6. Cấu trúc của luận án
3.3. Cảm hứng tôn giáo về ngã/bản ngã
3.3.1. Cảm hứng Phật giáo về ngã/bản ngã
Đạo Phật chủ trương tất cả vì chúng sinh. Chúng sinh ln nhận lầm năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) chính là ngã nên tạo nghiệp khổ đau. Muốn thốt khổ con người phải tu tập vơ ngã. Vơ ngã là biết bng xả và sống vị tha, thốt ra khỏi mọi sự ràng buộc của mọi tâm lý tình cảm, thương ghét, tị hiềm, kiêu căng, nghi ngờ, ngã mạn, phá vỡ tà kiến, thân kiến, chấp kiến trước mọi trí tuệ u mê, lầm lạc. Giáo lý vô ngã là nền tảng, là căn bản của đạo Phật.
Biểu hiện của tư tưởng vô ngã là sự ý thức về “vật ngã đồng nhất”. Con người luôn nhận thấy mối tương quan hịa giữa mình và thiên nhiên, vũ trụ. Con người đạt đến vơ ngã là khi họ tìm thấy được tự ngã của mình nơi ngoại vật. Tự ngã nơi ngoại vật có thể hiểu đó là thời khắc tâm thức cá nhân hịa nhập với tâm thức vũ trụ. Khi đã thức ngộ được lẽ biến hóa, vơ thường tất yếu đó của nhân sinh, của vũ trụ, con người có thể chấp nhận tất cả những thuận duyên hay nghịch duyên của ngoại cảnh trên tinh thần vơ ngã, vơ minh. Đây chính là điểm hấp dẫn của Phật giáo đối với thơ ca. Trong thơ vì thế ln hiện diện hình tượng một cái tơi trữ tình mang tâm thế an nhiên, tự tại vì đã đốn ngộ sâu sắc về tinh thần vô ngã của Phật giáo.
Nhà thơ Phạm Thiên Thư nhận thức sâu sắc mối tương thông giữa con người và thiên nhiên. Đặt cái hằng thường vào trong cõi vơ thường đó, nhà thơ giúp ta hiểu được: Ta cũng là khơng Ta / Khơng Ta mà có Ta. “Không Ta” tồn tại cùng “Ta” như để biện chứng lẫn nhau, giúp con người nhìn nhận một cách đầy đủ hơn về cuộc đời
trong cõi vô thường. Vậy là, với đôi mắt “ độc huyền”, Phạm Thiên Thư Mở mắt ta
nhìn thêm/ thấy chính mình vơ ngã. Có thể nói, cảm thức về vơ ngã qua vẻ đẹp của
thiên nhiên trong sự hòa nhập giữa tâm thức cá nhân vào tâm thức vũ trụ biểu hiện trong thơ Phạm Thiên Thư là cái đẹp có từ trong thế giới cuộc sống hiện thực, trong cõi hư vơ, trong miền giấc mộng. Hình tượng cái tơi trữ tình trong thơ Phạm Thiên Thư, vì thế, an nhiên tự tại ngay giữa lòng thiên nhiên và ngay giữa cõi trần thế. Con người đó hành thiền giữa cõi tục, thực hiện “cuộc rong chơi như nước xanh” với “cung cách thản nhiên của vách núi”. Và cũng là cách con người hành thiền giữa cõi tục trong sự thức nhận “tất cả chỉ là ảo hóa”. Tìm về với tự nhiên, hịa điệu mênh mang giữa nhiên giới trong thơ Phạm Thiên Thư không phải là để trốn tránh hiện thực, để chối bỏ cuộc đời nhiều hệ lụy mà ngược lại đó là một cách để đón nhận hiện thực vốn có. Và để làm được điều đó, ơng đã khéo léo trong thái độ xuất xử với
người, với đời. Thái độ đó được gói trọn trong một chữ “Hịa”: Hữu hạn cùng vơ
hạn/ Long lanh một chữ Hòa. Hướng đến sự thốt tục, tìm về với tự nhiên cũng là
một phương cách để giữ chữ Hịa đó trong ơng. Con người hòa nhập với thiên nhiên vũ trụ, an trú trong thế giới thanh bình, tùy duyên mà vui với một Cõi lòng bát ngát
mây xanh/ Đổi xoay đương thức kết thành thiện duyên/ Giữa đời Tự Chỉnh như nhiên/ Trăm năm thốt mối đảo điên buộc mình. Với thơ và qua thơ, Phạm Thiên Thư vừa
phản chiếu cái tâm thức con người trong sự hòa nhập với thế giới tự nhiên, vừa thể hiện trạng thái an nhiên tự tại trong tâm hồn con người khi tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc “giữa đời tự chỉnh như nhiên” nơi cõi thế . Đó cũng là cách để con người “thốt mối đảo điên buộc mình” trong cõi trăm năm này.
