Cảm hứng Phật giáo về các cõi và đức tin

Một phần của tài liệu Cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỉ XX. (Trang 75)

6. Cấu trúc của luận án

3.1. Cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỷ XX về các cõi và đức tin

3.1.1. Cảm hứng Phật giáo về các cõi và đức tin

3.1.1.1. Cảm hứng về các cõi

Điểm thống nhất của Phật giáo và Ki tô giáo cũng như các tôn giáo chân chính khác là đều hướng tới một thế giới lí tưởng mà ở đó con người đạt đến hạnh phúc tuyệt đối. Song sự nhận thức và con đường đạt đến cõi lí tưởng ấy ở mỗi tơn giáo lại khác nhau. Trong quan niệm về các cõi của Phật giáo, niết bàn và cực lạc được xem là các cõi giải thoát của con người. Cõi cực lạc vượt ngồi vịng ln hồi sống chết và khơng cịn đau khổ như cõi ta bà. Niết bàn khơng lệ thuộc vào vịng ln hồi, luật nhân quả nên niết bàn là vĩnh viễn. Niết bàn là trạng thái chúng ta có thể đạt được khi chúng ta hãy cịn sống chứ khơng phải là sau khi chết. Niết bàn là kết quả do những nỗ lực của chính chúng ta, chứ không phải là do kết quả của sự phán xét của một vị thần, thượng đế. Điểm gặp gỡ giữa niết bàn và cực lạc là đều hướng tới một tâm thể vắng lặng, an vui. Và tùy theo mức độ tu tập tâm tính mà chúng sinh có thể đạt đến cõi niết bàn, cõi cực lạc hoặc xuống cõi địa ngục. Mặt khác, sự phân chia các cõi này đồng thời cũng cho thấy quy luật luân hồi, nghiệp kiếp, nhân quả. Theo đó, vũ trụ, nhân sinh là một dịng biến chuyển, có sinh diệt thành hoại, cái này vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của cái kia và ngược lại. Không bao giờ có sự tồn tại bất biến của một thế giới. Hiểu rõ được quy luật này, con người ln sống trong tâm an, tự tại, giải thốt trong một thế giới vô vi, hằng thường, an nhiên. Đạt được đến trạng thái đó nghĩa là con người đã ở cõi lí tưởng mà Phật giáo muốn hướng tới. Ta có thể bắt gặp đặc điểm chung trong cái nhìn về cõi lí tưởng này ở thơ của rất nhiều nhà thơ hiện đại có thấm nhuần tư tưởng Phật giáo như Bùi Giáng, Thích Nhất Hạnh, Phạm Thiên Thư, Minh Đức Triều Tâm Ảnh,…

Thế giới vô vi, hằng thường trong thơ Bùi Giáng là một cõi trong ngần, ban sơ, thánh thiện: Thưa rằng ly biệt mai sau/ Là trùng ngộ giữa hương màu nguyên

xuân (Mưa nguồn). Ngay từ tên tựa đề các tập thơ, bài thơ của Bùi Giáng đều gợi mở

về một không gian nguyên sơ và thời gian vô lượng: Mưa nguồn, Lá hoa cồn, Màu

tiết, Mùi hương xuân sắc, Rong rêu, Đêm ngắm trăng, Các tập Mười hai con mắt, Thơ vơ tận vui, Mùa màng tháng tư. Đó là thế giới của “hỗn mang”, “sơ nguyên”,

“thuở xưa”, “nghìn xưa”, “ngàn năm”; là cội nguồn thiên nhiên, vạn vật trinh nguyên, trong lành qua hình ảnh của đất, trời, sơng, suối, núi, rừng: Nghe trời đổ lộn nguyên

khê, Nguyên tuyền đổ rộng xuống dịng thiên thâu, Nước xi giịng là cổ độ nhìn theo… Ở đó, con người được trở vể với cội nguồn bản thể uyên nguyên, hiện hữu

trong dáng vẻ sơ khai: Em từ Mọi nhỏ thanh tân/ Mười hai con mắt thiên thần/ mở

ra (Mười hai con mắt); Mọi là Em/ Mọi sơ xuân/ Ban sơ núi đỏ/ chào mừng/ non quanh (Bài ca quần đảo). Hình ảnh nàng Mọi dường như là hình ảnh trung tâm, lặp

