Cảm hứng Kitô giáo về ngã/bản ngã

Một phần của tài liệu Cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỉ XX. (Trang 103 - 111)

6. Cấu trúc của luận án

3.3. Cảm hứng tôn giáo về ngã/bản ngã

3.3.2. Cảm hứng Kitô giáo về ngã/bản ngã

Hạt nhân của giáo lí Ki tơ là tư tưởng sáng thế và cứu chuộc. Chúa là hiện thân cho Đấng Sáng thế và cứu chuộc đó. Lồi người phải vâng phục Chúa như một sự tạ ơn. Bản chất của xin vâng là từ bỏ chính mình và xin vâng theo ý của Thiên Chúa. Đức Maria cũng dạy chúng ta biết, đức tin nghĩa là từ bỏ cái tôi khi đã là môn đệ của Chúa Giêsu. Ki tô giáo cũng đặt ra vấn đề tự do - một phương diện biểu hiện quan trọng của ý thức về cái tơi - nhưng đó là tự do để hiến thân, tự do để phụng vụ. Chiều kích tự do này đặt nổi yếu tố tích cực của ơn gọi và động lực của sứ vụ dấn thân. Tự do ở đây không chú trọng ở quyền lợi của mỗi người để lựa chọn cái này hay cái khác, hoặc làm hay khơng làm những gì mình muốn, mà là khả năng hy sinh chính tự do của mình vì một lý tưởng cao đẹp hơn. Như vậy, có thể thấy, Ki tô giáo và Phật giáo, mỗi tơn giáo đều có những điểm độc đáo riêng trong quan niệm về sự tồn tại của cái tôi. Tuy nhiên, giữa Ki tô giáo và Phật giáo đều gặp gỡ nhau ở chủ trương “từ bỏ chính mình”, hướng tới cái thiện. Bởi vì ích kỷ gây cản trở cho Trực tri trong Phật giáo cũng như tạo nên thái độ đi ngược lại Đức ái trong Ki tô giáo.

Tư tưởng về sứ mệnh phụng vụ này đã ảnh hưởng sâu sắc đến các nhà thơ. Cái tôi trong thơ họ theo đó đa phần hiện ra trong hình hài con chiên ngoan đạo:

Như song Lộc triều nguyên ơn phước cả/ Dâng cao dâng thần nhạc sáng hơn trăng/ Thơm tho bay cho đến cõi Thiên Đàng/ Huyền diệu biến thành muôn kinh trọng thể. Hàn Mặc Tử trong Ave Maria mang tư thế của một tín đồ, một con chiên ngoan

đạo đắm chìm trong cầu nguyện với Đức Trinh nữ, khát khao sống và khát khao được cứu rỗi. Với tư cách là một tín đồ, Hàn Mặc Tử tin vào Chúa là nguồn sáng nâng đỡ, cứu rỗi tâm hồn, giải thoát cho những đớn đau, bế tắc. Nhưng với tư cách là một thi nhân, Hàn Mặc Tử coi thơ là nguồn sống, là nơi để gửi gắm, ký thác mọi tâm sự. Ở Hàn Mặc Tử, hai phạm trù cái tơi đó dường như đã có sự giao hịa trong sáng tác. Khát vọng thơ càng mãnh liệt và dị biệt bao nhiêu, thi nhân càng tạo ra thế giới nghệ thuật vừa trong trẻo, sáng láng, tinh khiết vừa điên loạn, ma quái, xa lạ đến bấy nhiêu. Đó vừa là mâu thuẫn, vừa là khát vọng của cái tơi trữ tình trong thơ Hàn Mặc Tử: linh hồn muốn thoát xác phàm bay tới cõi sáng, đẹp đẽ nhưng lại bị ghì chặt trong đau đớn, song lại vẫn thiết tha với cuộc đời. Tất cả đều ẩn chứa một khát vọng lớn lao

của tình yêu, của cuộc sống.