Cái tôi trong thơ Quách Tấn lúc nào cũng ung dung, thong dong bởi nhà thơ ln giữ lịng tự tại trước thực tế thay đổi theo thời gian. Có sự tĩnh tại đó là nhờ thi sĩ đã nghiệm ra, đã trực cảm được cái lẽ “là mộng cũng là chân”: Mười hai mùa lá
rụng/ Đây mùa hương nở xuân/ Theo duyên lòng chẳng đổi/ Là mộng cũng là chân
(Nở xuân). Mộng huyễn và chân thật xét đến cùng, có chung một bản thể. Nó là hai mặt của một thực tại, bởi “tâm pháp nhất như”, “vạn vật nhất thể”. Nhà thơ đồng nhất mộng và chân là nhờ nhận thức được chân lý ấy. Chính vì nhà thơ tĩnh tâm trước thực tại nên nhận thức được rằng: Nghìn xưa khơng cịn nữa/ Nghìn sau rồi cũng
khơng/ Phảng phất bờ trăng rạng/ Hương Ưu đàm trổ bơng (Thống hiện). Tồn tại
và hủy diệt, sắc và không, hữu và vơ đều cùng bản thể, nhất như. Nghìn xưa khơng cịn là thực tại. Quá khứ nghìn năm sau sẽ khơng cịn; và tương lai nghìn năm sau dù
chưa hiện hữu cũng chẳng tồn tại. Tất cả đều là Không. Giác ngộ và thấu hiểu được chữ Không trong tư tưởng triết học nhà Phật là cả những chuỗi thời gian chiêm nghiệm, nghiền ngẫm, suy tư. Không ở đây chẳng phải là sự đối đãi, đối lập giữa “có” và “khơng”, “hữu” và “vơ” mà là cái Không vượt lên trên mọi giới hạn hiện hữu. Đó là „chân khơng diệu hữu“ như cách nói của nhà Phật.
Nhận thức được mối quan hệ nhân duyên tất yếu của vạn vật, Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng nhìn thấy mọi sự vật, hiện tượng luôn nhập thể vào nhau, bản thể nằm ngay trong cái đẹp hiện tướng: Mặt trời cất chứa trong lòng trái khổ qua/ Thơ
bốc thành hơi trên bát canh mùa Đơng/ trong khi bên ngồi gió hú.../ Nắng cất chứa trong lịng gỗ thơm/ Khói ấm đưa thơ về trên trang ngoại sử/ Nắng vắng trong hư không, nhưng nắng chất đầy một lò sưởi đỏ/ Nắng lên thành mầu Khói, thơ đọng thành mầu Sương/ Nắng cất giữ trong từng hạt mưa Xuân/ Giọt nước cúi xuống hôn Đất, cho hạt cây nẩy Mầm (Thơ từng ôm và mặt trời từng hạt). Hình ảnh “nắng mặt
trời” và “thơ” luôn song đôi trong bài thơ với nhiều hàm nghĩa biểu trưng. Trong bát canh mùa đơng có sức nóng của nắng mặt trời. Nhờ có nắng bát cơm mới dẻo thơm từng hạt. Gỗ thơm cũng vì có nắng. Mặt trời đốt lửa sưởi ấm con người từ gỗ thơm. Nếu khơng có nắng thì khơng có mưa, và khơng có mưa thì hạt cây khơng thể nảy mầm… Từ hình ảnh của nắng, chúng ta nhận ra khơng gian, thời gian, niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống lao động vất vả của con người. Tương tự như nắng, thơ cũng hiện diện ngay trong từ những nỗi vất vả mưu sinh hay niềm vui hạnh phúc của loài người. Nắng là ngọn nguồn của sự sống và thơ cất lên từ vui buồn, hạnh phúc của cuộc đời. Tất cả chiếu ánh cho nhau, đồng hiện trong nhau. Như vậy là trong vật đã có ta và trong ta có thế giới. Tiếp mạch cảm xúc này, bài Phổ nhập triển khai ý tưởng về tương quan giữa “tôi” và thế giới: Mặt trời đã đi vào trong tôi/ Mặt trời đã đi vào
với đám mây và dịng suối/ Tơi đã đi vào dịng suối/ Tơi cũng đã rủ mặt trời cùng đi/ Chúng ta không lúc nào không tương nhập/ Trước khi mặt trời đi vào trong tơi/ Tơi đã có mặt trời/ Tơi đã có đám mây và dịng suối/ Trước khi tơi đi vào dịng suối/ Dịng suối đã có sẵn tơi/ Chúng ta khơng lúc nào khơng tương tức/ Bởi vậy chừng nào em cịn thở/ Thì em đừng bảo là tơi khơng có trong em… Bởi vì trăng khơng có ngã/ Và bởi vì người ngắm trăng khơng có ngã/ Cho nên cả trăng và người ngắm trăng đều là thực tại nhiệm mầu (Ngắm trăng); Tôi là con phù du thốt hình trên mặt nước/ Và là con chim sơn ca mùa xuân về trên sơng đón bắt phù du/ Tơi là con ếch bơi trong hồ thu/ Và cũng là con rắn nước trườn đi/ Tìm cách ni thân bằng thân
ếch nhái/ Tôi là em bé nghèo Ouganda bao xương sườn đều lộ ra, hai bàn chân bằng hai ống sậy/ Tôi cũng là người chế tạo bom đạn/ Để cung cấp kịp thời cho các dân tộc Á Phi (Hãy gọi đúng tên tơi). Tơi hóa thân vào vạn vật và vạn vật hóa thân vào
tôi, vậy tôi là một với thế gian này, cho nên tơi có trách nhiệm với tất cả. Cái tơi trong thơ Nhất Hạnh mang tâm thức Thiền nhập thế.
