Hệ biểu tượng mang cảm hứng Kitô giáo

Một phần của tài liệu Cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỉ XX. (Trang 133 - 141)

6. Cấu trúc của luận án

4.2. Tơ đậm tính thiêng liêng của biểu tượng

4.2.2. Hệ biểu tượng mang cảm hứng Kitô giáo

Tương tự hệ biểu tượng mang cảm hứng Phật giáo, cảm hứng Ki tô giáo cũng dẫn dắt các nhà thơ hiện đại khai thác các biểu tượng thiên nhiên. Bầu trời - mặt đất, nước - lửa, ánh sáng - bóng tối là những cặp biểu tượng được vận dụng nhiều nhất. Các hình ảnh đơn thuần này, trong cảm quan Ki tô giáo của các nhà thơ, đã được khoác lên màu sắc màu nhiệm, thiêng liêng với nhiều ý nghĩa.

Trong tinh thần thượng tôn tự nhiên, với sự giác ngộ của đức tin Thiên Chúa, Mai Văn Phấn đã tìm về với các hiện tượng tự nhiên, tạo tác và thiêng hóa chúng thành những biểu tượng hết sức độc đáo. Các cặp biểu tượng bầu trời - đất đai, nước - lửa,… xuất hiện hầu khắp các tập thơ của Mai Văn Phấn. Chúng được đan cài, đồng hiện tạo thành một chuỗi biểu tượng chồng xếp lên nhau, tạo nên một thế giới nghệ thuật đa tầng đa nghĩa.

Trước hết, cặp biểu tượng nước - lửa xuất hiện với một mật độ khá dày (nước với 384 lần, lửa với 96 lần) với nhiều dạng thức khác nhau: ngọn nến, ngọn đèn, đèn

lồng, đèn hoa đăng, than hồng, đám cháy, bếp lửa, lưỡi lửa, tàn lửa, giàn lửa, ngọn đuốc... Sự sóng đơi đối lập giữa nước và lửa trong mỹ cảm thơ tôn giáo của Mai Văn

Phấn đem đến nhiều ý nghĩa thú vị. Nước (cùng với những biến thể của nó như mưa,

dịng sơng, hơi ẩm, khí lạnh...) mang ý nghĩa là cội nguồn sinh sôi, nảy nở của sự

sống: Những hạt mưa rơi xuống. Em chắc chúng ta từng là giọt nước. Trong lành

em rơi xuống anh. Để anh biết thiên nhiên và đồ vật quanh mình đều bằng nước. Tất

cả là em đợi anh đến gần… (Mưa trong đất); Một giọt nước vừa tan/ Một mầm cây bật dậy/ Một quả chín vừa buông/ Một con suối vừa chảy (Nghe em qua điện thoại)...

Nước là hiện thân của cái chết, mang sức mạnh hủy diệt: Người ta nói, dịng sơng kia

đã được tiệt trùng. Tôi thận trọng tắm rửa bằng những hương liệu quý. Lội

xuống, nước đến đâu cơ thể tơi bầm đen đến đó, rồi mọc ra những sợi lông vũ... (Di

chứng). Nước còn là phương tiện thanh tẩy, cứu rỗi con người, vạn vật: Nước ấm nóng mở đầu nghi lễ thanh tẩy/ Lăn trơn anh chuỗi hạt xổ tung (Nhịp IV - Hình đám cỏ); Ánh trăng khuya rơi vào chén nước/ Thoáng long lanh cứu rỗi bao người (Nhịp VII - Hình Đám Cỏ);... Cịn lửa là biểu tượng cội nguồn thiêng liêng của sự sống: Từ lửa làm ra Thổ, ra Mộc, ra Thủy. Đất rùng mình. Sơng chảy. Ngàn vạn lá mầm từ

thân thể nở bung (Anhanhemem);... Cũng giống như nước, lửa mang ý nghĩa cho sự

tẩy uế và tái sinh. Trong thơ Mai Văn Phấn, ý nghĩa này của biểu tượng lửa đã được nhắc đến trong khá nhiều bài thơ: Nhịp VI - Hình đám cỏ, Mùa hạ rất gần,... Chẳng

hạn, trong bài thơ Tắm đầu năm, chính biểu tượng lửa với ngọn đèn đã trở thành

phương tiện để “thanh tẩy” bản thân: thanh tẩy mãi vẫn không thấy sạch/ quay về

tắm bằng ngọn đèn. Ánh sáng của ngọn đèn, của lửa, là hiện thân cho ánh sáng của

đức tin Ki tô, của sức mạnh cõi thiêng, giúp con người tẩy hết những đau khổ, vướng bận trong cuộc sống thường ngày.

