Cảm hứng Kitô giáo với sự lựa chọn thể thơ và tổ chức, kết cấu bài thơ

Một phần của tài liệu Cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỉ XX. (Trang 120 - 128)

6. Cấu trúc của luận án

4.1. Lựa chọn đa dạng các thể thơ và tổ chức, kết cấu bài thơ theo mạch vận động của

4.1.2. Cảm hứng Kitô giáo với sự lựa chọn thể thơ và tổ chức, kết cấu bài thơ

4.1.2.1. Thể thơ

Trong các thể thơ truyền thống, thể lục bát được khá nhiều nhà thơ ưa chuộng sử dụng để thể hiện cảm hứng Ki tô giáo. Với khả năng diễn ca, kể chuyện, vần điệu dễ nhớ, dễ thuộc, thể lục bát được vận dụng tái hiện sống động các câu chuyện Thánh kinh, rao giảng ln lí tơn giáo. Có những câu chuyện Thánh Kinh đã được “thi hóa” trong thơ Cơng giáo của các tín đồ như Lê Đình Bảng, Trăng Thập Tự, Võ Long Tê,... Ở các tác phẩm Nước trời như hơn lễ, Lời buồn thánh, Tự tình khúc… - Lê Đình Bảng, nhà thơ đã tận dụng tối đa ưu điểm của thể thơ để chuyển tải nội dung giáo lí, kinh bổn, điều răn. Từ đó những bài giáo huấn khơ khan khó hiểu trong Kinh thánh trở nên dễ tiếp nhận hơn với đơng đảo con chiên.

Ngồi thể thơ lục bát truyền thống, thể 7 và 8 chữ cũng được sử dụng để kể các câu chuyện tôn giáo bằng thơ. Đây là hai thể thơ có dung lượng chữ trong mỗi câu không quá ngắn, cũng không quá dài dễ gây cảm giác dàn trải, rất thích hợp trong biểu tỏ các sắc thái cảm xúc tôn giáo. Đặc biệt, số câu trong hai thể này có thể kéo dài vơ hạn định, tạo lợi thế cho nhu cầu “kể chuyện” Kinh thánh. Việc “thi hóa” Thánh kinh

này chủ yếu được các nhà thơ thuộc bộ phận văn học, thi ca Cơng giáo (có hẳn một dịng văn học Công giáo đã được các nhà nghiên cứu Võ Long Tê, Xuân Ly Băng, Trăng Thập Tự nghiên cứu) thực hiện nhằm truyền tải các vấn đề giáo lí Ki tơ tới các con chiên. Ngồi ra, thể 7 chữ có khn hình tiết điệu khá nhịp nhàng (câu thơ 7 chữ thường ngắt nhịp chẵn/ lẻ: 4/3, 2/2/3, 2/2/2/1) được tạo ra trên cơ sở cân đối giữa các âm tiết, các tiết tấu, đoạn mạch và vần nên rất thuận lợi cho nhà thơ giãi bày những cảm xúc trữ tình. Hầu như tác giả nào cũng có hơn một sáng tác bằng thể 7 chữ và thể 7 chữ có khả năng chuyển tải vơ cùng phong phú các nội dung, cảm hứng tôn giáo. Từ lời nguyện cầu của cái tôi cá nhân cô đơn buổi giao thời đến tinh thần ngợi ca Đức Mẹ, Thiên Chúa trong thơ Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Bàng Bá Lân, Hồ Dzếnh…

Qua ngòi bút tài hoa của các thi sĩ, hai thể thơ này được biến hóa rất đa dạng. Có khi là sự chia nhỏ các dịng thơ theo lối bậc thang, có khi là sự co, dãn câu thơ một cách đột ngột theo cung bậc của cảm xúc. Hầu hết thơ 7 chữ của Hàn Mặc Tử, không kể bài thơ dài ngắn, đều đã theo luật bằng trắc, ngắt nhịp của Đường thi. Ví dụ:

