6. Cấu trúc của luận án
2.2. Các chặng đường vận động của cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỷ
2.2.2. Cảm hứng Kitô giáo trong thơ Việt Nam thế kỷ XX
Cảm hứng Ki tô giáo cũng là một nguồn cảm hứng tôn giáo cơ bản, tiêu biểu của thơ Việt thế kỷ XX, dù trong tương quan đối sánh với cảm hứng Phật giáo nó có phần khơng nổi bật bằng. Cảm hứng Ki tô giáo trước hết thể hiện trong các tác phẩm ngơn từ có chức năng tơn giáo (sử dụng trong các nghi lễ phụng vụ hoặc sử dụng với mục đích truyền đạo Thiên Chúa…) của các tu sĩ đồng thời cũng là thi sĩ. Đó là những tác phẩm thể hiện trực tiếp hay gián tiếp những tư tưởng giáo lý Ki tô hay biểu lộ các trạng huống tâm hồn của những người tu đạo. Ở đây, chúng tôi loại trừ các phẩm chỉ thuần túy chức năng lễ nghi hoặc truyền bá tơn giáo mà ít có giá trị nghệ thuật. Cảm hứng Ki tơ giáo cịn xuất hiện ở các tác phẩm của cả những người không gia nhập đạo Thiên Chúa nhưng có vốn hiểu biết và hứng thú với giáo lí Ki tơ. Cũng giống như cảm hứng Phật giáo có hẳn dịng thơ Thiền, thì cảm hứng Ki tơ giáo có cả một dịng thơ Cơng giáo - một bộ phận không thể tách rời của thơ ca dân tộc.
Lịch sử hình thành và phát triển của cảm hứng Ki tơ giáo trong thơ ca nói riêng và văn học nói chung gắn liền với lịch sử truyền giáo ở Việt Nam. Từ thế kỷ XVI, đạo Thiên Chúa được du nhập vào Việt Nam và đã tạo nên nhiều ảnh hưởng lớn đến văn hóa tinh thần người Việt cũng như tạo nên nhiều biến chuyển trong văn học. Ý thức xây dựng nền văn học Công giáo được manh nha và trưởng thành với thời gian do nhu cầu dùng ngôn ngữ văn tự để truyền giáo và nuôi dưỡng đức tin. Cảm hứng Ki tơ giáo trong văn học viết Việt Nam hình thành từ đó. Theo nhà nghiên cứu Võ Long Tê, thật ra, trong thế kỷ XVI, công cuộc truyền giáo chưa được tổ chức quy mơ và cũng như
chưa có tác phẩm văn học đáng kể. Trước khi có văn học viết Cơng giáo thì cảm hứng Ki tơ giáo đã từng hình thành trong hình thức văn học truyền khẩu như các bài ca, ca nhạc phụng vụ bình dân. Hầu hết các nền văn học trên thế giới đều bắt đầu bằng hình thái truyền khẩu. Cảm hứng Ki tô giáo trong buổi sơ khai này, bên cạnh những tác phẩm hùng biện tôn giáo đã xuất hiện những bài ca vè, các bài ca nhạc phụng vụ mang nhạc điệu của tiếng Việt với tinh thần mơ mộng, lãng mạn của người Việt. Những câu ca dao và những điệu dân ca đó chính là những sáng tác thơ mang cảm hứng Ki tô giáo truyền khẩu đầu tiên ở nước ta. Kể từ thế kỷ XVII trở đi, nền văn học Cơng giáo mới chính thức phát sinh trong khuôn khổ công cuộc truyền giáo do các cha Dòng Tên phụ trách từ năm 1615 ở Đàng Trong và từ năm 1626 ở Đàng Ngoài, mà chủ yếu là các tác phẩm mang tính chất truyền đạo hoặc lễ nghi phụng vụ.