Cái tôi phụng vụ của lí tưởng Ki tơ giáo hiện lên trong thơ Mai Văn Phấn với nhiều dáng vẻ: đó là một cái tơi phóng túng, tự do, say đắm với cuộc sống và tình yêu; một kẻ hết lịng sùng kính đấng tối cao bằng một đức tin thiêng liêng, màu nhiệm. Mang tâm thế của con người hiện đại (thời đại cá tính phát triển mạnh mẽ) và được ni dưỡng bởi một khí quyển văn hóa tràn ngập đạo Chúa của phương Tây từ gia đình, ở Mai Văn Phấn hiện diện một bản ngã hết sức phóng khống, lúc nào cũng trong tư thế muốn ôm cả đất trời: Muốn dừng lại bên đường/ Nằm lên cỏ/ Trời

cao mong leo lên cây/ Nhìn xuống tiếc nuối cát/ Giây phút phân vân anh bất động

(Hình đám cỏ). Trong con mắt nhà thơ, thiên nhiên, vạt vật cũng là một phước lành và Thiên Chúa ban tặng cho loài người. Chúng tồn tại như những sinh thể mang linh hồn và quyền năng của Đấng Sáng tạo: Bóng những chiếc ghế, hàng cây, ngọn

tháp…/ Trốn màn đêm đi tìm ước mơ/ Những lưng ghế khơng biết đổ mồ hôi/ Và tán lá không làm ra diệp lục/ Cả quả chng rung lên mà khơng thành tiếng (Phía sau ánh sáng). Và con người hướng tới thiên nhiên, vạn vật bằng cái nhìn chiêm ngưỡng,

mê đắm, bằng khát vọng mãnh liệt hướng về một thế giới thuần khiết, thanh sạch,

thiêng liêng: Tơi ngước lên dịng thác màu tím nhạt từ bơng hoa đang dội xuống

ngực mình/ Khơng phải ai đi qua mùa hè cũng được vơ tình tắm gội/… Chắc hoa văn vẫn rực rỡ và thản nhiên ban phước (Hoa bằng lăng). Tại đây, ta bắt gặp điểm gặp

gỡ, giao thoa của Phật giáo, Ki tơ giáo và văn hóa của người Á Đơng ở quan niệm “vạn vật có linh hồn”, ở tư tưởng hịa mình, chia sẻ với nhân quần của con người. Cái tơi trong thơ Mãi Văn Phấn cũng có lúc hiện diện với tâm thế đầy cảm thơng, sẻ chia với nhân sinh: Cuộc chiến tranh lại đi qua những thời thiếu nữ/ Ngọn lửa Na-

pan lùa vào giấc mơ làm mẹ làm vợ/ Nay có chị về núp bóng nâu song/ Rung lên những quả chng hồng hơn/ Những lồng ngực mang hình quả chng/ Những ánh mắt trẻ thơ mang hình quả chng/ Những hộp sọ vang cùng quả chuông/ Những giọt máu vang cùng quả chuông (Trường ca những người cùng thời). Không chỉ đơn

giản là hiện thực chiến tranh với những đau thương, mất mát hiển lộ trên từng câu lời mà cao hơn đó là cách lồng hình tượng hết sức tinh thế của thi sĩ đã tạo nên một bản hòa tấu của con người và vạn vật về những đau thương, mất mát ấy. Đây là chiều sâu trong thế giới quan tôn giáo của thi nhân.

Cái tôi tràn đầy khát vọng sống ở thơ Mai Văn Phấn còn hiện diện ở trạng thái say đắm, nồng nàn trong tình u:

Đu cành cao

Chạm ngực em trái chín Thân bỏng rát

Anh sấm rền gót chân

Trái chín bay chậm bng thõng hút lên sạch bụi rì rào

Anh nhai lá khơ ngấu nghiến lưng trịn khép lại vòng tay

(Hái từ đất)

Mai Văn Phấn đến với tình yêu trong tâm thế của một người khao khát sự hòa hợp tuyệt đối của tâm hồn lẫn thể xác. Đó là tình u đậm tính dục nhưng khơng hề trần tục mà rất đỗi mãnh liệt và thiêng liêng bởi đó là tình u do Chúa ban tặng cho lồi người:

Chúng mình hơn nhau trong hành lang hẹp trên cỏ xanh, trong những góc tối

trên tháp chng, bên gốc cây cổ thụ...

