6. Cấu trúc của luận án
3.2. Cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỷ XX về đạo và đời, mối quan hệ
3.2.2. Cảm hứng Kitô giáo về đạo và đời, mối quan hệ giữa đạo và đời
Hạt nhân tư tưởng của giáo lí Ki tơ giáo là tư tưởng sáng thế và cứu chuộc. Đời là ân sủng và tình u của Đấng Tạo hóa. Nếu khơng có tinh thần tri ân thì con người dễ đi đến chỗ vô ơn, dần dần cách xa đạo. Con người cần cảm tạ sự sống và tình
yêu thương mà Đấng Tạo hóa dành tặng. Thánh Phao lơ khẳng định rằng: Tơi có là gì
cũng là nhờ ơn Thiên Chúa [43, 1998], Thánh nhân nhắc nhở: Bạn có gì mà bạn đã khơng nhận lãnh [43, 1978] và Ngài mời gọi: Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh [43,
2076]; bản thân Ngài luôn nêu gương: Tơi hằng cảm tạ Thiên Chúa của tơi vì anh em
về ân huệ Người đã ban cho anh em nơi Ðức Giê su Ki tô [43, 1972]. Các tín đồ Ki
tơ giáo thơng hiểu sâu sắc lời dạy về đức tri ân của các Thánh, tri nhận công lao tạo dựng vũ trụ của Thiên Chúa. Đạo là nguồn sống tối cao, nguyên ủy của mn vật, mn lồi. Và đời là sự tri ân ơn sáng thế và cứu chuộc của Thiên Chúa.
Trước hết, đạo là nguồn suối ân sủng, nguyên ủy tối cao của mn vật, mn lồi. Chúa là đấng tối cao linh thiêng ban cho con người nguồn ân huệ, là nguồn gốc khai sinh, tạo dựng ra muôn vật, mn lồi. Bài thơ Ave Maria như là một tuyên ngôn mà Hàn Mặc Tử đã xác quyết: Như song lộc triều nguyên ơn phước cả. Hình ảnh song
lộc triều nguyên tức là như hai con nai ngưỡng vọng lên nguồn suối. Đây là nguồn
suối ân sủng, là chính Thiên Chúa, là nguyên ủy tối cao của mn vật mn lồi, là Đấng mà linh hồn tín hữu nói chung và linh hồn nhà thơ nói riêng hằng khát khao ao ước. Trong Kinh thánh cũng đã nói về hình ảnh này: Như nai rừng mong mỏi/ Tìm về
suối nước trong/ Hồn con cũng trông mong/ Được gần Ngài, lạy Chúa! [43, 883].
Thiên Chúa là nguồn cội vơ hình, hiện diện khắp nơi, giờ đây đang hiển linh để mở màn cho ơn cứu rỗi nhân loại bằng sự nhập thể của Ngôi Lời. Sự hiển linh được diễn tả như nguồn suối đang tuôn trào ơn phước, càng lúc càng dâng cao vô tận. Nguồn suối vừa là điểm phát xuất vừa là toàn cảnh của giây phút truyền tin cho Đức Maria và cũng là giây phút Ngôi Lời mặc lấy xác phàm nhân loại, cho nên Hàn Mặc Tử đã nhập đề bài thơ Ave Maria: Như song lộc triều nguyên ơn phước cả/ Dâng cao dâng thần
nhạc sáng hơn trăng. Chịu ảnh hưởng thơ Pháp, Hàn Mặc Tử cũng như nhiều nhà Thơ
mới thế hệ đầu thường diễn ý liền mạch, đuôi câu thơ trên nối liền với đầu câu thơ dưới. Như thế, ơn phước cả cao dâng là liên quan mệnh đề diễn nghĩa cho nguyên (nguồn suối); cịn song lộc là hình tượng minh họa cho thần nhạc. Hai bè nhạc trầm bổng như đôi lộc vừa chầu chực vừa ca tụng nguồn ơn phước cả. Hai dịng nhạc ấy gồm một từ cõi vơ hình của triều thần thiên quốc và một từ nhân loại hữu hình được đại diện bởi Hàn Mặc Tử và những người làm thơ, sáng tác nhạc tôn vinh đấng tối cao, đấng sáng tạo mn lồi mn vật. Chúa không chỉ khai sinh sự sống cho muôn vật, mn lồi. Bằng tình u thương, Chúa cịn cứu rỗi lồi người. Và con người có thể cảm nhận ơn Chúa bằng chính Đức tin thấm nhiễm. Hàn Mặc Tử trong Nguồn thơm
đã cất lên lời ngợi ca ơn phước cả: Thiên hạ bình, và trời tn ơn phước/ Như triều
thiên vờn lượn khắp không gian.