Công lao lớn nhất của các giáo sĩ đạo Thiên Chúa trong công cuộc truyền giáo tại Việt Nam là sáng tạo chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt. Chữ Quốc ngữ đã ra đời với vai trò tiên phong của giáo sĩ Alexandre de Rhodes (1593 - 1660). Chữ Quốc ngữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công cuộc hiện đại hóa văn học nước nhà đầu thế kỷ XX. Cùng với sự phát triển của chữ Quốc ngữ, cảm hứng Ki tô giáo trong nền văn học hiện đại cũng chính thức bắt đầu. Cảm hứng Ki tơ giáo dần dần vượt ra khỏi phạm vi thơ văn của cộng đồng giáo dân, hòa vào nền văn học chung của cộng đồng dân tộc Việt. Tuy nhiên, mở đầu cho bộ phận văn học hiện đại mang cảm hứng Ki tô giáo là những tác phẩm thuộc thể loại văn xuôi của các tác giả theo đạo Thiên Chúa chứ khơng phải thơ. Có tiếng vang nhất là tác phẩm Thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản, xuất bản năm 1887. Về thơ, từ năm 1842 đã có những bài thơ xướng họa của Philiphê Minh và các tác giả Công giáo về đề tài Gia Tô Cơ Đốc. Lúc này, việc sáng tác thuần tuý thơ ca chưa thành phong trào rộng lớn mà chỉ mới xuất hiện trong những bản ca nhạc phụng vụ hay thi phẩm phổ thông giáo sử và giáo lý. Tuy vậy, từ giữa thế kỷ XIX, việc sáng tác các tác phẩm thơ lấy cảm hứng từ Ki tô giáo không chỉ lưu hành trong nội bộ những người theo đạo mà ngay cả những người ngoại đạo cũng tham gia sáng tác.
Đầu thế kỷ XX, cảm hứng Ki tô giáo trong thơ có một bước phát triển mới. Trong cộng đồng Cơng giáo, có các sáng tác chuyển tải giáo lí Thiên Chúa của các linh mục Nguyễn Hữu Bài, Nguyễn Văn Thích, Hồ Ngọc Cẩn. Đặc biệt giai đoạn 1930 - 1945, đồng cảm với người đồng thời, các nhà thơ Công giáo cũng hăng say với Thơ mới, mặc dầu vẫn còn nhiều lưu luyến với thơ truyền thống như Hồ Dzếnh, Hàn Mặc
Tử, Bàng Bá Lân... Trong số đó, Hàn Mặc Tử khơng chỉ là gương mặt tài hoa của Thơ mới mà cịn là nhà thơ xuất sắc nhất của thơ Cơng giáo Việt Nam hiện đại. Là đại diện nổi bật nhất cho dòng thơ mang cảm hứng Ki tơ giáo, thơ Hàn Mặc Tử có vai trị quan trọng trong việc tạo nên giá trị cho dịng thơ Cơng giáo Việt ngữ. Các nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan, Phan Cự Đệ, Hồi Thanh đều chung nhận định, thơ Cơng giáo ra đời chính từ thơ của Hàn Mặc Tử. Năm 1942, Vũ Ngọc Phan trong cơng trình Nhà văn
hiện đại đã khẳng định rõ ràng và chắc chắn: “Thơ tôn giáo đã ra đời với Hàn Mặc Tử.
Tơi giám chắc rồi đây cịn nhiều thi sĩ Việt Nam sẽ tìm nguồn cảm hứng trong Đạo giáo và đưa thi ca vào con đường triết học, con đường rất mới, rất xa xăm mà đến nay chưa mấy nhà thơ nào dám bước tới” [139, 333]. Và đúng như dự báo của Vũ Ngọc Phan, từ sau Hàn Mặc Tử đã xuất hiện khá nhiều thi sĩ Việt Nam đi tìm nguồn cảm hứng trong đạo Cơng giáo.