đi lặp lại ở mốt số bài thơ. Nàng có sự biến hóa thành nhiều dáng vẻ khác nhau, khi là người con gái hoang dại bên bờ cỏ, khi lại ẩn nấp mình trong cơ gái bản thượng mê hoặc… Nhưng bản chất, hồn cốt của hình hài phong phú ấy khơng bao giờ thay đổi: đó là thiên tính nữ ban sơ của con người trong xã hội nguyên thủy. Soi mình vào hình ảnh Mọi, ai cũng nhận ra một phần bản thể con người mình trong đó. Hình ảnh đối thể của nàng Mọi là Đười ươi - cũng là hình dánh khởi đầu, nguyên sơ. Hình ảnh này cũng được lặp lại phổ biến trong khá nhiều bài thơ. Cảm giác như Bùi Giáng đang tự ám ảnh, dày vị mình trong hình hài Đười ươi: Em về giũ áo mùa sa/ Tiến

trình vạn lí anh là đười ươi; Ông già rất mực đười ươi/ Già nua lắm lắm còn cười vu vơ… Thi sĩ nhận ra “tinh thể Đười ươi” trong thân phận người: Hoặc rằng người cũng là tôi/ Hay là tôi cũng là tôi như người/ Ấy rằng tinh thể đười ươi… Có chút

ngậm ngùi, xót xa khi thi sĩ nhận chân thân phận người mang hình hài, sánh vẻ Đười ươi. Song chính khoảnh khắc ban sơ khi nhà thơ trở ngược về cội nguồn ấy rất giá trị bởi khi chưa “giũ áo Đười ươi” thì con người cịn sống ngây thơ, hồn nhiên, khơng vướng vào vịng tục lụy. Đây cũng là quy luật trong ngộ đạo, trải qua bể dâu thăng trầm, khi thấu thị cõi người đầy hoen ố, lẽ thường chúng ta đều muốn trở về với cội nguồn lúc sơ sinh.

Minh Đức Triều Tâm Ảnh thì tìm về với một cõi Thiền mênh mang, u huyền, tĩnh lặng: Lắng nghe hơi thở vào ra/ Ngàn năm thân thế sương sa đầu canh/ Lắng

nghe hơi thở mong manh/ Sợi thương sợi nhớ dệt thành mộng con/ Lắng nghe hơi thở mỏi mòn/ Trái tim nhịp đập mãi còn lang thang/ Lắng nghe hơi thở dịu dàng/ Câu thơ đại định non ngàn vắng không. Giữa khung cảnh núi rừng tịch mịch, thấp

thoáng vài mái thảo am, ẩn hiện mấy nhịp cầu bắt qua hồ nước xanh ngần, phất phơ trúc biếc thảo hoa. Con người hịa mình cùng hồn thơ sơng núi, tiêu dao ngày tháng,

nhập cảnh giới tâm nguyên Thiền định, thở bầu khơng khí thống đãng vùng thượng sơn: Nỗi buồn khơng phủi cũng rơi/ Niềm vui thư thái cười tươi với minh/ Nhìn xem

hoa cỏ hữu tinh/ Mở ra vơ tận trang kinh đời này/ Bước ra thấy núi tọa Thiền/ Bước vô thấy Phật an nhiên mỉm cười… Với Minh Đức Triều Tâm Ảnh, khi con người biết buông bỏ mọi sân si, toan tính, trở về trong vơ thủy, vô chung của vũ trụ, lấy thiên nhiên hoang dã nguyên sơ làm bạn tâm đầu ý hợp cố tri, khi ấy con người đã được tự do trong cõi Phật nhiệm màu. Cõi Phật trong bức tranh thơ của Minh Đức Triều Tâm Ảnh, vì thế, nhuốm sắc màu thần tiên của một thế giới cổ tích giữa dương gian. Cịn với Mai Văn Phấn, cõi Phật khơng ở đâu xa. Cõi Phật hiện diện ngay giữa cuộc đời khi con người biết “ngộ giác” về bng xả, tâm hồn được giải thốt khỏi “tạp niệm”, bỗng thấy nhẹ nhàng, say sưa với một hạnh phúc an nhiên, buông xả: Hoa

