6. Cấu trúc của luận án
2.2. Các chặng đường vận động của cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỷ
2.2.1. Cảm hứng Phật giáo trong thơ Việt Nam thế kỷ XX
Cảm hứng Phật giáo trong thơ trước hết hiện diện ở các tác phẩm ngơn từ có chức năng tơn giáo (sử dụng trong các nghi lễ hoặc sử dụng với mục đích truyền đạo…). Ví dụ như các bài kệ trong thơ Thiền. Tuy nhiên, hiện nay cũng có những tuyển tập các bài thi kệ của các tăng sĩ và gọi đó là “thơ Thiền” một cách dễ dãi. Đại đa số các bài thơ được sưu tập đó cũng chỉ là những bài văn vần dạy đạo hay các bài kệ diễn tả kinh nghiệm Thiền của các tác giả. Các Thiền sư khơng có mục đích làm văn chương, những tác phẩm này hồn tồn khơng có mục đích thi ca và ít phẩm tính nghệ thuật. Ở đây, chúng tôi đề cập đến tác phẩm của các tu sĩ đồng thời cũng là thi sĩ. Đây là những tác phẩm có những đặc thù về thẩm mỹ và quy luật sáng tạo riêng, thể hiện trực tiếp hay gián tiếp những tư tưởng giáo lý Phật - Thiền (chẳng hạn chú giải, kinh nghiệm về các vấn đề liên quan đến giáo pháp hoặc sự chứng ngộ các yếu nghĩa của giáo pháp), tán tụng Phật, thánh chúng, hay biểu lộ các trạng thái tâm hồn của những người tu đạo. Cảm hứng Phật giáo còn thể hiện ở các tác phẩm của cả những người khơng tu hành nhưng am hiểu và u thích triết lý Phật giáo, bày tỏ trực tiếp hay gián tiếp triết lý, cảm xúc hay tâm lý Thiền. Như vậy, phạm vi hiện diện của cảm hứng Phật giáo trong thơ tương đối rộng, có tính chất mở.
Nếu đặt trong dòng chảy của thơ ca dân tộc từ xưa đến nay, có thể thấy, ở thế kỷ XX, cảm hứng Phật giáo trong thơ nói riêng cũng như văn chương nói chung khơng cịn nằm ở vị trí trung tâm của hệ thống văn học như trong một số giai đoạn của thời trung đại. Sở dĩ như vậy vì cảm hứng này gắn liền với số phận thăng trầm của Phật giáo. Khi Phật giáo khơng cịn vị trí chính thống trong đời sống tư tưởng xã hội, thì thơ ca, văn học chịu ảnh hưởng của nó cũng mất đi vị thế trung tâm trong hệ thống văn học. Tuy nhiên, nếu xét trong tổng thể các cảm hứng tơn giáo nói chung của thơ Việt hiện đại, nhất là trong tương quan với cảm hứng Ki tơ giáo, thì cảm hứng Phật giáo vẫn chiếm giữ một vị thế quan trọng. Nó vẫn trực tiếp phản ánh đời sống tinh thần của con người thời hiện đại, tham gia hệ thống văn học nghệ thuật hiện đại bằng những phương thức nghệ thuật riêng biệt, độc đáo.