Giai đoạn 1954 - 1975, trong khi ở miền Bắc, giáo hội Công giáo suy giảm dần, cảm hứng Ki tơ giáo gần như bị triệt tiêu; thì ở xã hội miền Nam, nhờ sự tiếp sức của chính quyền, Thiên Chúa giáo phát triển khá nhanh, có ảnh hưởng lớn đến đời sống chính trị xã hội trong đó có văn học. Cảm hứng Ki tơ giáo, theo đó, có phần lan rộng. Có thể kể đến một số tác giả như Tạ Ký, Kiên Giang, Hữu Phương, Khải
Triều, v.v… Giai đoạn này, các nhà thơ đều tìm thấy ở Ki tơ giáo một niềm đồng
cảm lớn về thân phận con người trong chiến tranh, về nỗi buồn bản thể và một niềm
tin trung trinh về Thiên Chúa, một khát vọng được thay đổi. Ở bài thơ Đêm giáng
thế của Tạ Ký, nhà thơ được “thánh hóa” để trở nên chiên lành xin Chúa đem tình
thương yêu cứu nhân loại khỏi cảnh đau buồn khói lửa. Cịn ở bài thơ Hoa trắng thơi
cài trên áo tím (đã được phổ nhạc) của Kiên Giang là nỗi “trông chờ ở đấng tối cao
cứu rỗi linh hồn” trước sự tuyệt vọng vì tình yêu đã mất. Còn trong khảo luận Những
nhà thơ hơm nay, Nguyễn Đình Tuyến nhận ra cảm hứng về Chúa trong thơ Hữu
Phương, Khải Triều một khát vọng sáng tạo mãnh liệt.
Dưới sức lan tỏa của cảm hứng Ki tơ giáo, dịng thơ văn Công giáo, vốn được tạo đà từ trước 1945 với Hàn Mặc Tử, như được khích lệ, ngày càng trưởng thành. Chính vì vậy trong Lịch sử văn học Công giáo Việt Nam, một tác phẩm duy nhất trong văn học đô thị miền Nam viết về lịch sử văn học Cơng giáo cịn lại cho đến nay, Võ Long Tê đã xác quyết: “Riêng trong phạm vi văn học, đạo Công giáo đã đem lại những nguồn cảm hứng mới. Những cơng trình sáng tác biên khảo cơng giáo đã làm cho văn học Công giáo phát sinh và trưởng thành theo một đường hướng riêng
biệt nhưng khơng phải là khơng có mối liên hệ hỗ tương với các thành phần khác của nền văn học Việt Nam” [123]. Thơ ca Công giáo ở giai đoạn này đã phát triển rất mạnh, sôi nổi với nhiều hoạt động như: sự hình thành các nhóm bút; các nhà in, nhà xuất bản, báo, tạp chí Cơng giáo xuất hiện; các linh mục, giáo sư vừa giảng dạy vừa viết sách; v.v...
Từ sau 1975 đến nay, cảm hứng Ki tô giáo, trong nguồn mạch chung của cảm hứng tơn giáo, có cơ hội được cất lên tiếng nói dân chủ hơn trong văn học. Số lượng các nhà thơ có niềm hứng thú với triết lí Ki tơ có phần đơng đảo hơn. Khơng ít nhà thơ tiêu biểu như Lê Đình Bảng, Trăng Thập Tự, Phi Tuyết Ba, Bùi Chí Vinh, Lê Quốc Hán, Nguyễn Hồng Đức,... có nhiều đóng góp cho sự phát triển của thơ đạo. Nếu tính về số lượng, có thể đo được bề dày các tác phẩm so với giai đoạn trước, trong đó có khá nhiều những tác phẩm giá trị. Thậm chí, có những gương mặt có tên tuổi trong làng thơ Việt đương đại cũng rất hứng thú với Ki tô giáo như Mai Văn Phấn,... Cảm hứng Ki tô giáo giai đoạn này được thể hiện trong những hình thức thơ có nhiều đổi mới về thi pháp, mạnh dạn chạm đến nhiều vấn đề trong đời sống hiện đại, các góc khuất tâm linh, cõi vô thức,...