ngâu vựa lịm cuối chùa/ Nhẩn nha tiếng mõ bỏ bùa tiếng chuông/ Hồng hơn như một cửa chùa/ Hư khơng trên ngón tay vừa đi qua/ Ta ngồi nhập định cùng hoa/ Thành chuông ai thỉnh ngân nga cỏ mềm/ Cầm tay gió dắt vào đêm/ Mà hồn xanh lỡ để quên cuối trời/ Dấu chân xin cát chớ vùi/ Cho ta về lại luân hồi kiếp sau (Qua hồng hơn). Nhìn thấy “cửa chùa” trong “hồng hơn” cuộc đời, nhìn “hồng hơn”

mà thấy “cửa chùa” chứ khơng thấy bóng tối đang khép lại. Một cái nhìn an nhiên và thật lạc quan. Hóa ra, hồng hơn khơng khép lại mà mở ra thế giới khác, bước vào cửa ấy là được phiêu du trong cõi an lạc, tịnh không, làm bạn với hoa cỏ.

Tư tưởng vơ thường cịn tạo nên một kiểu khơng gian đặc biệt trong thơ đó là cõi hư vơ. Ngộ ra tư tưởng vô thường của Phật pháp (vạn vật trong thế giới này biến đổi không ngừng, khơng có gì là vĩnh hằng, bất biến), Phạm Thiên Thư nhìn cuộc đời như “cõi tạm”, con người sống trên cõi đời này chỉ giống như hành trình của người lữ khách“ở trọ trần gian”, tưởng dài nhưng hóa ra chỉ thoảng qua như chớp mắt: Ta soi mình trên đá/ Để thấy là hư không (Vũ khúc hồng). Nhà thơ đã thức nhận sâu sắc cái nhỏ nhoi, phù du của đời sống, cái cô đơn mỏng manh của phận người. Kiếp người hư khơng - đó chính là sự thức nhận và luân chuyển hợp theo lẽ vô thường. Không gian thơ Phạm Thiên Thư cịn thấm đẫm tình u. Nhưng tình u trong thơ thi nhân cũng bảng lảng bóng Thiền. Với Phạm Thiên Thư, tình yêu cũng chịu sự chi phối của lẽ vơ thường. Có rồi lại khơng, mong manh và hư ảo như giấc mộng, như chiêm bao: Vui buồn trong giấc chiêm bao/ Rồi đem mộng tưởng khép

vào tâm can. Tình u trong thơ ơng vừa tinh khôi, vừa tha thiết lại vừa ẩn giấu nét

nhìn về cuộc đời, con người: đời là cõi tạm, kiếp người hư khơng và tình u mang một vẻ đẹp huyền hồ, hư ảo của chốn Thiền mơn thanh thốt, diệu vợi.

Cõi hư vô xuất hiện trong nhiều bài thơ trăn trở về sự hiện tồn, về những khát khao tìm kiếm bản thể của chính những hồn thơ tiểu tư sản đầu thế kỷ XX. Hàn Mặc Tử khơng chỉ là tín đồ Ki tơ giáo. Ơng cịn chịu ảnh hưởng ít nhiều của Phật giáo ở ý thức về sự hiện hữu ngắn ngủi của cõi đời: Cơn gió lập đơng buốt lạnh lùng/ Tứ bề