Vì thế, cái tơi trữ tình trong thơ hướng đến tình u ln trong tâm thế ngưỡng vọng tuyệt đối. Tình u của em được tơn thờ như thứ ánh sáng trên cao, anh chỉ có thể chiêm ngưỡng và chờ đợi sự ban phát. Đặc biệt Mai Văn Phấn cho rằng, tình yêu cũng là một cách thức để mang lại sự tái sinh, hồi sinh bất tận. Em là ánh sáng mang lại sức mạnh hồi sinh trong anh: Anh dũng cảm lún sâu/ Chờ sinh lại trong tóc

mềm (Được quyền nghĩ những điều đã ước). Tình u đó hiện lên như một nghi lễ

thiêng liêng, là hình thức rửa tội, ban ơn: Vừa chạm vào bờ ánh sáng/ Anh quỳ xuống/

Anh hiện thân trong chiếc áo thiên thần/ Lấy một ít nước gọi lên máu và sữa cỏ/ Em dịu dàng rửa tội cho anh (Nghi lễ cuối cùng).

Trong hành trình theo Chúa, cái tơi trong thơ ca cịn tận hiến hết mình cho nghệ thuật, cho sáng tạo và cho đạo. Ở đây diễn ra một sự kết hợp hài hịa giữa cái tơi thi nhân và cái tơi tín đồ. Là người trong cuộc, các nhà thơ Cơng giáo đã nhìn thấy ở đức tin những phẩm chất đẹp đẽ của một phạm trù văn hóa tinh thần, thấy được sự hấp dẫn bởi vẻ đẹp hướng thượng của Đức tin Thiên Chúa. Với các nhà thơ Công giáo, Đức tin chân chính có khả năng thanh lọc tâm hồn con người. Sống bằng Đức tin, con người sẽ trở nên tốt hơn, nhân từ hơn, yêu người hơn, bớt tham lam và bớt tự phụ hơn. Từ sự thông suốt Đức tin, con người ngộ ra chân lí cao đẹp, từ đó, ln mong sống

có ích, được cống hiến. Đó là khát vọng cống hiến mãnh liệt, khát vọng tận hiến, cống hiến cho cuộc đời, cho Thiên Chúa bằng tất cả khả năng của mình, cống hiến tận lực, tồn tâm, tồn trí, tồn hồn. Chính Thiên Chúa đã gieo vào lịng con người khát vọng hiến dâng, với con chiên theo đạo, việc tuyên khấn để tận hiến cuộc đời không phải là điểm kết cho cuộc khám phá tình yêu Thiên Chúa, mà là khởi đầu cho một bước lữ hành mới trong tiến trình phiêu lưu để đi tìm chân lý và lẽ sống trong Thiên Chúa. Cái tôi trong thơ Công giáo mang khát vọng tận hiến mãnh liệt. Và đối với những tín đồ theo Chúa, tận hiến cho sáng tạo là hạnh phúc nhất vì được trọn vẹn sống trong tình yêu của Chúa: Vọng lên âm hưởng của tâm linh/ Thơ nhịp sắc hương cõi hữu hình/

Mầu nhiệm Đức tin lần chuỗi hạt/ Hiến dâng Thiên Chúa điệu giao tình (Thơ hiến dâng - Võ Long Tê)... Hàn Mặc Tử là nhà thơ Công giáo tiêu biểu cho khát vọng tận

hiến trong sáng tạo. Hàn Mặc Tử đã để lại những thi phẩm nổi tiếng với cảm hứng dạt dào của tình thương và niềm tin pha lẫn những niềm khắc khoải của nỗi đau, máu và nước mắt, tất cả thơ của ông là những lễ vật dâng hiến: Tiếng pháo đi: bao nhiêu kinh

