối quan hệ

3.2.1. Cảm hứng Phật giáo về đạo và đời, mối quan hệ giữa đạo và đời

Một trong những tư tưởng của Phật giáo ảnh hưởng đến tâm thức nhân loại là thuyết “tứ diệu đế”. Nhân sinh quan Phật giáo thể hiện rõ trong triết lý Tứ diệu đế với “khổ”, “tập”, “diệt”, “đạo”. Trước tiên, Phật giáo khẳng định về sự khổ của nhân sinh, rồi giảng nguyên nhân của khổ, khẳng định cần phải diệt khổ để được an vui và cuối cùng là chỉ cho con đường diệt khổ. Cuộc đời con người, suy cho cùng đều không thốt khỏi vịng vây của những khổ lụy ở đời. Sự sống là khổ đau, bởi vì tất cả đều vơ thường (khổ đế). Phật giáo đề cập đến tám loại khổ chính mà con người phải gánh chịu: 1) khổ vì sinh, 2) khổ vì lão, 3) khổ vì bệnh, 4) khổ vì tử, 5) khổ vì phải kết hợp với những gì hay với những người mà mình khơng thích (ốn tăng hội), 6) khổ vì phải xa lìa những gì hay những người mà mình yêu quý (ái biệt ly), 7) khổ vì khơng thực hiện được hạnh phúc mà mình ước mơ (cầu bất đắc), 8) khổ vì phải gánh chịu sự biến động của năm thứ cấu hợp hay ngũ uẩn (skandha) - một cấu hợp vật chất tạo ra thân xác (sắc) và bốn cấu hợp thuộc lãnh vực tâm thần, tất cả kết hợp với nhau tạo ra cá thể con người (thụ, tưởng, hành, thức). Tất cả các khổ này đều xoay xung quanh thân và tâm của con người. Các nhà thơ hiện đại dường như đều tìm thấy niềm đồng cảm với quan niệm về sự khổ của giáo lí Phật giáo. Đặc biệt, trong các nỗi khổ, họ đặc biệt nhấn mạnh đến nỗi khổ về lẽ sinh - tử mong manh, sự hạn hữu của kiếp người, ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ, cuộc đời là hư ảo.

Điêu tàn thể hiện cảm quan của Chế Lan Viên về nỗi khổ ở đời: Biển Trần Gian thuyền hồn không gặp bến/ Mà sầu não khổ đau nào ngớt đến! (Máu xương).

Khơng những thế, ơng cịn gào lên giữa cuộc đời để mong tìm một chốn bình an, tránh xa những phiền muộn khổ đau dù đó chỉ là một tinh cầu đầy băng giá: Hãy cho

tôi một tinh cầu giá lạnh / Một vì sao trơ trọi cuối trời xa/ Để nơi ấy tháng ngày tôi lẫn tránh/ Những ưu phiền đau khổ với buồn lo! (Những sợi tơ lòng). Và như bao thi

sĩ khác trong phong trào Thơ mới, Chế Lan Viên cũng đang vùng vẫy để tìm cho mình một sự cứu rỗi, một sự giải thốt nhưng dường như càng cố đi tìm thì thi nhân lại càng đối diện với sự tuyệt vọng. Bởi, từ trong ý thức nhà thơ đã nhận ra: Ngày

mai đây mn lồi rồi tan rã/ Vũ trụ kia rồi biến ra hư khơng! (Bóng tối). Và dự cảm

về sự “hư không” này phải chăng là hệ quả từ quan niệm xem cuộc đời là bể khổ mà Và chính phận số của thi nhân cũng đang trơi trong những hoang mang vô định như

ông đã tự vấn: Mà phải đâu đã đến ngày tiêu diệt!/ Ai bảo giùm: Ta có có Ta khơng? (Ta). Một câu hỏi đầy tính triết luận của sự vơ thường. Thế giới trong thi giới

của Chế Lan Viên “nhầm thuấn cõi hư vô”: Quả đất chuyển dây lịng tơi rung động/

Nỗi sầu tư nhuần thấm cõi Hư vô! (Những sợi tơ lịng). Thi giới siêu hình trong Điêu tàn của Chế Lan Viên rõ ràng thấm đẫm tâm thức Phật giáo. Đó là nỗi đau của cái

tơi cơ độc, sầu não, một cái tôi ý thức sâu sắc về sự hiện tồn của bản thể, sự hư vô của thân phận: Tôi là kết tinh của ánh trăng trong/ Sao khơng cho tơi đến chốn hư

