Hệ biểu tượng mang cảm hứng Phật giáo

Một phần của tài liệu Cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỉ XX. (Trang 128 - 133)

6. Cấu trúc của luận án

4.2. Tơ đậm tính thiêng liêng của biểu tượng

4.2.1. Hệ biểu tượng mang cảm hứng Phật giáo

Một trong những đặc điểm khiến Phật giáo khi vào Việt Nam dễ nhận được sự đồng thuận của cư dân bản địa là tư tưởng gần gũi, hòa đồng với tự nhiên. Đặc điểm này có sự tương thích, phù hợp với tư duy, lối sống trọng thiên nhiên của cư dân nơng nghiệp lúa nước. Tín ngưỡng thờ thần tự nhiên, quan niệm “vạn vật hữu linh” - một sự kết gợp hài hòa của tư tưởng Phật giáo và đặc điểm loại hình văn hóa gốc nơng nghiệp - đã đi vào tâm thức dân gian, trở thành những biểu tượng văn hóa. Hấp thụ nguồn văn hóa ấy, qua cảm hứng tơn giáo, các nhà thơ đã vận dụng một cách

sáng tạo các biểu tượng tự nhiên theo hướng tơ đậm tính linh thiêng của chúng. Khảo sát thơ Việt Nam hiện đại, chúng tơi nhận thấy, rất nhiều hình ảnh thiên nhiên đã được đẩy lên ý nghĩa biểu tượng, trong đó phổ biến hơn cả là biểu tượng mùa xuân, hoa, nước,...

Mùa xuân là biểu tượng phổ biến trong thơ mang cảm thức Phật giáo, thường

gợi khát vọng về sự khởi đầu, an lạc. Trong thơ Phạm Thiên Thư ta bắt gặp một “mùa

xuân an lạc”. Ở Đạo ca, mùa xuân được điệp lại rất nhiều lần: Xuân về trong gió,

hoa bay lững lờ/ Xuân về đám mây, bướm vàng nhụy bay… Xuân về trầm ngát, Di Lạc hiền lành/ Em về thiên nhiên, ngâm mình suối tiên… Mùa xn trong thơ ơng có

một nét riêng: thanh tịnh, nhẹ nhàng, bảng lảng của chốn Thiền mơn. Đó là mùa xn biểu trưng cho thời gian vĩnh cửu. Đó là mùa xuân của tâm hồn con người đạt đến cảnh giới của an lạc, như nhiên giữa lòng tự nhiên. Mùa Xuân - mùa hồi sinh của tạo vật cũng là sự bừng sống mãnh liệt của tâm tư. Nó khơng chỉ là mùa xn của ngoại giới mà còn là mùa xuân của tâm giới, khi con người đã bng bỏ tất cả để tìm tới cõi tịch diệt của Thiền. Đó là mùa xuân vĩnh cửu của vũ trụ, lòng người, của cõi tâm khơng với “lịng mênh mơng”.

Mùa xuân cũng xuất hiện với tần số dày đặc trong thơ Bùi Giáng. Thường xuyên nhất là trong tập Mưa nguồn, rồi đến La hoa cồn, về sau chỉ thấp thoáng trong những thi phẩm cuối đời. Biểu tượng xuân là trung tâm của nhiều bài thơ, đứng ngay từ vị trí tiêu đề, như: Chào Nguyên xuân, Màu xuân,… đồng thời phổ khắp chiều dài bài thơ. Gắn liền với mùa xuân là những tính từ chỉ sự trong trẻo, uyên nguyên, ban sơ (nguyên xuân, bờ xuân, xuân đầu, sớm xuân, xuân xanh, màu xuân, bến xuân,…) hoặc chỉ sự vô lượng, tràn bờ (bờ xuân, bến xuân, ngàn xuân, going xuân, ruộng

xuân, ngàn xn,…). Xn cịn được đặt trong trường từ ngữ, hình ảnh nên thơ, lung

linh ánh sáng, long lanh thinh sắc (ăm ắp xuân trần gian, tâm xuân, triều xuân, thư

xuân, nắng nguyên đán, nắng xuân xanh, cỏ hoa hương, chồi nhú lộc, đất mở thênh thang, hoa nghiêng đầu ríu rít cạnh chim kêu,…). Mùa xuân trong ý niệm của Bùi