Tư tưởng sáng thế và cứu chuộc loài người của Thiên Chúa giáo cũng chi phối đến thế giới quan, nhân sinh quan của Mai Văn Phấn. Mai Văn Phấn từng thừa nhận sức ảnh hưởng sâu sắc của ánh sáng Thiên Chúa. Chính Người đã dẫn dắt, soi rọi tâm hồn nhà thơ. Ánh sáng ấy được tái hiện rõ nét nhất trong các tập thơ Gọi xanh, Cầu
nguyện ban mai. Trong các tập thơ luôn hiện diện những không gian tôn nghiêm với
thứ ánh sáng thiêng liêng giải thoát linh hồn. Đó là thứ ánh sáng nhiệm màu của những ngôi đền hiện về trong tâm thức, là ánh sánh linh thiêng của Đấng Tồn năng: sáng thế và cứu rỗi. Hình ảnh Những ngôi đền ký ức hiện lên như một ám ảnh trong tâm thức nhà thơ: Ký ức tựa ngôi đền, dâng trong tóc mình dĩ vãng tơn nghiêm… tơi
gom câu ca xưa đúc thành bệ cho thánh nhân ngồi, những câu ca thơm hương trong ngôi đền ký ức… Mặt đất căng cánh buồm no gió, ta lại nghiêng mình trước ngơi đền ký ức lúc ra khơi (Hải Phòng trước năm 2000). Ngay từ thuở nhỏ, nhà thơ đã
bộc lộ một niềm trắc ẩn: Vọng tiếng reo trên nguồn rừng từ góc bể/ Hay tự nơi nào
vừa tan chảy u mê/ Nơi thánh đường khơng ai thờ phụng/ Phi lí lơi thời mọi toan tính suy tư/ Mọi bên chặt đã đến giờ tan loãng/ Nung nấu réo sôi từng vật thể tế bào
(Quyền lực mùa thu). “Trên rừng nguồn góc bể” gợi mở về cội nguồn của thế giới, cội nguồn đó gắn liền với vùng nhớ và sự tri ân của nhà thơ đối với Thánh nhân. Người - bằng sức tạo sinh của mình đã khiến mọi vật “nung nấu réo sôi từng vật thể tế bào”, tạo nên một không gian rộng lớn gồm đất, nước, lửa, bầu trời… Không gian ấy có thể bao phủ khắp thế gian, vừa che chở, vừa quy chụm tất cả vạn vật, như tình u thương bao la của Đấng Tồn năng. Mai Văn Phấn còn nhấn mạnh cảm thức được phục sinh, được trở về với nguồn cội uyên nguyên: Hôn em thật lâu ghi dấu/ Nơi đây.
