Những nghiên cứu về cảm hứng tôn giáo trong thơ các tác giả tiêu biểu thế

Một phần của tài liệu Cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỉ XX. (Trang 29 - 43)

6. Cấu trúc của luận án

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.2.2. Những nghiên cứu về cảm hứng tôn giáo trong thơ các tác giả tiêu biểu thế

biểu thế kỷ XX

nói chung, những cơng trình nghiên cứu cảm hứng tơn giáo ở những hiện tượng thơ cụ thể cũng xuất hiện khá nhiều. Song, mức độ nghiên cứu đối với từng hiện tượng thơ tiêu biểu của dịng thơ mang cảm hứng tơn giáo khơng đồng đều. Sau đây, chúng tôi xin điểm lược các công trình, bài viết nghiên cứu cảm hứng tơn giáo trong thơ của một số gương mặt thơ mà chúng tôi tập trung khảo sát như Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Quách Tấn, Bùi Giáng, Thích Nhất Hạnh, Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Phạm Thiên Thư, Mai Văn Phấn…

Hàn Mặc Tử

Trong các nhà thơ của phong trào Thơ mới 1932 - 1945, Hàn Mặc Tử là nhà thơ nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu. Sự quan tâm đặc biệt này có nhiều lí do, song trên hết là bởi sáng tác của ông đa dạng, phong phú, hành trình thơ của ơng đã vắt một dải từ cổ điển, qua lãng mạn, đến tượng trưng và siêu thực như nhiều nhà nghiên cứu đã nhận định. Hơn thế, thơ Hàn Mặc Tử cịn rất nhiều bí ẩn, vốn khơng dễ hiểu. Nó thách thức khả năng “giải mã” của người tiếp nhận. Di sản thơ của Hàn Mặc Tử đã được soi rọi ở nhiều khía cạnh: từ kiểu sáng tác, đặc điểm tư duy thơ, màu sắc tôn giáo, thế giới nghệ thuật, đặc trưng thi pháp, đặc sắc về hình thức biểu hiện. Hiện nay, những nghiên cứu về thơ Hàn Mặc Tử đã được tập hợp trong nhiều cơng trình và đã công bố rộng rãi. Đây là điều kiện thuận lợi giúp chúng tơi có cơ sở đi sâu nghiên cứu thơ Hàn Mặc Tử trên hành trình vận động của cảm hứng tơn giáo trong thơ Việt Nam hiện đại.

Nghiên cứu cảm hứng Ki tô giáo trong Thơ mới, nhiều nhất là các cơng trình, bài viết nghiên cứu về thơ Hàn Mặc Tử. Một trong những nhà phê bình viết sớm nhất về thơ Hàn Mặc Tử là Trần Thanh Mại. Trong Hàn Mặc Tử (1912 - 1940) - một cơng trình vừa mang tính chất phê bình, vừa có màu sắc biên khảo công bố vào năm 1941 - Trần Thanh Mại đã có những nhận định bước đầu về ngơn ngữ thơ Hàn Mặc Tử. Năm 1942, trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh, Hoài Chân đã khẳng định Đạo Thiên Chúa là nguồn cảm hứng mạnh mẽ trong thơ Hàn Mặc Tử: “Với Hàn Mặc Tử, Chúa gần lắm, người đã tìm lại những rung cảm mạnh mẽ của các tín đồ thời thượng cổ... Huống chi thơ Hàn Mặc Tử ra đời, điều ấy chứng minh rằng đạo Thiên Chúa ở xứ này đã tạo ra một cái khơng khí có thể kết tinh lại thành thơ ” [131]. Quách Tấn luận giải Ảnh hưởng Đạo Phật trong thơ Hàn Mặc Tử qua ngôn ngữ, giọng điệu, quan niệm thơ: “Trong tâm hồn Tử, khơng có những bức thành kiên cố ngăn cách tơn giáo của mình và tơn giáo của người, nhất là đối với Phật giáo. Vì khơng có