khơng? (Tắm trăng). Đó là biểu hiện nỗi đau khổ thân tâm của con người theo quan

niệm của Phật giáo. Rõ ràng, tâm thức Phật giáo đã trở thành một nỗi ám ảnh trong thi giới Chế Lan Viên. Vì đau khổ, thi nhân khao khát được giải thốt, thậm chí thốt khỏi Cõi Ta để đi tìm sự giải thốt ở một Cõi Khác, một kiếp khác mà ơng tin rằng mình có thể sống an lạc, khơng cịn bị bủa vây trong những đau khổ của phận người trần thế: Ôi biết làm sao cho ta thốt khỏi/ Ngồi Cõi Ta ngập chìm trong bóng tối / Cho linh hồn vụt đến xứ Trăng Mây/ Cho ta là không phải của ta đây/ Mà sáp nhập vào tuổi tên cây cỏ (Cõi Ta). Mong “sáp nhập tên tuổi mình vào cây cỏ”, phải

chăng là ước mơ về sự hóa thân của kiếp luân hồi theo triết lý của Phật giáo mà có lẽ Chế Lan Viên đã nhận thức rất rõ về tư tưởng này?

Thơ Phạm Thiên Thư cũng chuyển tải hiện thực kiếp sống mong manh, hư ảo:

Nay áo đã cuốn về thiên cổ/ Lá vàng bay lạnh nỗi niềm không (Áo thu); hay: Em nằm dưới mộ bi/ Buồn không trăng đầu dẫy/ Nhớ xưa em dậy thì/ Bâng khuâng nhìn trăng lên (Trăng mộ). Phạm Thiên Thư nhìn thấy nỗi sầu muộn thế nhân và thấy rõ nó thật

phù du: Cõi người có bao nhiêu / Mà tình sầu vơ lượng/ Cịn chi trong giả tướng/

Hay một vết chim bay (Vết chim bay).

Nhất Hạnh đã cảm nghiệm và chứng thực tất cả những khổ đau của dân tộc và kiếp người: Này bạn hỡi, hãy cùng tôi đi viếng/ Những cảnh đời u uất dưới trần gian/

Những đau thương rền rĩ cháy tâm can/ Trên mặt đất thương tâm cịn diễn tả). Đó là

nỗi khổ do tham, sân, si (Sống xâu xé, sống tham lam, cướp bóc/ Dạ tham tàn, điên

đảo, sống ngu si), nỗi khổ do chiến tranh phi nghĩa (Đây muôn binh nơi chiến địa giao hùng/ Thây chất đầy bên vũng máu tựa sông/ Bao sinh mệnh lấp vùi trong gió cát/ Lịng hung bạo, ơi gây bao tai ác), nỗi khổ do bệnh tật (Đây những cảnh đớn đau trong bệnh tật/ Bao nhiêu người lo lắng chạy ngược xi/ Cơn bệnh tật dày vị trong xác thịt/ Và rên siết trên chiếc giường thảm thiết), nỗi khổ do biệt ly, cuộc đời

chìm trong biển lệ (Tiếng địch chiều thu), v.v... Thơ Việt hiện đại không hiếm những

tác phẩm tái hiện những bước đi trầm luân của đất nước và con người, nhưng Nhất Hạnh có lẽ là một trong số ít những người làm chứng bền bỉ nhất, mạnh mẽ nhất, bằng ngôn ngữ thơ ca, những khổ nạn trên quê hương, do chiến tranh và thiên tai ập đến những mái tranh nghèo, những gầm cầu xó chợ và những phận người trơi dạt.

Thơ Bùi Giáng dẫn độc giả lang thang qua mọi ngõ ngách của mộng, của tình, của lẽ tử sinh, của nỗi xao xuyến bàng hoàng trong một hữu thể tại thế đầy ý thức về nỗi trầm luân bèo bọt của kiếp người mênh mông, vô thường. Tâm thức của Bùi Giáng mang đầy những khắc khoải hiện sinh, khai mở trên một thực tại ln ln chuyển dịch và biến đổi. Nó phản ảnh những khoảnh khắc, những trạng thái, những hệ lụy cuộc đời mà ông đã đi qua, đã chiêm nghiệm với nỗi lo sợ hoang mang rằng tất cả rồi sẽ tan chìm trong hư vơ dâu biển: Một phút nữa thôi/ Và mầu sẽ mất/ Suối

sẽ xa xôi/ Như mây xa đất. Những biển dâu cuộc đời là nỗi ám ảnh sâu trong tâm

thức Bùi Giáng. Bùi Giáng sống trong một hoàn cảnh lịch sử đầy biến động, chiến tranh, cơ cấu xã hội bị đảo lộn, bản thân ông phải gánh chịu nhiều mất mát đau thương... Những đau khổ đó đã tích tụ thành một trạng thái tinh thần đặc biệt trong cả đời lẫn trong thơ Bùi Giáng: vừa điên đảo với đời nhưng tỉnh táo trong nhận thức, kín đáo trong cuộc sống tình cảm riêng tư. Ông cũng nhiều lúc bi quan khắc khoải với cái nhìn đầy bi đát về ý nghĩa cuộc đời và kiếp người. Thơ ơng, vì vậy, là những giai điệu buồn thương u hoài đầy ngậm ngùi cay đắng: Ai người đau nữa để xẻ chia/