Xuất hiện với tần số cao trong thơ Mai Văn Phấn là bầu trời (199 lần) - đất đai (312 lần) - những biểu tượng trung tâm làm nên công cuộc gieo trồng vĩ đại của vũ trụ và thế giới. Chúng thường xun sóng đơi, bổ sung và tạo lập ý nghĩa cho nhau. Trong thơ Mai Văn Phấn biểu tượng này cũng được ông xây dựng trong cảm thức thiêng liêng: Gieo xuống đất. Tung lên trời và hứng một hạt mưa (Mục 9 - Tỉnh dậy

trong mưa); Buông anh như gieo hạt/ Tỉnh dậy cỏ cây láng ướt bầu trời/ Mưa quần

tụ mái nhà gõ nhịp/ Mặt đất mềm hơi thở lan nhanh (Mục 3 - Tỉnh dậy trong mưa)...

Chính trong ý nghĩa này, trời là nguồn cội tạo nên những sinh linh, vạn vật, mang quyền năng tạo nên sự sống. Cịn trái đất chính là “mái nhà của sự sống”, là “bà mẹ thiên nhiên” nuôi dưỡng, ấp ủ sự sống con người: Trái đất - căn nhà hộ sinh/ Tiếng

trẻ con chào đời truyền trong không gian xanh/ Những dịng mật mã (Màu xanh).

Chính nơi đây đảm bảo cho sự sinh tồn của con người và vạn vật.

Ánh sáng - bóng tối cũng là một cặp biểu tượng nổi bật trong thơ Mai Văn Phấn. Chúng tồn tại trong tương quan đối lập. Trong đó, ánh sáng xuất hiện với 199 lần, có phần lấn lướt bóng tối. Ánh sáng được mô tả dướng những hình hài đa dạng: ánh cầu vồng, ánh lân tinh, ánh hào quang, tia chớp, tia sáng, ánh ngày, ánh

nắng, vệt sáng, ánh đuốc, ngọn đèn, ngọn hải đăng, que diêm, than hồng, trăng, sao, mặt trời.... Ánh sáng tượng trưng cho sự sống. Nhờ mặt trời, vạn

vật vươn mình sinh sơi, phát triển: Vươn thẳng/ Tán cây quang hợp mặt trời/ Lá

chồng lên nhau hoan hỉ/ Bật dậy thở chung dòng nhựa/ Máu từ đất đai chạy qua bàn chân (Nhịp VI - Hình Đám Cỏ); Có giọt sương đêm qua đang cựa mình thăng hoa dưới ánh mặt trời (Hải Phòng trước năm 2000); Đây là thời khắc ái ân/ Thắp sáng lãnh địa bóng tối/ Mùa phồn sinh thụ phấn kết hạt/ Mặn nồng thiêm thiếp trăng khuya (Mục III - Mùa trăng). Ánh sáng còn mang một giá trị vĩnh cửu,

thần/ Lấy một ít nước gọi lên máu và sữa cỏ/ Em dịu dàng rửa tội cho anh (Nghi lễ cuối cùng)... Ánh sáng mang trong mình sức mạnh tinh khiết của vũ trụ, vì thế nó có

khả năng thanh tẩy, gột rửa giá trị cũ để đưa vạn vật bước sang một giá trị mới: thanh

tẩy mãi vẫn không thấy sạch/ quay về tắm bằng ngọn đèn/.../ tắm gội cho mùa xuân về (Tắm đầu năm); hay Bàn tay em tìm trăng/ Từng ngón đêm lóe sáng/ Một con đường thanh sạch/ Thức dậy làn hương (Mục I - Mùa trăng)... Đặt trong tương quan

với ánh sáng, bóng tối đại diện cho những u ám, tối tăm, lừa lọc: Bóng đêm vẫn cịn

nham nhở đâu đây, trong bóng cây, dưới gầm cầu, nơi quả chuông úp xuống, trong phịng kín, đường cống ngầm chảy qua thành phố… Nấp trong cơ thể chúng ta, trong ký ức, lỗ tai, máu và trái tim đang đập… (Quang phổ). Nó ln hiện diện, song hành

bên cạnh ánh sáng tựa như hai mặt của cuộc đời, của con người. Và cái ác, cái xấu ấy chỉ chờ giây phút yếu mềm của lí trí là chực trỗi dậy khơng thể kìm hãm. Cái ranh giới giữa ánh sáng - bóng tối chính là lằn ranh hết sức mỏng manh của thiện - ác, tốt