Người Phật tử xem vô ngã là niết bàn và lấy vơ ngã làm lí tưởng để tu tập nhằm đạt đến an vui, tự tại. Nhất Hạnh chủ trương an trú chánh niệm trong từng phút giây hiện hữu. Cho nên dù người Phật tử đang ngồi Thiền - hành động tu tập - nhưng thân tâm của họ vơ thường: Mỗi ơng thầy tu có một chỗ nơi góc chiếc chiếu để ngồi
thiền/ hãy ngồi yên trên chỗ đó/ trái đất mang tất cả chúng ta đi/ và chỗ ngồi cũng như một chỗ ngồi trên toa xe lửa hạng nhì/ đến ga rồi thì ơng thầy tu cũng phải đi xuống/ và chỗ đó sẽ được phủi bụi đi để cho người khác tới ngồi (Nhập lưu). Con
người trong thơ Nhất Hạnh thong dong, tự tại trong mọi hồn cảnh, khơng bám chấp vì đã đạt đến cảnh giới giác ngộ vơ ngã, nhìn xung quanh là tùy biến như quy luật thường hằng của cuộc sống. Chân như nhiệm màu nằm ở thái độ vơ ngã trước sự đến đi, cịn mất, hơn thua của cuộc đời.
Còn đối với Bùi Giáng, cảm thức về chữ ngã mang nét riêng. Người đọc thường nhận thấy ở Bùi Giáng một phong cách thơ rất ngơng, khơng giống ai. Cái ngơng đó là ý thức cao độ về vơ ngã của Thiền học. Từ những chứng ngộ cuộc đời, Bùi Giáng đã thấu rõ được nỗi đau của kiếp nhân sinh, bản chất thân phận con người. Đó là nỗi đau của sinh, lão, bệnh, tử, ngũ uẩn, vô thường, con người khó có thể vượt qua được, và ln bị ràng buộc bởi thân phận chính mình: Dấu bèo phong vận nín
thinh/ Sóng phơi trường mộng bình minh vơ thường/ Nắng hồng chiếu bong đài gương/ Lời nghi hoặc hỏi đoạn trường từ đâu…(Vẫn là là). Vì lẽ đó, nhìn bề ngồi
tưởng là Bùi Giáng khơng sao đặt được bước chân vào cõi thanh tịnh và an lạc mà vẫn ln tự dày vị mình. Nhưng vì ý thức rõ quy luật vơ thường nên Bùi Giáng buộc mình ý thức trong từng sát na, sự ra đi của xác thân, của tình yêu, của vạn vật trong cõi tạm: Than xương máu đã đành là ủy mỵ/ Thì xin em cùng lên thác xuống ghềnh
(Phụng hiến), Em về mấy thế kỷ sau/ Nhìn trăng có thấy ngun màu ấy khơng (Mưa nguồn),… Chính vì thế, đối với Bùi Giáng, sống là phải phụng hiến, vươn lên, nếu
bng thả thì tất cả sẽ đi qua trong vô thức, và cuộc đời này sẽ lạnh lẽo, ảm đạm. Mang theo lòng trắc ẩn của một kẻ sĩ lang thang, Bùi Giáng dấn thân tìm cho mình một lối sống tự tại theo thế cách rất riêng mà người ta cho là “điên”. Điên của ông là
một lối điên của con người tự tại, không muốn vướng bận với thế gian, thích rong chơi đây đó và đó cũng là một cái ngơng của thi sĩ… Trạng thái “điên” đó là cảnh giới giác ngộ về ngã ở tâm thức thơ Bùi Giáng.