Một số cảm hứng tôn giáo khác trong thơ Việt Nam thế kỷ XX

Một phần của tài liệu Cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỉ XX. (Trang 70 - 75)

6. Cấu trúc của luận án

2.2. Các chặng đường vận động của cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỷ

2.2.3. Một số cảm hứng tôn giáo khác trong thơ Việt Nam thế kỷ XX

Ngồi hai cảm hứng tơn giáo cơ bản là cảm hứng Phật giáo và cảm hứng Ki tơ giáo, thơ Việt Nam thế kỷ XX cịn có sự hiện diện của một số cảm hứng tôn giáo khác. Rõ nhất có thể kể đến cảm hứng Đạo giáo (có khi cịn gọi là Đạo Lão). Tuy chưa bao giờ trở thành tôn giáo độc tôn nhưng Đạo giáo đã ăn sâu vào đời sống người Việt từ xa xưa. Đạo giáo hình thành và phát triển trong thời Xuân thu chiến quốc và người khai sáng là Lão Tử. Thời bấy giờ chiến tranh loạn lạc liên miên, lòng người sinh ra nhiều hồi nghi, ốn vọng. Vì thế, Đạo giáo chủ trương “vô vi” với mong muốn con người ln giữ lịng thanh tịnh, trở về với tự nhiên ban sơ, thuần khiết với tâm thế ung dung, không vướng bụi trần. Tư tưởng này được nhiều nhà nho, nhất là mẫu hình nhà nho hành đạo - ẩn dật, lựa chọn khi “xuất - xử”, “hành - tàng” trước những biến động của thời cuộc. Theo đó, cảm hứng Đạo giáo trong thơ ca, văn học truyền thống (từ văn học dân gian đến văn học trung đại) khá nổi bật. Đến thời hiện đại, khi cuộc sống con người đối diện với muôn vàn cạm bẫy, con người ngày càng đánh mất nhiều giá trị căn cốt, đạo đức đảo lộn, thì Đạo giáo vẫn ln giữ giá trị nên vẫn được con người thời hiện đại tìm đến. Quan niệm “vơ vi” hay tìm về cõi Tiên của Đạo giáo giúp con người tìm được một lối sống thanh thốt. Sự mơ mộng bay

bổng lên những cảnh giới siêu nhiên đã thơi thúc ngịi bút sáng tạo của nhiều nhà thơ hiện đại, nhất là những trí thức tiểu tư sản bất mãn, bế tắc trước cuộc đời ở đầu thế kỷ XX như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Cận, v.v…

Trong giai đoạn 1954 - 1975, miền Nam khơng chỉ là một xã hội đa văn hóa mà cịn là một xã hội đa tôn giáo. Sự khủng hoảng niềm tin, lý tưởng, sự hồi nghi cuộc sống, khiến con người tìm đến tơn giáo như một điểm tựa tinh thần, để làm dịu nỗi đau mà họ phải gánh chịu trong chiến tranh. Bên cạnh Thiên Chúa giáo và Phật giáo, các đạo Cao Đài, Hịa Hảo đều có những viện đại học riêng. Nguyễn Văn Hầu viết về triết lý đạo Hòa Hảo, Hồ Hữu Tường viết về đạo Bửu Sơn, Kỳ Hương... Tuy nhiên, trong thơ ca, mức độ ảnh hưởng của các cảm hứng tôn giáo này không mấy rõ rệt.