- xấu, sống - chết: Giữa quầng sáng quanh tôi/ Và khoảng không tối thẳm/ Ngăn

bằng lớp giấy đó (Mục 7 - Tĩnh lặng). Nếu khơng cịn sự hiện diện của ánh sáng, con

người, vạn vật trở nên “lầm lũi”, tất cả như bị bóng tối “nuốt chửng”: Ánh sáng đã

tắt. Đám đơng lầm lũi lần về thành phố... Vừa đi họ vừa âm thầm trò chuyện với những bức tường đen, cột điện đen, tấm pa-nô đen, cọng rác đen... bằng những ngôn ngữ đen. Họ nối tiếp nhau dưới mặt trời đen lún sâu vào dĩ vãng... (Di chứng). Tuy

nhiên, ánh sáng ở đây mang sức mạnh siêu linh, lấn át bóng tối. Đó là thức ánh sáng của linh giác chiếu rọi vạn vật, thức tỉnh, giải thoát vạn vật khỏi bóng tối, khỏi cái xấu: Có giọt sương đêm qua đang cựa mình thăng hoa dưới ánh mặt trời (Hải Phòng

trước năm 2000), Mặt trời lên/ Một vị quan tòa/ Từng nỗi oan/ Dẫn ra từ bóng tối/ Từng cái chết/ Dẫn ra từ bóng tối/ Mặt đất uy nghiêm/ Minh bạch/ Nhân từ (Chương IV - Người cùng thời)... Đặt trong cả hệ thống các biểu tượng thơ của Mai Văn Phấn,

có thể thấy, nhìn chung, biểu tượng trong thơ Mai Văn Phấn đều hàm chỉ nguồn sống, phương tiện thanh tẩy, trung tâm tái sinh, mang lại sự sống, là nguồn gốc và phương tiện chuyển tải sự sống, mang trong mình sức mạnh hủy diệt... Tất cả thể hiện một khát vọng về sự sống mãnh liệt của thi nhân. Thế giới hình tượng trong thơ Mai Văn Phấn, khi được soi chiếu dưới nhãn quan tơn giáo của thi sĩ, thì tính biểu tượng của nó khơng phải nằm ở những hình ảnh đơn lẻ mà là ở sự tương tác hài hòa của chúng. Sự hiện diện biểu tượng cặp đơi cũng nằm trong mạch triển khai đó.

sáng. Khơng chỉ Mai Văn Phấn, những nhà thơ là tín đồ đạo Thiên Chúa cũng thường miêu tả ánh sáng trong thơ mình. Biểu tượng ánh sáng xuất hiện khá đa dạng trong các hình ảnh mặt trời, vầng dương, trăng, nguyệt, sao, vì tinh tú, bình minh.... Có khi

biểu tượng ánh sáng cịn được mơ tả trực tiếp bằng nhiều cụm từ như: nguồn sáng,

hào quang, ánh hào quang, lớp hào quang. Đặc biệt, các hình ảnh mơ tả ánh sáng thường được gắn với các cụm từ chỉ số lượng rất lớn: suối nguồn ánh sáng, đại dương