gom lại một cõi không/ Lặng nghe - Tơi nhé, nghe tơi khóc/ Hiện hữu mà chi? Chỉ nghẹn lòng (Một cõi quên). Chế Lan Viên cũng muốn tìm về một cõi quên: Họ muốn lấy Màn Quên che lấp cả/ Cả đau thương, cả dĩ vãng xa xôi/ Hỡi mn người hãy xa dịng quên lãng/ Để sầu la, buồn, giận đắm say lòng (Đừng quên lãng). Đắm chìm

trong thế giới của sầu muộn, cái tơi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên ln ao ước được bước vào cõi vô ưu, dù chỉ trong khoảnh khắc. Cõi hư vơ trở thành một kí hiệu thẩm mỹ xuyên suốt thơ ông (Đọc sách, Những sợi tơ lòng, Ngủ trong sao, Tiếng trống...).

Ảo tưởng về một cõi hư vô không phiền muộn: Sao không cho tôi đến chốn Hư

không? (Tắm trăng), hay loay hoay ngay trong cõi Ta chật chội, cơ đơn: Ơi làm sao cho ta thốt khỏi, Ngồi cõi Ta ngập chìm trong bóng tối? Cho linh hồn vụt đến xứ trăng mây, Cho Ta là không phải của Ta đây (Cõi ta). Suy đến cùng, những tâm

trạng ấy đều có phần bởi thi nhân chưa tìm ra cội nguồn của sự siêu thoát, đốn ngộ. Giống như nhiều nhà thơ khác của phong trào Thơ mới, Chế Lan Viên đã gặp Hàn Mặc Tử khi nhận ra rằng triết lý vô thường của Phật giáo hiện diện âm thầm trong cõi tôi, cõi ta, cõi quên, cõi nhớ, cõi khơng, cõi có và cõi thơ của các thi nhân. Chế Lan Viên muốn tìm về một cõi qn dẫu có khi đó là điều khơng thể: Họ muốn lấy

Màn Quên che lấp cả/, Cả đau thương, cả dĩ vãng xa xôi (Đừng quên lãng). Bằng

những ý niệm vô thường, các nhà thơ đã chạm dần đến ngưỡng của sự siêu thoát: Ta

là ta hay khơng phải là ta?/ Có gì đau, cả thế giới cao xa,/ Như cội rễ của trăm nguồn đạo hạnh (Siêu thoát). Quan niệm thơ, quan niệm Phật giáo hòa quyện; người tục,

người đạo, người thơ... lẫn trong nhau. Từ đó nhiều ý thơ, tứ thơ được thăng hoa. Chế Lan Viên sau những phút giây vật vã trong khổ đau đã tìm thấy sự nhiệm màu của tơn giáo. Tâm thức Phật giáo trong thơ Chế Lan Viên ám ảnh suốt hành trình sáng tạo thơ của ơng, khơng chỉ ở thời ông tham gia Trường thơ Loạn của thuở Điêu

tàn, mà còn thể hiện cả ở thời kỳ nhà thơ đi theo cách mạng và kháng chiến, mà

những bài thơ trong Di cảo của ông là một xác chứng cho vấn đề này.

thoát nhưng dường như càng cố đi tìm thì thi nhân lại càng đối diện với thực tại đầy tuyệt vọng. Bởi, từ trong ý thức nhà thơ đã nhận ra: Ngày mai đây mn lồi rồi

tan rã / Vũ trụ kia rồi biễn ra hư khơng! (Bóng tối). Và dự cảm về sự “hư không”

này phải chăng là hệ quả từ quan niệm xem cuộc đời là bể khổ mà Chế Lan Viên đã ảnh hưởng từ triết lý của nhà Phật. Sự lặp lại liên tục hình ảnh cõi hư vơ (giữa

hư vô, trong cùng thẳm hư vô, cõi hư vô, chốn hư không) như một ẩn dụ về chính

phận số của thi nhân cũng đang trơi trong những hoang mang vô định: Mà phải đâu

đã đến ngày tiêu diệt!/ Ai bảo giùm: Ta có có Ta khơng? (Ta); Quả đất chuyển dây lịng tơi rung động/ Nỗi sâu tư nhuân thấm cõi hư vô! (Những sợi tơ lịng).