Trong làn nắng ửng, khói mơ tan,/ Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng,/ Sột soạt gió trêu tà áo biếc,/ Trên giàn thiên lý. Bóng xn sang… (Mùa xn chín), Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu,/ Trời mơ trong cảnh thật huyền mơ/ Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt/ Như đón từ xa một ý thơ (Đà Lạt trăng mờ)... Tuy nhiên, người đọc vẫn

cảm giác có gì rất mới trong âm điệu câu thơ. Nếu quan sát kĩ, có thể thấy nhiều chi tiết câu thơ đã được tân tạo. Ta thấy dấu chấm câu giữa dịng Trên giàn thiên lí. Bóng

xn sang đã ngắt câu thơ thành hai cú pháp, tạo cảm giác đột ngột, gây ngạc nhiên vì

xuân về đẹp quá. Nhân vật trữ tình sững sờ trước vẻ đẹp trần thế của mùa xuân, đồng thời một thứ ánh sáng ảo huyền, mầu nhiệm của thế giới khác cũng đã bắt đầu len lỏi. Câu thơ gợi lên niềm tin về một thế giới xuân đẹp đẽ, lung linh trong cảm quan tôn giáo của nhà thơ.

Thể 8 chữ đặc trưng bởi nhịp điệu uyển chuyển, số câu không hạn định, cách hiệp vần rộng rãi và khả năng biểu hiện hết sức sinh động. Với thể thơ này, Hàn Mặc Tử có thể lột tả hết những trạng huống tinh thần si mê, những khát vọng mãnh liệt mang đậm màu sắc Ki tô giáo: Ta há miệng cho nguồn thơm trào vọt/ Đường thơ bay

sáng láng như sao sa./ Trên lụa trắng mười hai hàng chữ ngọc/ Thêu như thêu rồng phượng kết tinh hoa/ Ta cao ngâm giọng vô cùng thánh thoát/ Khiến châu thân rung động thể tơ trăng/ Toan ngất đi trong cơn mê khoái lạc/ Mẹ dấu yêu liền vội đến tay nâng (Nguồn thơm). Nhà thơ thường xuyên sử dụng gạch nối giữa dòng thơ, dấu phẩy,

dấu hỏi, dấu cảm thán để ngắt hơi cho câu thơ, tạo điểm nhấn trong diễn tả mạch cảm xúc về đức tin: Thơ trong trắng - như một khối băng tâm/ Luôn luôn reo - trong hồn

trong mạch máu/ Cho vỡ lở - cả muôn ngàn tinh đẩu/ Cho đê mê - âm nhạc và thanh hương/ Chim hay tên ngọc - đá biết tuổi vàng,/ Lòng vua chúa - cũng như lòng lê thứ

(Ave Maria). Hơn nữa, nhà thơ còn chú trọng vận dụng những chữ thuộc bình thanh, nhiều nhất là chữ đầu và chữ thứ ba thuộc trường bình thanh (khơng có dấu) cịn chữ thứ hai thì thuộc đoản bình thanh (có dấu huyền): Chim ngàn trăng đem tiếng lạ về ca/

Ca cầm ca tơ đồng vọng dan ra (Say thơ), Đây vườn trăng tình căng lên muốn đứt/ Thương tồn thương đương vây mn giây hường (Q̀n tiên hội). Phần nhiều là âm

bằng nối liền nhau, tạo âm vang, nhạc tính cho câu thơ. Với thơ 8 chữ, thơ Hàn Mặc Tử biệt lập hẳn ra một cõi, một cõi nguy nga đồ sộ, ngát hơi hương và vang tiếng nhạc, đầy ánh sáng phép lạ của niềm tin và cảm xúc tôn giáo.