những bức thành kiên cố ngăn cách giữa tơn giáo mình và tơn giáo người, nên Tử đã đi tìm nguồn cảm hứng trong Đạo Bồ Đề. Và mặc dù tự xưng mình là “Thi sĩ của đạo quân Thánh Giá”, Tử vẫn không ngần ngại đem những từ ngữ, những hình ảnh của Phật giáo và dùng trong văn thơ mình, dùng cả vào trong những bài có tinh thần Thiên Chúa giáo nhiều nhất.... Và tất cả những gì đã thâu nhập được trong tơn giáo, trong Phật giáo, cũng như trong Thiên Chúa Giáo - một khi đã vào thơ Tử thì khơng cịn giữ nguyên chất, vì đã bị tâm hồn Tử biến thể, pha trộn theo quan niệm và sở

thích của mình” [113]. Năm 2008, trong cơng trình Hồi Thanh - bình thơ và nói

chuyện thơ, Từ Sơn đã giới thiệu và tuyển chọn những bài viết của Hoài Thanh từ

năm 1941 về các tác giả Thơ mới, trong đó có phần viết về vấn đề tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử. Hoài Thanh cho rằng: “Với Hàn Mặc Tử,…thơ chẳng những để ca tụng thượng đế mà cũng để nối người ta với thượng đế, để ban ơn phước cho cả thiên hạ... Hàn Mặc Tử đã dựng riêng cho một ngôi đền để thờ Chúa” [104, 330]. Tiếp đó, Vũ Ngọc Phan trong Một nguồn hứng mới khẳng định vai trò tiên phong của Hàn Mặc Tử đối với dịng thơ Cơng giáo: “Thơ tơn giáo đã ra đời với Hàn Mặc Tử. Tôi giám chắc rồi đây cịn nhiều thi sĩ Việt Nam sẽ tìm nguồn cảm hứng trong Đạo giáo và đưa thi ca vào con đường triết học, con đường rất mới, rất xa xăm mà đến nay chưa mấy nhà thơ nào dám bước tới” [203, 15]. Nguyễn Toàn Thắng trong Hàn Mặc Tử

và nhóm thơ Bình Định đưa ra những luận giải khá sâu về “chất đạo”, “chất đời”

trong thơ của Hàn Mặc Tử và trường thơ Loạn: “Nếu đọc Kinh thánh sẽ thấy ảnh hưởng của những huyền thoại về Thiên Chúa đối với Hàn Mặc Tử” [139, 152]. Trần Quý Thiện trong Tưởng niệm thi sĩ Công Giáo Hàn Mạc Tử khẳng định sự hiện diện của nguồn cảm hứng sáng tác xuất phát từ Thánh kinh trong thơ Hàn Mạc Tử: “Hàn Mạc Tử là một nhà thơ Cơng giáo đầu tiên đã tiên phong đi tìm nguồn cảm hứng sáng tác trong nguồn mạc khải Thánh kinh. Là một thi sĩ Công giáo tài ba ông đã cảm nhận được những nét đẹp của tâm hồn, nhờ đó mới diễn tả hết được hồn thơ trong sáng qua các vần thơ siêu thoát vươn tới Chân Thiện Mỹ... Hàn Mạc Tử, một thi nhân, một nhà thơ Công giáo, một tâm hồn thấm nhuần Niềm Tin Công giáo sâu sắc, được nuôi dưỡng bằng kinh nguyện, bằng đời sống nội tâm phong phú thánh thiện, đã khám phá được những chiều kích mới lạ vượt qua những niềm đau bất hạnh mà thi nhân đã trải qua” [203, 26 - 33]. Đặng Tiến trong Đức tin trong hồn thơ Hàn