Đầu thế kỷ XX đến 1945, trong giai đoạn đầu tiên của cơng cuộc hiện đại hóa văn học, Phật học là đối tượng quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu như Trần Trọng
Kim, Nguyễn Trọng Thuật, Phạm Quỳnh… Từ những năm 30 của thế kỷ XX, khi phong trào chấn hưng Phật giáo lan rộng, nhiều tác giả có hứng thú với Phật giáo trong sáng tác. Trước hết có thể kể đến các tác phẩm tiêu biểu mang đậm triết lý Phật giáo của các thiền sư như Lược ước tùng sao của Viên Thành, Thủy Nguyệt tùng sao của Chân Đạo Chính Thống… Phật giáo cịn trở thành nguồn cảm hứng dồi dào của các nhà thơ, nhà văn theo khuynh hướng lãng mạn. Có thể thấy rõ một số ảnh hưởng Phật giáo ở tác phẩm văn xuôi Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng. Riêng trong lĩnh vực thơ ca, khơng ít nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới tìm đến cảm hứng Phật giáo như Nguyễn Nhược Pháp, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Vũ Hoàng Chương… Trong thơ của họ phảng phất ý vị Thiền học: Cửa Thiền một đóng duyên trần dứt (Bến giác -
J.Leiba). Nguyễn Nhược Pháp trong bài Đi chùa Hương thuật lại mối tình nẩy nở
trong bầu khơng khí sực nức trầm hương: Nghi ngút khói hương vàng/ Say trong giấc
mơ màng/ Em cầu xin trời Phật/ Sao cho em lấy chàng. Lưu Trọng Lư thì cùng hẹn
với người yêu ở kiếp luân hồi: Đợi đến luân hồi sẽ gặp nhau/ Cùng em nhắc lại
chuyện xưa sau/ Chờ anh dưới gốc sim già nhé/ Em hái đưa anh đóa mộng đầu (Một chút tình)… Ngay trong khuynh hướng thốt ly - một chủ đề nổi bật của Thơ mới,
nhiều thi sĩ cũng tìm đến những nẻo thốt ly đượm màu sắc Phật giáo (cõi bồng lai, cõi siêu hình), v.v...
Từ 1945 đến 1975, do sự chi phối của bối cảnh chính trị, xã hội, thơ có sự phân hóa thành các xu hướng: hoặc hịa mình vào nền thơ cách mạng, phục vụ kháng chiến, lấy hiện thực xã hội chủ nghĩa làm nguyên tắc sáng tác; hoặc tiếp tục ảnh hưởng tinh thần của Thơ mới, đồng thời có sự gặp gỡ, thâu nhận các tư tưởng triết mỹ phương Tây như thơ miền Nam 1955 - 1975. Tình hình đó làm nên sự phong phú cho thơ Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975. Theo đó, cảm hứng Phật giáo nói riêng, cảm hứng tơn giáo nói chung, cũng có những thăng trầm, những biểu hiện đa dạng, phức tạp.
Ở miền Bắc, một số sáng tác của Chế Lan Viên, Huy Cận, Hồng Cầm,… ít nhiều ảnh hưởng bởi triết lí Phật giáo. Một vài bài thơ trước 1954 của Hoàng Cầm, dù đi giữa những quan tâm lớn lao về cuộc kháng chiến chống Pháp, vẫn hé lộ biểu hiện của chiều sâu tâm linh đầy tế vi, phảng phất ý vị Thiền học, ví dụ như những câu: Cõi đời nghiêng ngửa giấc u minh (Lại gặp), Ngọn gió điên rồ trên đất lạ/ là
mắt em hay thần mộng anh linh/ nước sâu gạn đục, anh giăng nhiệm màu (Sám hối)… Một số nhà thơ như Chế Lan Viên, Huy Cận... cũng tìm thấy niềm đồng cảm
với nhân sinh quan Phật giáo. Năm 1960, Huy Cận nổi tiếng với bài thơ Các vị La
Hán chùa Tây phương. Tác phẩm thể hiện những suy tư sâu sắc trước nỗi đau bế tắc
khơng tìm được lối thốt của cha ơng trong lịch sử, những âu lo, khắc khoải về số phận của con người, những băn khoăn, day dứt về thế cuộc nhân sinh, v.v... Tuy nhiên, nếu nhìn tổng quan, có thể thấy, nếu so với giai đoạn trước 1945, cảm hứng Phật giáo trong thơ ca miền Bắc giai đoạn này dường như chưa được khai thác về chiều sâu. Thậm chí một số nhà thơ thời Thơ mới đi về nẻo đạo thì nay tìm mọi cách khước từ, phủ định tôn giáo. Điều này đặt ra vấn đề về mối quan hệ giữa chính trị và tơn giáo, về ứng xử của người nghệ sĩ khi tiếp nhận, khai thác các vấn đề tôn giáo. Một thái độ “tuyệt đối hóa” về sự chi phối áp đặt trong chính trị, sự tuân thủ một cách máy móc về lập trường cách mạng trong sáng tác, ở một chừng mực nào đó, vơ hình trung đã tạo nên những rào cản đối với sáng tạo nghệ thuật. Đặt trong dòng vận động của cảm hứng tôn giáo trong thơ ca dân tộc từa xưa đến nay, giai đoạn 1945 - 1975, ở miền Bắc, mạch cảm hứng cảm hứng Phật giáo nói riêng, tơn giáo nói chung có phần trầm lắng, thậm chí đứt gãy.