ánh sáng, một trời ánh sáng, vô lượng, lớp hào quang, vạn thước...; gắn với các động

từ mạnh chỉ sự tuôn chảy dạt dào của ánh sáng: tuôn, chảy láng lai, lùa, ngập, bay,

chiếu sáng, tuôn rơi...; gắn với các tính từ chỉ màu sắc thiên sáng và mùi hương hấp

dẫn: vạn thước vàng, thơm ngát, thơm hơn ngọc, lung linh,... Trong số các hình ảnh chỉ ánh sáng, mặt trời, trăng, sao,... xuất hiện nhiều lần hơn cả, đó là những vật thể cụ thể mở ra một vũ trụ khống đạt, thanh cao, nó biểu đạt một khơng gian sáng láng, đẹp đẽ, sống động của cõi Thiên đường. Mặt trời, trăng, sao trong thơ thể hiện cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, là nguồn sáng tràn ngập, miên man, bất tận: Gió lùa ánh sáng vơ

trong bãi/ Trăng ngập đầy sông, chảy láng lai (Cơ Liêu - Hàn Mặc Tử). Đó là thứ ánh

sáng huyền diệu dệt nên cả cõi hư vô: Đo từ ngọn cỏ tới cung trăng/ Những sợi hào

quang vạn thước vàng/ bắt! bắt! thơ bay trong gió loạn/ Để xem tình tứ nặng bao cân

(Ước ao - Hàn Mặc Tử). Mặt trời, trăng thường gợi ý nghĩ về một nguồn sáng vũ trụ cao xa, đẹp, rạng ngời, thanh bình, lung linh. Từ ý nghĩa ấy, các hình ảnh mặt trời, trăng, sao cịn đi vào thơ đạo như một biểu tượng về Chúa. Trăng cũng chính là ánh sáng của Chúa thánh thần hiện diện như một nguồn sáng rực rỡ, chói lịa đầy vinh quang và quyền năng. Ánh sáng đó kết hợp với sự sáng tạo của thi nhân sẽ là thứ ánh sáng của điềm lạ đáng trân trọng: Đóng cửa mười phương lại/ Dồn ánh sáng vào đây (Điềm lạ - Hàn Mặc Tử). Ở đây, ánh sáng của trăng khơng cịn là thứ ánh sáng thông thường của một vật thể trong vũ trụ, mà cao hơn, đã trở thành sự sáng của tinh thần tơn giáo. Đó là ánh sáng vĩnh hằng, bất diệt: Chỉ có trăng sao là bất diệt/ Cái gì khác

nữa thảy trơi đi (Thời gian - Hàn Mặc Tử)... Trong số các hình ảnh miêu tả ánh sáng,

hình ảnh trăng được các nhà thơ ưa sử dụng nhất. Trăng như “chúa tể” của ánh sáng (bên cạnh mặt trời), một nguồn sáng thanh cao, rạng rỡ, nhưng khơng đến mức chói chang như mặt trời. Trăng cũng thường ám gợi một miền hứa vừa thanh bình, yên ả, vừa lung linh, huyền bí. Với các đặc tính cố hữu đó, trăng dễ trở thành một hình ảnh đẹp, có khả năng biểu trưng cho tơn giáo, từ đây khơi gợi trí tưởng tượng và sáng tạo phong phú của các nhà thơ. Trăng là ánh sáng đặc biệt được khắc họa đầy sống động:

Bọc trăng vàng trong áo ngủ quên đi/ Để hồng hơn loang lống đối oai nghi (Thi sỹ Chàm - Hàn Mặc Tử). Hàn Mặc Tử là người ám ảnh về trăng nhiều nhất. Hàn Mặc Tử

có những suy niệm rất sâu sắc về trăng. Trăng là nguồn ánh sáng của Chúa Trời, bởi thế thi sỹ và trăng đã có sự hịa nhập đến tuyệt đối, đó cũng là lúc con người hướng tâm hồn mình, mong được gần với thế giới khác, một cõi khác: Té ra ta vốn làm thi

sỹ/ Khao khát trăng gió mà khơng hay! (Ngủ với trăng). Ở một phương diện khác,

trăng còn là biểu tượng của sự chia lìa, nỗi cơ đơn của nhà thơ: Lạnh quá ánh trăng

không sáng mấy/ Cho nên mn dặm ở ngồi kia/… Lạnh q ánh trăng không sáng mấy/ Cho nên chăn chiếu vẫn so le (Thao thức). Câu thơ lặp đi lặp lại như một ám ảnh, nỗi ám ảnh của sự cô độc, lạnh lẽo. Trăng chia sẻ nỗi cơ liêu và cả sự đói nghèo: Áo

ta rách rưới trời không vá/ mà bốn mùa trăng mặc vải trăng (Lang thang). Và cả nỗi