Thơ Việt đương đại từ sau 1975 còn chứng kiến những hiện tượng thơ cách tân mang đậm sắc màu tôn giáo hết sức độc đáo, mới lạ. Có thể kể đến hiện tượng thơ Inrasara. Hồn thơ Inrasara được ấp ủ, nuôi dưỡng trong không gian văn hóa Chăm rất phong phú với các sử thi, lễ hội, múa hát, ca nhạc, với những tòa tháp nguy nga chạm khắc cơng phu, tinh tế. Văn hóa Chăm cịn là một nền văn hóa tâm linh đặc sắc. Lịch sử Chăm từng diễn ra những cuộc giao lưu mạnh mẽ về tôn giáo. Các tôn giáo khác nhau từ Ấn Độ giáo, Phật giáo Đại thừa, rồi Hồi giáo lần lượt xâm nhập vào nơi đây và hịa vào cùng tín ngưỡng bản địa. Gia đình Inrasara theo Ấn Độ giáo, một tôn giáo đa thần với vị thần Shiva nổi tiếng, đây là vị thần tượng trưng cho sự biến đổi khơng ngừng,… Bầu khí quyển văn hóa tâm linh ấy đã ngấm vào máu thịt, chi phối từng hơi thở của Inrasara kết nên xúc cảm tôn giáo đẹp đẽ, huyền nhiệm trong thơ ông. Cảm hứng tơn giáo đã góp phần làm cho các tập thơ của Inrasara trở nên trong trẻo và minh triết. Nếu Sinh nhật cây xương rồng mang nỗi buồn nghiệm sinh, Hành hương em đầy triết lí và xúc cảm thì đến Lễ tẩy trần tháng Tư đã bắt đầu một sự chuyển hóa tâm thức. Nhà thơ chờ đón lễ tẩy trần để linh hồn và thể xác được gột rửa:

Bên kia, về phía bên kia nơi bờ sơng q hương tháng Tư đang Lễ tẩy trần

làm sao em song hành cùng tôi về đứng bờ sơng đêm nay?

Tóm lại, sự hiện diện của các cảm hứng tơn giáo nói trên đã làm cho thơ Việt hiện đại trở nên phong phú, đa dạng, thậm chí kết tinh thành những hiện tượng thơ đặc sắc. Tuy nhiên, đặt trong chiều dài vận động của lịch sử thơ ca, văn học dân tộc, thì các cảm hứng tơn giáo nói trên chưa thực sự phổ rộng và xuyên suốt mà mới chỉ xuất hiện lẻ tẻ ở một vài hiện tượng, một vài giai đoạn nhỏ lẻ. Vị thế và đóng góp

của các cảm hứng tôn giáo này cho thơ ca dân tộc thực sự chưa nổi bật bằng cảm hứng Phật giáo và Ki tơ giáo. Chính vì vậy, trong q trình tập trung nghiên cứu hai cảm hứng tôn giáo cơ bản là Phật giáo và Ki tô giáo, chúng tơi vẫn ít nhiều quan tâm, tìm hiểu các nguồn cảm hứng tơn giáo khác trong cái nhìn so sánh, đối chiếu.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 của luận án xác định các cơ sở lịch sử, xã hội, văn hóa, văn học của sự tiếp nối cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỷ XX. Trong đó, chúng tơi tập trung lí giải căn ngun văn hóa của nhận thức về tơn giáo của người Việt. Đặc điểm coi trọng đời sống tâm linh và tâm lí cởi mở, khoan dung, dễ giao lưu, tiếp biến và dung hịa nhiều loại hình tơn giáo là yếu tố tác động lớn đến sự tiếp nhận tôn giáo của các nhà thơ. Ngọn nguồn của cảm hứng tôn giáo vốn có từ trong truyền thống văn học dân tộc (từ thơ ca dân gian đến thơ Thiền Lý - Trần) được minh giải như một cơ sở quan trọng để thơ hiện đại tiếp nối và kế thừa. Những chuyển biến mạnh mẽ của các sự kiện lịch sử, sự kiện văn hóa qua từng giai đoạn của thế kỷ XX cũng chi phối đến mạch vận động thăng trầm của cảm hứng tơn giáo. Ngồi ra, sự tiếp nhận tôn giáo khác nhau ở mỗi một nhà thơ sẽ ảnh hưởng đến mức độ đậm nhạt, riêng biệt trong việc thể hiện cảm hứng tôn giáo.