Các cung bậc phong phú của cảm hứng Ki tơ giáo cịn dẫn dắt các nhà thơ tìm đến các thể thơ tự do, thơ văn xi nhằm khám phá những miền kì bí khó nắm bắt nhất của hồn người, tạo nên những lời thơ tế vi đánh thức những rung động bản thể đầy nhân văn. Thơ tự do hiểu đúng nghĩa là loại thơ không tuân theo quy tắc nào cả như các thể thơ cách luật. Số câu khơng hạn định, số chữ nhiều ít khơng đều, ngắt nhịp linh hoạt, vần có thể gieo vần trắc hoặc vần bằng, có thể gieo vần lưng, vần chân, vần liền, vần gián cách, vần hỗn hợp hoặc khơng có vần nào cả. Thể thơ này không bị hạn chế bởi những thiết chế ngữ pháp tạo nên hiện tượng vắt dịng câu thơ, cho phép cảm xúc trữ tình tn chảy tự nhiên, thoải mái. Hơn nữa, trong một khuôn khổ tự do, các nhà thơ cũng thoải mái hơn trong việc lựa chọn từ ngữ. Các nhà thơ có thể đưa vào thơ vốn từ ngữ đời thường, gần gũi với đời sống sinh hoạt của giáo dân. Các nhà thơ cũng có thể sử dụng đa dạng ngơn ngữ mang màu sắc linh, siêu thực, có tác dụng trong việc biểu đạt sự thiêng liêng, độc đáo của niềm tin tôn giáo. Sự lựa chọn thể thơ tự do đã đem lại sự tự do, phóng khống cần thiết trong biểu hiện cảm hứng Ki tô giáo.

Thơ văn xuôi là biểu hiện của nỗ lực đi tìm một cách thể hiện mới cho hình thức thơ trong khi tìm kiếm một giọng điệu vừa phức tạp, vừa gai góc, khơng muốn bị ràng buộc bởi bất kỳ một niêm luật nào để thể hiện cảm xúc dạt dào với lối kiến trúc bề thế, tầng lớp của hình ảnh, từ ngữ. Hình thức tự do của thể loại phù hợp để khám phá đời sống tâm linh, vô thức của con người hay đi vào những vấn đề phức tạp của hiện thực xã hội. Vai trị của thơ văn xi trong những cách tân nghệ thuật nhằm dị tìm, khám phá đời sống tâm hồn, khai thác các vấn đề tâm linh trong thơ

hiện đại là điều không thể phủ nhận.

Mai Văn Phấn là nhà thơ thường xuyên sử dụng thể thơ tự do và thơ văn xuôi. Thể thơ được phát huy cao độ trong suốt hành trình sáng tạo. Hiện thực đời sống vốn phong phú, phức tạp, biến hóa khơn lường, ẩn tàng đầy nghịch lí, phi logic, nhiều khi không thể nhận thức, phân định minh bạch được. Mai Văn Phấn là nhà thơ có linh giác mạnh, có thể đưa cảm xúc của mình tới những vùng xa mờ của nhận thức và ông cũng là người nhạy cảm với đời sống tâm linh, tâm cảm, đã mang đến cho thơ ca đương đại cách cấu trúc tổ chức bài thơ hết sức tự do, không tuân theo logic thông thường. Thơ Mai Văn Phấn không hề bị ép buộc trong một khn mẫu có sẵn nào, thơ ông đi theo “mạch nguồn” của riêng ơng. Về cơ bản, đó là những nhận thức mới mẻ về bề sâu của hiện thực, hình thức thơ vì thế cũng được xây dựng trên nguyên tắc tự do thể hiện: Ánh sáng đã ngủ yên/ Trong vòng tay của đêm/ Ta đang hồi

sinh (Nghi lễ cuối cùng). Ở đây, màu sắc tôn giáo thể hiện trong sự phân lập rõ ràng

giữa ánh sáng và bóng tối, mà ở đó những nghi lễ Thiên Chúa giáo hiện hữu (Đây cũng là thiên hướng sáng tạo chủ yếu của Mai Văn Phấn ở những tập thơ đầu). Hơn thế, thơ tự do còn được nhà thơ đẩy đến những cách tân táo bạo với những cách diễn đạt khá mới lạ: Nhiều bài thơ của ông, tưởng như rất rời rạc, phi logic ở bề mặt nhưng lại nguyên phiến, nhất quán ở bề sâu:

Trang nghiêm

Cha chịu

Phép lành

(Chơi với con)

Những câu thơ bị ngắt ra, nhưng ẩn sâu trong nó vẫn tồn tại sự kết nối. Trong sự gián đoạn do thi sĩ tạo ra, người đọc vẫn có thể cảm nhận được một sự liền mạch - liền mạch trong sự kết nối của tâm linh, của phép màu Thiên Chúa.