đau thương, rùng rợn: Xác ta sẽ hút bao nguồn trăng loạn (Hồn lìa khỏi xác). Trăng đã trở thành một phần cuộc sống của nhà thơ Hàn Mặc Tử - ngủ với trăng, say trăng,

chơi trên trăng, rượt trăng. Thậm chí có lúc thi nhân say trăng đến nỗi: Người thơ ăn vận tồn trăng cả (Say trăng), Tơi cũng trăng mà nàng cũng trăng (Huyền ảo). Trăng

và thi nhân hịa làm một và khó có thể phân biệt được: Chúng tơi nói chuyện bằng hơi

thở/ Dần dần hoa cỏ biến thành thơ/ Chúng tôi lại là người của ước mơ,/ Không xác thịt chỉ linh hồn đang mộng (Rượt trăng). Bởi sự hịa hợp đến tan lỗng ấy để khi trăng tự tử, khi thấy bóng trăng ở lịng giếng lạnh thì Ta hoảng hồn, hoảng vía, ta hoảng thiên/ Nhảy tùm xuống giếng vớt xác trăng lên. Hòa nhập, say mê đến như

vậy. Trăng còn là sự giải thoát linh hồn của thi nhân: Những phút sáng láng như hôm

nay, soi sáng linh hồn tôi và giải thốt khỏi cái “ta” của tơi ra khỏi nơi giam cầm của xác thịt (Chơi giữa mùa trăng). Với Hàn Mặc Tử, trăng như đấng cứu rỗi duy

nhất nên nhà thơ hướng tới trăng cũng là hướng tới cõi linh thiêng, để cầu nguyện:

Tôi đang cầu nguyện cho trăng tôi/ Tôi lần cho trăng một tràng chuỗi (Trăng vàng trăng ngọc). Khi trăng là sự cứu rỗi cho tâm hồn quằn quại đau thương thì hướng tới trăng là hướng tới cõi tinh khiết siêu thoát: Tôi nhập hồn tôi vào khúc hát/ Để nhờ khơng khí đẩy lên trăng/ Để nghe tiếng nhạc Nghê Thường rỗi/ Để hớp tinh anh của Nguyệt Cầu (Chơi trên trăng). Với trăng, Hàn Mặc Tử đã cấp thêm cho biểu tượng

ánh sáng một ý nghĩa mới, trăng là ánh sáng của niềm tin, ánh sáng cứu rỗi kiếp đau thương con người. Và với tất cả nghĩa đó, trăng trở thành nguồn ánh sáng chắp cánh cho thơ thăng hoa trong cảm hứng tơn giáo; trăng hay chính là ánh sáng của Chúa dệt nên cả nguồn thơ: Đo từ ngọn cỏ tới cung trăng/ Những sợi hào quang vạn thước

vàng/ bắt! bắt! thơ bay trong gió loạn/ Để xem tình tứ nặng bao cân (Ước ao).

Cũng như cảm hứng Phật giáo, thái độ tôn sùng Thánh Chúa của Ki tô giáo đã hối thúc các nhà thơ mộ đạo phải biểu tỏ hình ảnh Người trong thơ ca. Ta bắt gặp trong thơ hiện đại, đặc biệt các tác phẩm “thi hóa” Kinh thánh Ki tơ của Trăng Thập Tự, Võ Long Tê,… các biểu tượng về Đức Chúa, Đức Ki tô, Đức Mẹ đồng trinh, các bậc thánh nhân, v.v… Trong số này, nổi bật nhất là biểu tượng Chúa. Đi vào thơ ca, trong cảm quan tôn giáo, Chúa đã trở thành một biểu tượng linh thiêng, cao cả. Trong nguồn mạch xúc cảm dâng trào mãnh liệt, các nhà thơ đã nhấn mạnh tính thánh hiển của Đức Chúa và hình ảnh thiêng liêng của Thánh giá. Trước hết, Chúa là đấng tạo dựng vũ trụ và con người, đã cứu chuộc lồi người khỏi tội lỗi: Ơi Thánh Chúa, Người đã ban hơi

thở/ Cho xác phàm nhầy nhụa chết hơi tanh/ Đem phép mầu Người cải tử hồn sinh/ Cho những kẻ mà thiên lương đã chết (Đêm giáng sinh - Bàng Bá Lân); gieo mầm

Một phần của tài liệu Cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỉ XX. (Trang 133 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)