Giáng không dừng lại ở ý nghĩa về cảm thức thời gian trôi chảy, nỗi lo sợ kiếp người mong manh thường gặp trong thơ lãng mạn nữa. Xuân trong thơ Bùi Giáng mang ý niệm về sự vô tận, biểu hiện trạng thái sơ khởi của sự sống mà tác giả gọi đó là “nguyên xuân”. Đó là mùa xuân của sự sống thanh tân, khát khao gợi mở. Dường như, Bùi Giáng đã gặp gỡ Hàn Mặc Tử thuở trước ở khát vọng về một nguồn xuân trinh bạch, khôi nguyên trong Đêm xuân cầu nguyện. Nếu xuân trong thơ Hàn Mặc

Tử vừa ẩn chứa nét trinh nguyên vừa hiển hiện sắc màu tôn giáo sáng láng, cứu rỗi thì thơ Bùi Giáng giàu chất mộng ảo nhưng không quá siêu thăng mà vẫn trong sáng, tinh khôi. Bằng cảm thức Phật giáo thiêng liêng, Bùi Giáng đã kết nối mùa xuân với nguồn cội, tìm ra tính biện chứng giữa xn thiên nhiên và chất sơ ngộ của loài người. Xuân là biểu tượng cho sự khởi đầu, mang đến khơng khí thanh sạch tẩy trần con người.

Hoa cũng là một biểu tượng nổi bật trong thơ các tín đồ say mê đạo Phật gợi ý nghĩa về sự mong manh, hữu hạn của kiếp người hoặc khát vọng siêu thoát, tâm thức giác ngộ. Bài thơ nổi tiếng Động hoa vàng của Phạm Thiên Thư khắc họa một khơng gian Thiền thốt tục với hoa, trăng, nước và dịng suối. Trong đó hoa là hình ảnh chủ đạo, các hình ảnh khác châu tuần xung quanh hoa, nâng hoa lên thành biểu tượng. “Động hoa vàng” biểu trưng cho một khơng gian hư vơ, đó là “cõi giới tâm thức”, là những gì “mầu nhiệm”, là một cõi “trở về” của dịng “dịch hóa”. Khơng gian ấy thực kỳ diệu, bát ngát hương hoa, đầy nguồn vui sống của cõi Như Lai cực lạc. Ở đó, tâm thức con người như được hịa quyện cùng với miền cỏ hoa, bến hoa

tươi, miền cỏ thơm, suối mây hồng, dòng suối tơ huyền, suối hoa rừng, non xanh, núi cao, đồi dạ lan, cánh chim, sương, khói, mây... Tất cả mang một vẻ đẹp huyền hồ,

hư ảo và siêu thốt. Cũng vì lẽ đó mà “Động hoa vàng” đã trở thành biểu tượng về một thế giới của cõi mộng, là cõi thoát tục, là bến mơ của con người khi khơng cịn muốn vương mùi tục lụy.

Đối với Quách Tấn, hoa là bạn, là tri âm để người thơ gởi gắm niềm tâm sự. Hoa của Quách Tấn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự mong manh chóng tàn của kiếp người trong cảm quan tôn giáo: Hoa quỳnh sống nửa đêm/ Hoa phù dung một

buổi/ Nghìn trước nối nghìn sau/ Mắt nhìn nhau một tối (Mãi còn). Nhà thơ đã đem

so sánh cái đẹp của hoa quỳnh chỉ nở giữa đêm và hoa phù dung chỉ nở có một ban mai rồi rụng hồng trên sắc nước với ánh mắt nhìn nhau một tối. Ba cảnh đều đẹp, đều ngắn ngủi, đều mong manh. Quách Tấn cũng đã có nhiều bài viết về hoa sen. Trong đạo Phật, hoa sen cũng là biểu tượng của vẻ đẹp, sự tinh khiết và sự giác ngộ. Với hoa sen, Quách Tấn đặt một sinh vật nhỏ bé vào trong lòng hoa sen để kết hợp sự hài hồ của vũ trụ, sự bình đẳng giữa mn lồi: Chung lòng sen nở trắng/ Con

chàng hiu lưng xanh. Theo nhà thơ, hoa sen không dành riêng cho một ai: Ao nhà một giấc ngủ say/ Bình minh trở dậy thuyền đầy gió sen. Hương sen có thể là ở trong