Mặc Tử đã phân tích sự hịa hợp giữa đạo và thơ, xem đây như một cơ sở lý giải hành

tin Công giáo đến cấu trúc thơ của thi nhân: “Kiến trúc toàn bộ thơ Hàn Mặc Tử đều vang dội lời truyền giảng của Phúc Âm” [203, 145]. Nguyễn Thanh Tâm trong Từ

hành vi thực hành nghi lễ đến tư thế trữ tình trong thơ Hàn Mặc Tử lại quan tâm đến

sự thống nhất “đồng thể” giữa tư thế cái tơi trữ tình với các hành vi lễ nghi tơn giáo: “Những hành vi thực hành nghi lễ trở thành một tín hiệu dẫn đường để thâm nhập thế giới nghệ thuật của Hàn Mạc Tử, phát hiện ra bản chất của cái tơi trữ tình của thi sĩ. Và cũng đồng thời, khi “chức năng thi ca” được thực thi cũng là lúc vẻ đẹp của đức tin được phô bày. Nếu thực hành nghi lễ là trạng thái sống động của tơn giáo, ma thuật, thì tư thế trữ tình là trạng thái biểu hiện chủ yếu của cái tơi trữ tình. Sự thống nhất, “đồng thể” của hai phạm trù này, trên đỉnh cao của mĩ phẩm thi ca, của luân lí đức tin đã làm nên một phương tiện quan trọng nhất của thế giới nghệ thuật Hàn Mặc Tử - một hình thái thơ: thơ tâm linh... Những hành vi thực hành nghi lễ Thiên Chúa Giáo trong thơ Hàn Mặc Tử đã làm sống lại và phát huy ở một tầm mức rất cao khi đức tin chuyển hóa thành mỹ cảm thi ca. Điều đó khơng chỉ nói lên sức sống của tơn giáo “trong lịng đồn thể” (Hồi Thanh), cá nhân, mà cịn thấy được ý nghĩa của tôn giáo với con người, nghệ thuật” [115, 361]. Đỗ Lai Thúy trong Tư duy

tôn giáo của Hàn Mạc Tử đề cao vai trò của tư duy tôn giáo đối với trực giác nghệ

thuật và cảm xúc thơ: “Chính tư duy Thiên Chúa giáo đã làm cho sáng tác của Hàn Mạc Tử có cấu trúc nội tại, không những ở cấp vi mô (từng bài thơ) mà cả ở cấp vĩ mơ (tồn bộ các tác phẩm), tạo nên một vũ trụ thống nhất, hồn chỉnh... Tư duy tơn giáo cịn là một cơng cụ hữu hiệu để nâng cánh cho trực giác nghệ thuật tuyệt vời của thi nhân bay cao, bay xa vào cõi siêu hình. Nhà thơ có một cái nhìn vũ trụ trong tính tồn thể, tính siêu việt của nó với một cảm xúc tràn đầy” [203, 224 - 225]. Bích Thu trong Nguồn thơ đạo của Hàn Mạc Tử quan tâm đến sự kết hợp giữa yêu cầu về đức tin, tín ngưỡng của tơn giáo với những địi hỏi không thể cưỡng lại của sự sáng tạo. Cũng trong bài này, Bích Thu cũng đề cập đến sự dung hịa các tơn giáo làm nên sự đa dạng trong thi hứng Hàn Mạc Tử. Thực ra, sự gặp gỡ, dung hòa của cả cảm hứng Phật giáo, Thiên Chúa giáo, thậm chí là Lão giáo đã được nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ luận giải trong các bài viết từ những năm 90 của thế kỷ XX như Hàn Mạc Tử

và tôn giáo; Chất đạo và chất đời trong thơ Hàn Mạc Tử: “Hàn Mạc Tử đã cố gắng

tổng hợp vào bản thân mình những truyền thống văn học xưa và nay, dân gian và hiện đại, phương Đông và phương Tây, Thiên Chúa giáo, Phật giáo và cả Khổng giáo, Lão giáo” [203, 174]... Tuy nhiên, nhìn chung, khi tìm hiểu thơ Hàn Mặc Tử,