Trời đất hoang mang buổi mộng lìa/ Anh ngó, anh nhìn, anh cúi xuống/ Ngước đầu anh hỏi có trăng khuya (Anh đi về giữa). Thơ Bùi Giáng khắc khoải về sự mong

manh của kiếp người, về lẽ sinh tử biệt ly, về sự ám ảnh của cái chết: Xin mừng sông

biển triều dâu/ Đoạn trường đẩy nhịp lên cầu hạo du/ Từ đây sống với sa mù/ Với cô bác lịm sầu ru hao mòn/ Với người mẹ chết bên con/ Với chàng ngã gục nhìn non sơng chào (Hẹn ước). Ông lên đường phiêu du rong chơi điên đảo giữa đời hòng vơi

lấp những đớn đau trong tâm hồn nhưng rồi những hồi niệm vẫn vấn vít lấy tâm thức ông, không giây phút nguôi ngoai. Bùi Giáng sống trong cuộc đời nhưng là ở một thế giới khác. Thế giới của hồi niệm, chiêm bao. Đó là những thực tại ảo chìm sâu trong tâm thức ơng. Nhưng khi tỉnh thức, đối diện với thực tại, nhà thơ lại là hiện thân của khổ đau: Bây giờ riêng đối diện tơi/ Cịn hai con mắt khóc người một con (Mưa buồn). Từ hiện thực khổ đau của bản thân, Bùi Giáng tìm thấy nơi Phật giáo niềm đồng cảm sâu xa về ý nghĩa bi đát của kiếp người, với những con người mà số

phận bị vùi dập trong dâu biển cuộc đời. Nhờ thấm nhuần tư tưởng Phật giáo, Bùi Giáng không cho rằng nguyên nhân của nỗi khổ của kiếp người là do bởi “thiên mệnh” hay “nghiệp báo” nào đó. Ơng ý thức rõ cội nguồn của nỗi đau khổ nằm ngay trong bản chất của con người, trong hiện hữu của chính nó. Cuộc đời vừa là nơi độ thân, vừa là “bến trầm luân” của con người.

Đây cũng chính là điểm độc đáo của nhân sinh quan Phật giáo, thể hiện rõ mối quan hệ giữa đạo và đời. Phật giáo giúp con người nhận thức được bản chất của khổ đau và thực hành khổ đau như thế nào để không bị rơi vào trạng thái tuyệt vọng, để khi đối mặt với những nỗi đau khổ của cuộc sống hiện thực, con người biết sống tích cực trong chính cuộc đời ngắn ngủi này. Phật giáo, đồng thời với việc thẳng thắn chỉ ra những nỗi khổ của đời người thì cịn chỉ cho con người con đường giải thoát khỏi nỗi khổ đó. Đó là chiều sâu trong triết lí nhân sinh của Phật giáo. Đạo Phật, vì thế, cịn là con đường dẫn chúng sinh thoát khổ. Nhận thức sâu sắc mối quan hệ giữa đời và đạo trong triết lí của Phật pháp, các nhà thơ hiện đại đã tìm đến với đạo Phật như một cánh cửa đạo sinh.

Nhất Hạnh sau khi vén lên bức tranh trần thế với bao đau thương đã thức tỉnh con người, giúp con người nhận chân bản chất của khổ đau là do chính mình: Hãy

tỉnh dậy, lìa giấc mơ quái ác/ Hãy bước tới, nên biết rằng cảnh vật/ Ở quang ta là hư ảo. Thế mà/ Đã từ lâu ta tự buộc lấy ta/ Nên bị kẹt trong buồn đau tủi hận. Từ đó