Khi các hội, trung tâm báo chí Phật giáo được thành lập và phát triển (nhất là miền Trung và miền Nam), thơ của các Thiền sư nở rộ, được đăng tải trên các tạp chí như Viên Âm, Bồ Đề, Từ Quang, Hoằng Pháp, Hải Triều Âm… Trong hoàn cảnh
chiến tranh, các Thiền sư khẳng định tinh thần an nhiên, tự tại, biết chấp nhận hiện thực khó khăn vì hiểu rõ quy luật sống chết hằng thường của đời sống, hướng về đại chúng trong tinh thần vị tha vơ ngã,… vốn có ở đạo Phật. Nhiều bài thơ thể hiện tình yêu thương vơ hạn đối với vạn vật hữu tình và vơ tình (cảm hứng lãng mạn), đại hùng - đại lục - đại từ bi (cảm hứng sử thi).
Thời kỳ này, đáng kể nhất phải kể đến thơ ca miền Nam. Dưới những tác động của bối cảnh chính trị, văn hóa thời kỳ này, miền Nam trở thành mảnh đất màu mỡ cho cảm hứng Phật giáo thăng hoa, phát triển. Trong mảng thơ đô thị miền Nam, vấn đề tâm linh, các tư tưởng tôn giáo, nhất là Phật giáo được quan tâm khám phá, khai thác. Khoảng từ 1945 đến 1954, cảm hứng Phật giáo trong thơ miền Nam tiếp tục vận động trong từ trường của Thơ mới trước đó. Tiêu biểu như các bài thơ Tiếng địch
chiều thu (1949), Xuân vô ý (1950), Mùa xuân cũ (1950) của Nguyễn Lang. Sau 1954, nhất là sau 1963, ở miền Nam, Phật giáo bỗng nổi bật hẳn lên trong đời sống của xã hội Miền Nam. Trong thơ, cảm hứng Phật giáo dần tiếp cận sinh khí của văn hóa phương Tây và được hiện đại hóa. Biết bao nhiêu tu sĩ, cao tăng múa bút trổ tài.
Thích Nhất Hạnh, Phạm Cơng Thiện, Phạm Thiên Thư, Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Tuệ Sĩ, Trụ Vũ… đều là những cái tên nổi bật của những tác phẩm văn thơ, triết luận về Phật học nổi tiếng lúc bấy giờ. Bên cạnh đó, cịn có những cây bút không chuyên về Phật học nhưng thường đề cập đến Phật, đến Thiền. Phạm Duy hát “đạo ca”. Trịnh Cơng Sơn thốt lời siêu thốt như một đạo sĩ: Tôi nay ở trọ trần gian/ Trăm năm về
chốn xa xăm cuối trời (Cõi tạm). Vũ Hoàng Chương thoạt từ Bắc vào với Lửa từ bi, Ánh trăng đạo, Bút nở hoa đàm,… đẫm ý Thiền. Hương Thiền còn tỏa rộng và thấm
sâu vào thi ca của những quân nhân như Tô Thùy Yên, Nguyễn Bắc Sơn… với một giọng điệu khảng khái: Bậc thánh triết là những tay biếng nhác/ Sống khề khà quanh
bữa tiệc nhân sinh/ Kết bạn bè cùng cây cỏ vô minh/ Rất chán ghét những trò chơi thế sự (Nguyễn Bắc Sơn với Đại lãn); Ta hỏi han hề Hiu Quạnh Lớn/ Mà Hiu Quạnh Lớn vẫn làm ngơ (Tô Thùy Yên với Trường Sa hành). Thơ Vũ Hữu Định gợi
ra một liên hệ mơ hồ với một quan niệm thoát trần, xa tục lụy: Sớm ra thấy núi xanh