Trong chương này, luận án còn xác định các chặng đường vận động của cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỷ XX. Trên cơ sở nhận diện vị thế, đóng góp của các cảm hứng tơn giáo khác trong thơ, luận án đã luận giải sự lựa chọn Phật giáo và Ki tô giáo làm hai nguồn cảm hứng nổi bật, tiêu biểu của thơ Việt hiện đại. Từ đây, luận án minh định các khái niệm cảm hứng Phật giáo và cảm hứng Ki tô giáo. Hai nguồn cảm hứng này vừa có những khác biệt vừa có những thống nhất trong quá trình vận động và phát triển. Trong tương quan đối sánh, nguồn cảm hứng Phật giáo có vẻ chiếm ưu thế hơn, thu hút được số đông tác giả và gặt hái được nhiều thành tựu hơn. Cảm hứng Ki tơ giáo dù có những giai đoạn khơng phát triển mạnh mẽ bằng nhưng bù lại có những kết tinh rực rỡ, đỉnh cao như hiện tượng thơ Hàn Mặc Tử. Tuy nhiên, nếu đặt trong hành trình cả thế kỷ XX, có thể thấy, cả hai nguồn cảm hứng này đều vận động song hành và có những thời điểm thăng hoa như giai đoạn 1930 đến 1945 và giai đoạn từ sau 1986. Vì vậy, trong chương 3 và chương 4, khi đi sâu phân tích, luận giải những biểu hiện độc đáo của hai nguồn cảm hứng này, chúng tôi tập trung nhiều hơn vào hai giai đoạn nói trên.

Khi nhận diện cảm hứng tôn giáo trong thơ hiện đại cũng đặt ra vấn đề phân biệt giữa “văn học tôn giáo” và “cảm hứng tôn giáo trong văn học”. Văn học tơn giáo (trong đó có thơ ca) chỉ các sáng tác văn học thể hiện các vấn đề tơn giáo của các nhà thơ, nhà văn là tín đồ của một tơn giáo nhất định. Ví dụ như thơ Thiền, văn học Cơng giáo. Ở đây, phần nhiều văn học được sử dụng như là công cụ để truyền giáo. Nhưng

nhiều khi, tác giả cũng dùng văn chương để giãi bày cảm xúc tơn giáo. Cịn cảm hứng tôn giáo trong văn học là sự lắng sâu của tôn giáo vào trong cảm hứng sáng tác. Cảm hứng tôn giáo hiện diện ở sáng tác của những tác giả theo đạo và cả những tác giả ngoại đạo. Có thể thấy, có những hiện tượng thơ có vẻ nghiêng về chức năng tơn giáo nhiều hơn như Thích Nhất Hạnh, Xn Ly Băng, Lê Đình Bảng, Võ Long Tê, Trăng Thập Tự,… Thích Nhất Hạnh ý thức rất rõ việc dùng thơ văn để hành đạo, giác ngộ và truyền tải giáo lí tu tập. Tuy vậy, thơ ơng cũng có lúc thể hiện rõ mạch cảm hứng Thiền học. Lại có những hiện tượng có sự chi phối sâu của cảm hứng tơn giáo đến sáng tạo thơ như Hàn Mặc Tử, Quách Tấn,… Nhưng đồng thời Hàn Mặc Tử cũng được xếp vào hàng ngũ những nhà thơ của văn học Cơng giáo. Vì vậy, khi nghiên cứu cảm hứng tôn giáo trong thơ hiện đại chúng tôi vừa bao quát vừa cố gắng nhận diện, lí giải những điểm riêng của các hiện tượng thơ này.

CHƯƠNG 3

CẢM HỨNG TÔN GIÁO TRONG THƠ VIỆT NAM THẾ KỶ XX, NHÌN TỪ NỢI DUNG BIỂU HIỆN

Một phần của tài liệu Cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỉ XX. (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)