Với xu hướng tự do hóa hình thức thơ một cách triệt để, cùng với mạch vận động đa dạng của đời sống tâm linh thì những hình thức thơ thơng thường khơng thể chuyển tải hết được những chiêm nghiệm, suy tư của thi sĩ đối với những biến động tinh tế trong đời sống tâm linh. Khi đó, thi sĩ cần đến những hình thức thơ cởi mở hơn, rộng rãi hơn để những cảm thức thơ được trải dài và lan rộng hơn. Lúc ấy, thể thơ văn xuôi được Mai Văn Phấn sử dụng và phát huy một cách hiệu quả. Soi chiếu vào hành trình sáng tạo của Mai Văn Phấn càng về những giai đoạn sau, khi ý thức về sự đổi mới hình thức thơ ngày càng gia tăng thì mật độ của thể thơ văn xi xuất

hiện càng nhiều. Thơ văn xuôi được sử dụng dưới những hình thức hết sức đa dạng, từ những bài thơ văn xuôi độc lập, cụm lại thành chùm (như 8 bài Lúc mặt trời mọc,

Viết cho cây sáo, Nước mắt, Em cho con bú, Đêm ở Thuỵ Khuê, Bừng tình trên tàu, Ký sự mùa thu, Hải Phịng trước năm 2000), Mai Văn Phấn mở rộng khuôn khổ thơ

văn xuôi thành từng chương trong Trường ca (như chương III: Cộng hưởng I; chương VI: Cộng hưởng II; chương X: Phía trước bàn chân trong trường ca Người cùng

thời) hoặc tổ hợp thành liên khúc, biến tấu theo chủ đề (Mười bài tập mùa xuân – 10

khúc; Những bơng hoa mùa thu 13/27 đoạn). Trong đó, từ viết cho cây sáo; nước

mắt; em cho con bú; Bừng tỉnh trên tàu… đến bức ảnh, trái cây và giấc mơ; kể lại giấc mơ; giấc mơ cây; Quang phổ;…khơng chỉ thể hiện sự đổi mới hình thức thơ mà

ở đó, những bài thơ đã tạo dựng nên một thế giới xen lẫn những hư và thực, mà quan trọng hơn là sự thay đổi điểm nhìn tơn giáo, hay nói đúng hơn là sự hốn chuyển những nghi thức thức tôn giáo trong thơ Mai Văn Phấn trong quá trình sáng tạo.

Nhìn chung, trong cơ hội lựa chọn đa dạng các thể thơ, nếu các nhà thơ mang cảm hứng Phật giáo thiên về sử dụng các thể thơ truyền thống thì các nhà thơ cảm hứng Ki tơ giáo lại có vẻ ưa thích các thể thơ hiện đại, nhất là thơ tự do, thơ văn xuôi. Điều này xuất phát từ đặc trưng thẩm mỹ và căn ngun văn hóa của mỗi loại hình cảm hứng. Cảm hứng Phật giáo mang đậm mỹ cảm văn hóa Á Đơng, hướng đến những suy nghiệm sâu xa nhưng ưa bày bỏ bằng những hình thức hàm súc, kín đáo nên thường lựa chọn các thể thơ truyền thống. Trong khi đó, thơ ca mang cảm hứng Ki tơ giáo vốn được hình thành từ cuộc giao lưu với văn hóa phương Tây - nền văn hóa mang phong cách tự do, phóng khống - nên thường tìm đến những thể thức hiện đại phóng túng hơn. Điều này làm cho thơ Việt hiện đại mang cảm hứng tôn giáo trở nên đặc sắc và phong phú.