rì/ Ngóng mây ngồi nội trơi đi giạt về/ Bước vào sương đục bên khe/ Sương dâng mặt suối phủ lề cỏ xanh (Cảm ngộ)… Trong tiếng bom đạn ầm ĩ, những câu thơ của
các thi nhân miền Nam cất lên nghe văng vẳng tiếng chuông tiếng mõ, giữa máu lửa kinh hoàng bỗng lừng lững một thái độ thanh thản khinh khoái. Hơn thế, ẩn sau những trang thơ chất chứa tâm trạng đổ vỡ liền thốt rời thế cuộc của họ chính là những nỗi niềm đau đáu về số phận con người. Có thể thấy, tư tưởng Thiền học đã có sự gặp gỡ với các lí thuyết triết - mỹ phương Tây như phân tâm học, chủ nghĩa hiện sinh… trong việc thể hiện các vấn đề về bản thể con người, về thế cuộc nhân sinh. Chính sự tiếp nhận các kinh nghiệm phong phú của văn hóa, văn học phương Tây đã giúp các nhà thơ ngày càng đào sâu hơn vào cảm hứng Phật giáo, đưa lại những sáng tạo mới mẻ cho thi ca… Tóm lại, giai đoạn 1945 đến 1975, nhất là từ 1954 đến 1975, thơ mang cảm hứng Phật giáo vẫn tồn tại như một mạch ngầm sâu xa trong sáng tác của khơng ít các nhà thơ.
Giai đoạn sau 1975, những chuyển biến trong nhận thức về tôn giáo và văn học đã tạo điều kiện thuận lợi cho cảm hứng Phật giáo được thăng hoa. Trong thơ, Phật giáo được nhìn nhận lại, được khám phá ở nhiều chiều kích mới mẻ với nhiều hình thức thể nghiệm hiện đại. Đội ngũ sáng tác ngày càng nới rộng, trong đó có nhiều tác giả vẫn tiếp nối mạch đam mê với Phật giáo của mình từ trước như Thích Nhất Hạnh, Phạm Thiên Thư… Nhiều văn nghệ sĩ khác có tiếng trong làng thơ Việt đương đại như Mai Văn Phấn, Nguyễn Quang Thiều… cũng ít nhiều quan tâm đến
cảm hứng Phật giáo. Ngoài ra, trên website của Làng Mai (nguyên tên là Đạo tràng Mai thôn, một cộng đồng tập Thiền thuộc Giáo hội Phật giáo Thống nhất (Eglise
Boudhique Unifieé) ở miền Tây Nam nước Pháp, do Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng
lập với chủ đích làm nơi tu hành và giảng dạy Phật giáo của Việt Nam) còn lập hẳn trang Những vần thơ nhỏ. Nơi đây đã “xuất bản online” khá nhiều tác phẩm của các tu sĩ Phật giáo cuối thế kỷ XX và XXI. Thế kỷ XXI còn phải kể đến thơ một số nhà thơ ở nước ngoài như Pháp Hoan, Phápxa Chan… Thời kỳ này, cảm hứng Phật giáo được khai thác ở tầng sâu tư tưởng và được thể hiện bằng những hình thức cách tân hết sức táo bạo. Thơng qua những motif, hình ảnh của Phật giáo, thơ đương đại đã phác nên một không gian linh thiêng, cao cả với tinh thần “vươn tới cõi vĩnh hằng, chạm đến cái vĩnh cửu” đồng thời cũng luôn nghiền ngẫm, khắc khoải về sự tồn vong của con người trong thế giới trần tục nhiều biến động.