Nói đến sen nhà thơ thường nhắc đến hương nhiều hơn sắc: Duyên trần thơ đã mỏi/

Hương thoảng gió liên trì; Tình q phong nhụy thắm,/ Đơn chiếc nở bờ sương./ Không đưa tay nỡ hái,/ Nghiêng lịng đón lấy hương (Đón hương - Mộng Ngân Sơn).

Từ đồng cảm với số phận của hoa trong sự liên tưởng tới số phận mong manh của kiếp người, nhà thơ nâng niu, cảm thương hoa: Thương hoa không nỡ hái,/ Hoa rụng

càng thêm thương./ Vén cỏ chiêu hồn lại,/ Ngàn xanh hiu gió sương. Ở bài thơ này,

nhà thơ không chỉ thể hiện sự đồng cảm với tự nhiên mà còn thể hiện quan niệm sắc, không, vô thường của đạo Phật.

Nước cũng là biểu tượng được khá nhiều nhà thơ mang cảm quan Thiền chú ý. Cảm thức về sự trôi chảy của dòng đời, kiếp người hữu hạn của Phật giáo đã thơi thúc các nhà thơ tìm về biểu tượng nước. Bùi Giáng đặc biệt ấn tượng với nước.

Trong Mưa nguồn đầy ắp những hình ảnh về “nguồn” và những hình ảnh có liên

quan đến nước. Nguồn có ý nghĩa chỉ sự khởi phát, ban sơ. Nước trong tập thơ hiện diện với các biến thể đa dạng: mưa, sơng, suối, biển, khe, going, sóng, lụt, trơi, tn,

chảy, đổ,… Nước trong mối quan hệ với nguồn lại được đặt trong một trường từ ngữ

vừa cụ thể (mùa xuân, nguyên khê, đầu rú, đầu non,…) vừa trừu tượng (sơ nguyên,

nguyên sơ, hồn nguyên tiêu, thời gian ngát,…) gợi đến khởi điểm xa xưa và xa xăm.

Như vậy, nước ở đây là biểu tượng trung tâm cho sự hội tụ của các hình ảnh biểu trưng trong toàn tập thơ. Tất cả gợi nên cảm giác ban sơ của sự khởi đầu. Mặt khác, nước lại được miêu tả ở những trạng thái như dịng trơi, nước chảy, sóng lạc, nước

sương bng, nước lang thang chảy xa miền,… và gắn với những tổ hợp ngôn từ -

hình ảnh rất độc đáo như trời đổ lộn nguyên khê, sóng phơi trường mộng, nước lang

thang, đêm cuồng mưa khóc điên,… Một cảm giác mênh mơng, vơ định, phiêu linh,

trơi dạt ngày càng được hình dung rõ nét. Những hình ảnh, từ ngữ tưởng chừng rời rạc, ngẫu nhiên trong mỗi bài thơ, câu thơ đã tìm đến với nhau, nối kết với nhau ở chiều sâu tâm tưởng, châu tuần xung quanh nước, tạo nên trùng trùng ý nghĩa cho biểu tượng này. Ấn tượng về sự phiêu linh, trơi dạt đó phải chăng là cảm thức mơ hồ về kiếp người mong manh, về sự hiện tồn có - khơng trong tâm thức Phật giáo.

Ngồi nhóm biểu tượng thiên nhiên, thơ hiện đại cịn có các biểu tượng mang đậm đặc trưng văn hóa Phật giáo. Đó là biểu tượng về đức Phật, Bụt, Bồ tát, Thánh ni, chư tăng,…; về đền, chùa, âm thanh tiếng chuông; v.v…