cầu nguyện/ Đều dâng lên cho đến chín từng mây (Nguồn thơm). Thơ là lời nguyện

cầu cứu chuộc, thơ cũng là hy vọng cứu rỗi. Thơ vừa là cái đẹp của nghệ thuật vừa mang dáng vẻ thiêng liêng của tôn giáo. Hàn Mặc Tử đã sống cho thơ và cũng chết cho thơ. Đối với thi sĩ, thơ thực sự là là một lẽ huyền nhiệm tột cùng của tồn tại, của sáng tạo và của giải thốt. Do đó, khao khát cái tột cùng vừa là quan niệm mỹ học nhưng cũng vừa là tín niệm tơn giáo của Hàn Mặc Tử: Đây thi sĩ của đạo quân Thánh

giá,/ Nửa đêm nay vùng dậy để tung hô (Nguồn thơm). Và đối với người nghệ sĩ, sáng

tạo thơ ca chính sự thể hiện cái tôi tận hiến mãnh liệt và thiêng liêng nhất. Tôn giáo gắn với quan niệm của nhà thơ về cái đẹp, cái cao cả, linh thiêng, vì vậy sứ mệnh tơng đồ gắn với thi sĩ. Trong sự nhận hiểu này, thơ và đạo đã trùng nhập, đồng nhất vào nhau, đưa thơ ca đạt đến ngưỡng tột cùng của sáng tạo nghệ thuật: “cái thơ trên cái khác thơ nữa” (Hàn Mặc Tử).

Quan niệm tận hiến trong sáng tạo này về sau được xác tín một cách quyết liệt ở hồn thơ Mai Văn Phấn. Hành trình thơ của Mai Văn Phấn là một hành trình liên tục phủ định mình nhằm đạt tới những giá trị thẩm mỹ mới. Điều đó được chứng minh qua hành trình sáng tạo của ơng. Mỗi tập thơ ra đời là kết quả của một ý thức tìm tịi, cách tân mạnh mẽ. Hành trình ấy, nhà thơ đã ln trăn trở, tìm tịi, thể nghiệm cá tính qua những sáng tạo khơng ngừng nghỉ, khơng lặp lại, như chính tun ngơn của ơng:

cái tơi đang có một hành động quyết liệt “rời bỏ bầy đàn”, để khẳng định mình trong một thế giới đầy biến động. Dù hết sức khó khăn, song cái tơi ấy vẫn quyết liệt rời bỏ đám đông, rời bỏ những bộ đồng phục tinh thần, tư tưởng, để có thể đạt tới tự do sáng tạo. Đạt được đến tự do sáng tạo nghĩa là đạt đến tận cùng cái tôi, lúc ấy bản ngã được cộng hưởng cùng với cái ta, cùng với cộng đồng, hòa nhập vào vũ trụ trong sự chứng nghiệm của ánh sáng Thiên Chúa.

Nghe trong đám đông cộng hưởng những giai điệu cá tính, tựa hào quang hắt lên từng khuôn mặt, đan xen nhau rồi kết thành nhọn tháp. Ở đó qua

chng trái tim đã được kéo lên…

Cá tính hịa đồng với quy luật thiên nhiên, cho ta nhịp nhàng, cho ta nguôi ngoai, cho ta thổn thức…

Tuân theo luật mà dồi dào cá tính. Cái Tơi tận cùng dẫn tới cái ta

Nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra sự tiếp thu nhiều bút pháp, khuynh hướng sáng tạo khác nhau (siêu thực, tân hình thức, hậu hiện đại) từ nhiều nguồn thi ca ở thơ Mai Văn Phấn. Nói thế có lẽ chưa đủ. Để tạo ra được những cú hích nghệ thuật tân kì, khác biệt, ở Mai Văn Phấn, ngồi kinh nghiệm thơ, cịn có sự dẫn dắt tự trong vô thức của khát vọng tận hiến. Hay nói cách khác, chính sự đồng hưởng của thơ và đức tin Ki tô trong miền trực giác, tâm linh có sẵn của người nghệ sĩ đã chắp cánh cho thơ và đạo thăng hoa, dệt nên những sáng tạo nghệ thuật độc đáo, xuất sắc, đưa lại những đóng góp đáng giá cho diện mạo thơ Việt đương đại.