Bằng những ý niệm vơ thường, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên và những nhà thơ mới khác đã chạm dần đến ngưỡng của thế giới siêu thốt: Ta là ta hay khơng phải

là ta?/ Có gì đau, cả thế giới cao xa/ Như cội rễ của trăm nguồn đạo hạnh (Siêu thoát). Trong quan niệm của Phật giáo, trần thế đầy khổ đau và buồn chán, các nhà

thơ muốn thốt ly, tìm đến thế giới siêu nhiên của tơn giáo. Vì thế, thơ mở ra cõi tâm linh đa chiều kích.

Tuy nhiên, viết về cõi hư vô - đời là cõi tạm, cũng là viết về cái chân không ẩn tàng diệu hữu. Tính chất ngắn ngủi biến thiên của kiếp sống nơi cõi vô thường, một khi đã ý thức “đời là cõi tạm”, không phải để con người buông xi hay bi quan yếm thế, mà để từ đó, con người biết vượt lên khỏi những khổ lụy trong cuộc sống thường hằng. Đó là ý nghĩa của thơ ca mang cảm hứng Phật giáo.

3.1.1.2. Cảm hứng về đức tin

Đức tin tôn giáo được hiểu là niềm tin thiêng liêng vào một hệ thống tín ngưỡng,

tơn giáo cụ thể. Đức tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau.

Với Phật giáo, đức tin có nhiều điểm độc đáo, khác với các tơn giáo khác, nhất là Thiên Chúa giáo. Vốn là tôn giáo vơ thần, đức tin Phật giáo, theo đó, khơng đơn giản là một thứ gì mờ ảo khiến cho con người cứ n tâm thả mình vào đó, mà là để giúp cho con người nhận thức. Hãy nhìn đức Phật ở địa vị chính của Ngài, và đừng bao giờ đặt ngài ở địa vị một thần linh, một chúa tể. Người Phật tử nếu có tin tưởng, thì chỉ là tin tưởng ở sự dẫn đạo sáng suốt của bậc giác ngộ, tin tưởng ở khả năng giác ngộ (Phật tính) sẵn có ở mọi lồi, chứ khơng phải tin nơi quyền phép có thể ban phúc trừ họa.

Thơ của Nhất Hạnh thể hiện cái nhìn hiện đại về đức tin Phật giáo. Trong các bài giảng của Thích Nhất Hạnh, ơng thường nhắc rằng, với đạo Phật, phần lớn chúng ta mới thực tập tín mộ, tín ngưỡng, chứ ít người sử dụng được tuệ giác đạo Phật để chuyển hóa thân tâm, tháo gỡ những khó khăn. Cầu nguyện cũng phần nào đem lại sự an lạc, vì giúp lắng dịu những khổ đau, lo lắng. Nhưng muốn giải quyết tận gốc vấn đề thì phải có tuệ giác, mà tuệ giác phải do tu tập mới có được. Hạnh phúc là an lạc, khơng có an thì khơng có lạc, an trong thân và trong tâm. Đó thực là sự uyên áo, thơng tuệ của Thích Nhất Hạnh. Qua thơ, ơng giảng về Phật pháp mà không thấy chùa, cũng không thấy Kinh, không thấy Phật, chỉ thấy đời sống, thấy những vấn đề hiện thực của thời đại, của đất nước, của gia đình và của chính mình. Với thi nhân, đến với Phật không phải trông chờ vào phép mầu nhiệm của Phật trong cõi huyền bí nào đó. Điều quan trọng là chúng ta phải vững tin: Nương tựa vào đâu/ Pháp trần

hình thành/ Trên sắc thanh hương vị xúc/ Nét chữ xóa đi trong bản nháp tưởng tượng/ Xóa đi hay khơng cần xóa đi/ Nương tựa/ Tìm đâu chốn về?/ Ưng vô sở trụ (Sở y),

Một phần của tài liệu Cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỉ XX. (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)