Nhất Hạnh chỉ ra con đường thoát khổ. Vậy con đường thoát khổ theo Nhất Hạnh là gì? Với Thiền sư Thích Nhất Hạnh, ông chọn con đường nhập thế, đi gần với chúng sanh, lắng nghe nỗi khổ niềm đau của họ và hướng dẫn con người tìm cách hóa giải những nỗi khổ niềm đau ấy. Quan điểm tu hành này được thế hiện nhất quán trong chính cuộc đời tu hành của Thích Nhất Hạnh và trong cả các tác phẩm do ông viết ra. Trong tư cách một nhà sư, cả cuộc đời tu hành của Nhất Hạnh không tách rời khỏi chốn hồng trần. Trong tư cách một thi sĩ, cảm hứng Thiền Phật trong thơ ông luôn kết hợp nhuần nhị với tư tưởng vị đời. Bài thơ Đề Thiền duyệt thể hiện rõ tư tưởng nhập thế tích cực này: Đời vơ thường vơ ngã/ Người khẩu Phật tâm xà/ Niềm tin còn

gửi gắm/ Ta vui lòng đi xa/ Thế sự như đại mộng/ Quên tuế nguyệt ta đà/ Tan biến dòng sinh tử:/ Duy còn Ngươi với Ta. Nếu đạo Phật đi vào cuộc đời là hành trình

xuyên suốt của tư tưởng Nhất Hạnh, thì thơ Thiền rút từ tinh chất của đời sống và trở về với đời sống là một hệ quả tất yếu. Nhập thế, để đem Phật pháp giúp con người vơi bớt đau khổ, khiến cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn trong bác ái là nội dung chủ

đạo trong thơ Nhất Hạnh.

Cùng mang tư tưởng nhập thế, cõi thơ Minh Đức Triều Tâm Ảnh có sự hịa nhập khăng khít giữa đạo và đời. Mang nặng ưu tư với cuộc đời, Minh Đức Triều Tâm Ảnh tìm đến thơ ca như một cách để đối thoại với cuộc đời, bày tỏ lời tạ ơn đối với cõi nhân gian: Xin lạy tạ trần gian khốn khổ/ Biết bao giờ hết hoạn nạn, tai ương?/ Manh áo mặc đã bao dung biết mấy/ Chén cơm ăn cũng lụy đến bao người/ Ai đổ hột giữa mương cày ruộng cấy/ Đâu dám tôi - tự tại một bên trời (Bày tỏ 2). Xuất phát từ nhận thức sâu sắc về nỗi khổ tất yếu của cuộc đời con người, nhà

thơ thương những tâm hồn mê muội còn luẩn quẩn trong vòng sân si, thù hận, nhưng vẫn mong mỏi kéo con người xích lại gần nhau: Máu từ chối khơng về tim nữa/ Thì

xin người tha thứ lỗi lầm nhau/ Sống bao lăm mà giận hờn oan trái mãi/ Dẫu cát bồi, sông lở cũng qua mau (Tặng những người con cơ đơn của trái đất). Phương thức

thốt khổ của Minh Đức Triều Tâm Ảnh nằm ở tư tưởng từ bi bác ái của đạo Phật. Với ông, yêu trần gian khơng có nghĩa là thi vị hóa trần gian, mà phải đối diện với vòng sinh tử trầm luân, phải yêu thương con người của cõi trần gian khổ ải ấy: Thế

gian nhé! Một lần xin sám tội/ Quỳ nơi đây mà ôm siết con người! (Bày tỏ 1). Vậy cho

nên, dù có lúc đã tìm nơi ẩn dật, nhà thơ vẫn không nguôi nỗi lo đạo, lo đời, vẫn phấp phỏng, âu lo, day dứt đối với số phận con người: Đời đạo sĩ, con còng già bỏ tổ/ Lên

non cao còn sợ nước triều lên/ Bụi đầy áo, phủi hồi tay cũng mỏi/ Có nhiều khi ẩn dật cũng ưu phiền (Đạo sĩ và hư vơ). Ở đó, có những tâm sự chân thật tận đáy lòng và

thật đáng trân trọng của một người tu hành: Tơi đã ra đi tự khối tình chân thật/ Yêu

trần gian mà chưa dám cầm tay (Bày tỏ 1). Các tập thơ Chèo vỡ sông trăng, Đá trắng chiêm bao, Tình mẹ mùa báo hiếu, Lửa lạnh non thiêng đều thấm đẫm nỗi băn khoăn,

day dứt, trăn trở, suy tư với cuộc đời như thế của Minh Đức Triều Tâm Ảnh.

Quan niệm về Đạo và đời ở thơ Phật giáo thể hiện sự thức nhận quy luật vận động của cuộc sống, cuộc sống có gieo - có gặt, có nhân - có quả, quan niệm suy ngẫm về sự sống và cái chết, về hư vô; bộc lộ quan niệm về kiếp này - kiếp sau, về tính vĩnh hằng, bất diệt của tạo vật vũ trụ đồng thời đối thoại với cái hữu hạn của sinh mệnh con người....

Một phần của tài liệu Cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỉ XX. (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)