Tiểu kết chương 3

Chương này, chúng tôi khảo sát và luận giải cảm hứng tôn giáo về các vấn đề đức tin, các cõi, đạo và đời, ngã/bản ngã. Qua đó khẳng định, cảm hứng tơn giáo đã tạo nên cái nhìn đa chiều về thế giới, con người và cuộc sống. Bản chất của Phật giáo là đưa con người thực nghiệm chính cuộc đời, nhận biết về sự thật “khổ đế” của thế gian để thấu rõ căn nguyên, và khi thấy rõ con đường thốt khổ thì có thể sống hịa nhập với vũ trụ vạn vật. Cảm hứng Phật giáo, qua con đường thơ, giúp con người thấu hiểu quy luật vô thường của đời sống, bản chất vô ngã của mọi thực thể, từ đó bình thản chấp nhận quy luật sanh diệt, đón nhận hạnh phúc trong an nhiên, tự tại. Cịn Ki tơ giáo đề cao tư tưởng sáng thế, giúp con người nhận chân sức mạnh màu nhiệm của chính mình và vũ trụ, từ đó biết nâng niu, trân trọng giá trị bản thân và vạn vật trong cuộc sống. Bằng ngôn từ thi ca, cảm hứng Ki tô giáo thức dậy ở con người thái độ tri ân và trân trọng cuộc sống, hịa nhập với cộng đồn trong tinh thần bác ái, chia sẻ. Sự khác biệt của hai cảm hứng về đạo và đời, đức tin, bản ngã,... đưa đến nhiều màu vẻ cho thơ Việt hiện đại. Tuy nhiên, tận cùng chiều sâu, Phật giáo và Ki tơ giáo đều gặp nhau ở tính thiện, tính thiêng, ở các giá trị nhân bản, vĩnh hằng. Điều này lí giải sự gặp gỡ của các tôn giáo trong cảm quan ở cùng một nhà thơ như Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Mai Văn Phấn,...

Dĩ nhiên, mỗi giai đoạn khác nhau, trong khí quyển văn hóa của những thời đại khơng giống nhau và cả những trải nghiệm tôn giáo riêng biệt ở mỗi nhà thơ, cảm hứng tôn giáo về các vấn đề đức tin, đạo và đời, các cõi hay bản ngã con người trong thơ cũng có nhiều dáng vẻ. Có thể thấy rõ điều này khi đối sánh cảm hứng tôn giáo trong thơ các tác giả là tín đồ và các tác giả ngoại đạo. Đối với các tác giả là tín đồ, tơn giáo ln được họ chủ động tiếp thu một cách trực tiếp. Những ảnh hưởng triết lý Phật giáo, Ki tơ giáo trong thơ của các tác giả tín đồ này đều có một điểm chung là xuất phát từ sự tự thân giác ngộ của cá nhân tác giả hoặc bản thân tác giả được nuôi dưỡng ngay từ nhỏ trong truyền thống gia đình có người thân là Phật tử thuần thành định hướng xuất gia hoặc là tín đồ Ki tơ hữu. Họ có thể cịn được lớn lên từ những vùng đất mang đậm ảnh hưởng Phật giáo, Ki tô giáo nên sớm được xông ướp tự nhiên tinh thần Phật học, Ki tơ học. Chính khí quyển tơn giáo này đã định hình thế giới quan, nhân sinh quan của các tín đồ. Họ nhìn thế giới, cảm nghiệm cuộc đời bằng cái nhìn sẵn có của nhà Phật hoặc cái nhìn của con chiên Thiên Chúa. Vì thế,

trong quá trình trưởng thành, việc trải qua những biến cố trong cuộc đời cùng kinh nghiệm sống càng giúp các tác giả thấy rõ con đường tu hành là lý tưởng. Do đó, đối

Một phần của tài liệu Cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỉ XX. (Trang 103 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)