các nhà phê bình vẫn thường thiên về nghiên cứu thơ ơng từ điểm nhìn tư tưởng Thiên Chúa giáo và đều thống nhất xem Hàn Mặc Tử là người mở đường cho thi ca Công giáo. Cũng từ việc nghiên cứu trường hợp Hàn Mặc Tử, khuynh hướng nghiên cứu thơ Công giáo ngày càng lan rộng. Về ảnh hưởng của Phật giáo trong thơ Hàn Mặc Tử, có số ít bài viết quan tâm. Tiêu biểu nhất là bài viết của Nguyễn Hữu Sơn. Ông đã khảo cứu và luận giải Cảm quan Phật giáo trong sáng tác của Hàn Mặc Tử ở các đặc điểm: bản tính khoan dung, dung hợp mỹ cảm Phật giáo, khả năng tiếp nhận, chấp nhận, đan kết tư tưởng truyền thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây… Ngồi ra, cịn khá nhiều luận án, luận văn quan tâm, nghiên cứu về thơ Hàn Mặc Tử, trong đó có đề cập đến ảnh hưởng của tôn giáo trong thơ ông.

Chế Lan Viên

Đã có khá nhiều bài viết khẳng định sự hiện diện của tâm thức Phật giáo qua thơ Chế Lan Viên. Thái Phan Vàng Anh đã khảo sát, phân tích Biểu tượng Phật giáo

trong thơ Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên, đặc biệt chú ý đến cõi hư vô trong thơ ông:

“Cõi hư vơ trở thành một kí hiệu thẩm mỹ xuất hiện trong nhiều bài thơ trăn trở về sự hiện tồn, về những khát khao tìm kiếm bản thể của tác giả” [65, 194], từ đó tác giả cho rằng điều làm nên chiều sâu triết lý trong thơ Chế Lan Viên, làm nên màu sắc huyền nhiệm trong thơ Hàn Mặc Tử là “cảm quan Phật giáo vốn tiềm tàng trong mĩ cảm phương Đông”: “Việc vận dụng triết mĩ Phật giáo (qua hệ thống biểu tượng) của hai nhà thơ đã mở rộng góc độ tâm linh, tăng thêm tầm vóc tư tưởng cho nhiều thi phẩm” [65, 196]. Trần Hoài Anh khẳng định sự hiện diện của Tâm thức Phật giáo

qua thơ Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê trong trường Thơ Loạn là một tất yếu

vì nó vốn khởi nguồn từ truyền thống văn hóa dân tộc, đồng thời cũng là biểu hiện của sự kết hợp độc đáo, kì diệu của thơ ca và tơn giáo. Tiếp nối, Lê Thị Hường đi sâu lý giải Quan niệm về cái chết của trường thơ Loạn nhìn từ tâm thức Phật giáo: “Chứng kiến những khúc đoạn lịch sử thăng trầm, từ những nguồn tư tưởng tiếp nhận, kế cả những bi kịch riêng đau đớn khiến các nhà thơ thuộc Trường thơ Loạn tìm đến tơn giáo vừa như một cứu chuộc tâm linh, vừa như là con đường thăng hoa của nghệ thuật. Dẫu bằng con đường nào, vô thức tập thể, vương quốc tuổi thơ, tín ngưỡng, tâm linh hay thăng hoa sáng tạo thì Phật giáo cũng để lại dấu ấn đậm nét trong thi giới của Trường thơ Loạn - đặc biệt trong quan niệm về cái chết. Cái chết là thi đề nổi bật trong thơ của các nhà thơ Loạn” [65, 216]. Đồn Trọng Huy với

ảnh về tâm linh tơn giáo ở nhà thơ, nhà thơ thiên về những thần bí của tơn giáo và siêu hình của chủ nghĩa duy tâm. Nguyễn Thị Kim Nhạn đi tìm biểu hiện của Dấu

ấn Phật giáo trong sáng tác của Chế Lan Viên trước Cách mạng tháng tám trên các

phương diện thi hứng, ngôn ngữ, giọng điệu…

Các bài viết đã nhận diện cảm hứng tôn giáo trong thơ Chế Lan Viên ở nội dung tư tưởng và một số hình thức biểu hiện về ngơn ngữ, giọng điệu, hình ảnh, biểu tượng. Tuy nhiên, vẫn cịn thiếu những bài viết nghiên cứu tồn diện, xuyên suốt về cảm hứng tôn giáo trong thơ Chế Lan Viên, nhất là khi đặt thơ ơng trong cái nhìn tồn cảnh về Thơ mới - một phong trào thơ mới khuynh hướng chủ yếu là lãng mạn, luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho đề tài tôn giáo.