Đức Phật, Đức Thích Ca Mâu Ni, Bồ tát, các bậc tiền nhân,… vốn đã là những nhân vật thiêng liêng trong tâm thức Phật giáo. Khi được xây dựng là một biểu tượng

trong thơ ca, tính “thiêng” các nhân vật này được đẩy lên cao độ bằng thái độ thành kính, ngưỡng vọng của các tín đồ ngoan đạo. Đồng thời, các nhà thơ cũng tìm cách đời thường hóa, khiến các biểu tượng này vừa thiêng liêng vừa hết sức gần gũi với cuộc sống con người. Trước hết, các nhân vật này xuất hiện nhiều hơn cả trong các tập thơ “thi hóa” kinh Phật của Phạm Thiên Thư. Vì dịch kinh Phật thành thơ nên các nhân vật này hiện lên như những thần, thánh mang ý nghĩa truyền dạy giáo lí, soi đường, tỏ lối, giác ngộ cho chúng sinh, hướng chúng sinh đến những giá trị đạo đức nhân bản và nhân cách thánh toàn. Ngoài ra, trong thơ một số tác giả như Thích Nhất Hạnh, Phạm Thiên Thư, Bùi Giáng, Tuệ Sỹ, Quách Tấn, Nguyễn Đức Sơn, ca từ của Trịnh Cơng Sơn, Vũ Hồng Chương,… các nhân vật này cũng xuất hiện vừa màu nhiệm vừa gần gũi khi dùng phép màu cứu độ chúng sinh: Bụt động lòng thương kiếp

đọa đày/ Hóa thân làm tuyết bốn trời bay/ Hóa sen trăm cánh, cây ngày trượng/ Giọt tịnh bình xoa dịu đắng cay (Bút nở hoa đàm). Giữa không gian tràn đầy tuyết trắng

- tượng trưng cho thế giới thuần khiết, và hoa sen - tượng trưng cho sự thanh tịnh, Quan thế âm Bồ tát với lòng tư bi vơ lượng “động lịng thương kiếp đọa đày”, hiện diện ở vị trí trung tâm, tay cầm nhành dương liễu có thể hóa hiện làm nhiều thân phổ độ chúng sinh. Quan thế âm Bồ tát đã trở thành biểu tượng của tính thiện, của lịng từ bi, của tâm thức giải thoát trong thơ mang cảm hứng Phật giáo.

Cùng với các vị thánh, các bậc tiền nhân, chùa, đền cũng trở thành một không gian quen thuộc trong thơ hiện đại. Đại diện cho không gian ấy là âm thanh vang vọng đặc trưng của tiếng chuông chùa. Âm thanh tiếng chng chùa nhắc nhở chúng sinh về tính giác. Quách Tấn là người bị ám ảnh nhiều bởi tiếng chng chùa: Chùa

ẩn non mây trắng/ Bóng in hồ liễu xanh/ Mai chiều chng đã tạnh/ Vịng sóng cịn long lanh (Tiếng ngân), Mây nước nhuốm phong trần/ Nơi đâu tình cố nhân/ Những đêm buồn tỉnh giấc/ Chùa cũ tiếng chuông ngân. … Âm thanh chuông chùa trong

thơ Quách Tấn vừa trong trẻo vừa du dương, dìu dặt, vừa thức gợi nỗi hồi niệm xa xăm về quá vãng - cảm thức thường thấy ở các nhà thơ mới mà thi nhân không là ngoại lệ, đồng thời vừa thanh lọc tâm hồn người phàm trần. Nghe tiếng chuông mà thi nhân “lịng khơng rửa mà trong, thân khơng cánh mà nhẹ, ngồi tựa bóng cây đón mát, tưởng chừng mình đã xa lánh hẳn cõi trần tục” (Quách Tấn). Cũng là tiếng chuông chùa nhưng trong thơ Thích Nhất Hạnh lại thấm đẫm từ bi: Tràn rồi, mười

phương nghe tiếng chuông/ Khuya hãy chắp tay quán từ bi/ Cho mật ngọt nơi trái tim ứa thành cam lộ (Quán tưởng), v.v…

Tóm lại, thơ ca mang cảm hứng Phật giáo chú trọng khai thác và tạo dựng biểu tượng. Việc sử dụng biểu tượng giúp thơ ca có khả năng chuyển tải các thâm ý sâu xa, giàu ý nghĩa của tinh thần Phật pháp.

Một phần của tài liệu Cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỉ XX. (Trang 128 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)