4.1.2.2. Tổ chức, kết cấu bài thơ

Tương tự cảm hứng Phật giáo, cảm hứng Ki tơ giáo cũng có kiểu kết cấu theo hình thức các câu chuyện kể để chuyển tải giáo lí Thiên Chúa. Đó là những câu chuyện về Đức Chúa, về Đức mẹ Maria, về các Thánh, v.v… Trong hình thức các câu chuyện kể bằng thơ các nhà thơ Lê Đình Bảng, Võ Long Tê, Trăng Thập Tự đã đưa Đạo Thiên Chúa đến gần hơn với mọi người. Tư tưởng sáng thế, ơn cứu rỗi, đức tin nhiệm mầu, v.v… vốn siêu hình, trừu tượng, qua hình thức đối thoại, qua các chi tiết chuyện dưới hình thức thơ trở nên dễ hiểu, dễ nhớ.

Cùng với kết cấu tự sự, cảm hứng Ki tô giáo trong thơ hiện đại cũng ưa lối kết cấu men theo mạch vận động của tâm linh. Và so với thơ mang cảm hứng Phật giáo, thơ mang cảm hứng Ki tô giáo vận dụng phổ biến hơn và nổi bật hơn ở kiểu kết cấu này.

Đời sống tâm linh con người luôn phức tạp, mạch vận động của tâm linh lại không theo một quy luật nào. Vì thế, khơng phải khi nào con người cũng có thể nắm bắt và ý thức được rõ ràng về đời sống tâm linh. Để có thể tạo nên những vần thơ có sức lay động mạnh mẽ đến chiều sâu tâm thức, nhà thơ phải dày công tạo dựng những cách tân quan trọng về mặt kết cấu thơ.

Cách tân thấy rõ so với thơ truyền thống nhằm biểu đạt sự vận động của xúc cảm tâm linh là thơ hiện đại tìm cách tổ chức bài thơ trong một cấu trúc vận động, khơng hồn kết, đa nghĩa. Đấy là kết cấu mở. Kết cấu mở được xem là một dấu hiệu nổi bật của tính hiện đại trong thơ, giúp phân biệt đặc điểm trong sáng tác của thơ hiện đại với thơ cổ điển. Kết cấu nhiều bài thơ của các tác giả Công giáo thường được tổ chức theo hướng mở, vận động tự do, phóng khống trong thế giới của trực giác, vô thức. Các bài thơ thường kết cấu nương theo tiếng nói của cảm giác, trực giác, từ đó, phá hủy logic thực tại giữa các sự vật, tạo nên những tương quan mới mẻ giữa các sự vật, hiện tượng. Điều này xuất phát từ nhu cầu khám phá, thăm dò thế giới của vô thức, trực giác; đồng thời mong muốn phá vỡ cách diễn ngôn thông thường, thay vào đó, cách tân ngơn ngữ để gia tăng những chiều kích mới cho tư duy và ngơn ngữ thơ. Mọi từ ngữ, hình ảnh xuất hiện trong bài thơ vì thế tưởng như rời rạc, đột hiện, khơng liên quan gì tới nhau… song lại rất hợp lý để diễn giải thế giới của mộng mị và tưởng tượng, thế giới tượng trưng, siêu thực. Thế giới hiện thực được các nhà thơ nhìn nhận ở bề sâu thì lối kết cấu men theo mạch vận động của tâm linh được sử dụng một cách triệt để. Trong đó, nhà thơ phát huy cao độ kết cấu tự do, cùng với kết cấu phân tán, gián đoạn. Có lúc, những dạng thức ấy cùng được kết hợp với nhau một cách linh hoạt, đã tạo nên những hiệu ứng bất ngờ đối với người đọc. Chính lối kết cấu linh hoạt, hiện đại, không chỉ đưa người đọc đến với một thế giới tâm linh đầy hấp dẫn mà cịn gợi trí liên tưởng, sáng tạo. Kiểu kết cấu này thể

Một phần của tài liệu Cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỉ XX. (Trang 120 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)