Quách Tấn

Thơ Quách Tấn mang dấu ấn Phật giáo rõ nét. Cơng trình Quê hương và hồn

đạo trong thơ văn Quách Tấn của Thích Phước An cũng bước đầu đề cập, tìm hiểu

triết lý nhà Phật trong thơ Quách Tấn. Nguyễn Công Thanh Dung với bài viết Cảm

hứng Thiền Phật trong thơ Quách Tấn đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số

3/2014 cho rằng cái nhìn về thiên nhiên trong thơ Quách Tấn mang đậm cảm quan triết lý Phật giáo: “Quách Tấn là một phật tử thuần thành, ông thường nghiền ngẫm, nghiên cứu kinh Phật, nên thơ của ơng ít nhiều cũng mang cảm quan triết lý nhà Phật và mang cả cảm hứng đạo học. Điều này được thể hiện qua những vần thơ viết về thiên nhiên của ơng. Thiên nhiên được nhìn qua cảm quan Thiền đạo” [8]. Nguyên

Cẩn Phạm Văn Nga khảo sát các mức độ Ảnh hưởng Phật giáo trong thi ca nhóm

Bàn thành tứ hữu: Với Quách Tấn ảnh hưởng Phật giáo trong thi ca là khá rõ ràng;

cịn Chế Lan Viên vẫn có yếu tố Phật giáo phản quang trong thơ ông; với thơ Yến Lan tư tưởng Phật giáo có phần nhẹ nhàng hơn tuy khơng rõ nét vì ơng khơng thích những tư duy siêu hình, những căn vặn, trở trăn triết lý [65, 258]. Lê Từ Hiển với

Mối duyên Thiền trong thơ Bàn thành tứ hữu cho rằng sự gặp gỡ ở Thiền duyên đã

làm nên tính thống nhất và đa dạng trong thơ của Quách Tấn, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Yến Lan: “Bốn nhà thơ, mỗi người một khuynh hướng, một bút pháp, tạo nên sự đa dạng mà thống nhất, trong đó có mối duyên kết hợp tưởng ngẫu nhiên mà độc đáo, một mối Thiền duyên” [65, 228]. Nguyễn Thị Nguyệt Trinh với Sự hài hòa

giữa Thiền cảnh và Thiền tâm trong thơ tứ tuyệt của Quách Tấn đã chỉ ra nét độc

đáo của mối quan hệ tâm - cảnh trong sáng tác của Qch Tấn nhìn từ góc độ Thiền học: “Trong dòng chảy thơ ca thế kỷ XX hiện đại với nhiều khuynh hướng, đa phong

cách, Quách Tấn vẫn lặng lẽ kiên trì một con đường riêng, lưu giữ hương xưa, kết hợp cái hàm súc, trang nhã của thơ với tinh thần uyên áo diệu vợi thẳm sâu của Thiền trong dạng thức thơ tứ tuyệt, dựng nên một thế giới thơ hài hòa giữa Thiền tâm và Thiền cảnh” [65, 164]. Trong cơng trình Qch Tấn qua cái nhìn phê bình văn học, Nguyễn Thái phát hiện Quách Tấn được tiếp xúc với không gian tâm linh của các Thiền sư. Quách Tấn là một Phật tử chân chính, thơ ơng đã thu tóm tất cả những bài thơ mộng của Phật giáo vào trong cuộc đời trầm lặng của mình. Các nhà nghiên cứu đều đánh giá cao thơ Quách Tấn ở âm hưởng Thiền, thể hiện ở nhiều phương diện thơ như: cảm quan Thiền đạo trong cách nhìn và miêu tả thiên nhiên, hình ảnh tiếng chng chùa,... Trong Hội thảo khoa học Phật giáo và văn học Bình Định: Thành

tựu và giá trị cũng có nhiều bài viết nghiên cứu sáng tác của Quách Tấn xuất bản sau

Một phần của tài liệu Cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỉ XX. (Trang 29 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)