Giờ này/ Đám mây kia xuống thấp/ Buổi uyên nguyên trái đất quay về (Tỉnh dậy trong mưa - 4). Trong tập thơ Vừa sinh ra ở đó, nhà thơ nhiều lần nhắc đến sự tái sinh, phục sinh, hồi sinh, sinh lại, khai sinh, phôi thai. Gắn liền với sự phục sinh luôn là
hình ảnh người phụ nữ: Căn phịng mình chẳng cịn những bức tường bao quanh và
không gian thành thời gian thánh thiện, khi anh mải mê nhìn vầng ngực em dâng đầy như biển, cứ thu mình tìm vào miệng con be bé xinh xinh (Em cho con bú). Điều này
phải chăng cịn có mối liên hệ với cảm hứng về sự sinh nở từ hình ảnh của Đức mẹ Maria trong câu chuyện về sự chào đời của Chúa. Trong lễ Giáng sinh, Chúa đã đến với thế giới này trong hình hài con người để cứu chuộc và ban ơn cho mọi loài. Trong
mối liên tưởng ấy, câu thơ của Mai Văn Phấn đã tạo khắc nên một không gian mang một vẻ đẹp thánh thiện, tràn đầy hạnh phúc, vẻ đẹp hiện hữu của những điều thiêng liêng và kỳ diệu. Dự cảm trở về, ý niệm phục sinh thế giới, thanh tẩy linh hồn ấy rõ ràng bắt nguồn từ ảnh hưởng của tư tưởng Thiên Chúa giáo. Hay nói cách khác, sự thấm nhiễm đức tin Thiên Chúa đã góp phần rọi sáng thế giới quan, nhân sinh quan của nhà thơ, khiến nhà thơ luôn hướng về sự sống, hướng về cuộc đời với niềm tin yêu tha thiết, mãnh liệt.
Ngoài các hiện tượng thơ hiện đại nổi bật trên, còn phải kể đến một số nhà thơ vốn là tín đồ của Thiên Chúa giáo được khá nhiều bạn đọc biết đến như Nguyễn Hoàng Đức, Lê Quốc Hán… Mang tâm niệm hướng về tín đạo thiêng liêng, các nhà thơ này cũng bày tỏ cảm nghiệm chân thành về mối quan hệ giữa đời và đạo. Nguyễn Hoàng Đức, từ những trải nghiệm cuộc đời, nhà thơ nhận ra: “Đức Chúa trời không chỉ ban cho tôi ơn soi, ơn gọi và ơn chọn. Hơn nữa, Ngài cịn ban cho tơi hoa trái của Đức tin. Ngài đã ban cho tơi có được trí tuệ, nhân cách, tình u tha nhân, lối sống cơng bình...” [204, 40]. Nhà thơ cất tiếng vinh danh cơng ơn Đấng Tồn năng: Vậy chúng ta/ hãy
nhanh chân/ tụ về/ nhà Chúa/ để cùng tụng ca/ Đấng toàn năng toàn thiện/ bằng lời nguyện cầu/ từ đáy con tim/ rằng vinh danh Chúa/ trên các từng trời/ bởi Ngài/ chúng tôi được sinh ra/ và vinh quanh/ Đấng tạo thành/ nhờ Ngài/ chúng tơi có trần gian để sống/ Và vinh hiển thay/ Đấng tình u vơ tận... (Trích trường ca Ngước lên cao -
Nguyễn Hồng Đức). Cảm hứng tơn giáo trong thơ Lê Quốc Hán biểu hiện ở niềm tin, sự suy nghiệm của tác giả về Đấng Sáng tạo và về con người - tạo vật duy nhất được trao ban linh hồn thiêng liêng, cao quý. Thơ ơng là tiếng nói đúc kết những suy tư, chiêm nghiệm về lẽ đời, về lòng người, về đạo sống… những triết lý mà tác giả cảm nhận được từ cuộc đời vơ thường này. Đó là những cảm nhận sâu xa trong sự chiêm nghiệm cuộc sống: Muốn tan vào cõi vô thường/ Tiếc chưa đi hết con đường
mình đi/… Hồng hơn đốt rụi chân trời/ Biết cịn đến kịp chính nơi mình tìm… (Bất
lực); Tưởng rằng ta gặp mình rồi/ Tỉnh ra giấc mộng giữa đời phù du/ Thương thay
một trái tim mù/ Phút giây ngộ nhận, nghìn thu vẫn cịn… (Ngộ nhận). Từ chỗ được
ban ơn, cứu rỗi, con người sám hối và đổi thay, sống nhân văn và hướng thiện: Một
ngày sống lương thiện/ Đất trời cao rộng hơn/ Trái tim xanh vượt biển/ Ai căng thêm cánh buồm/ Một ngày sống lương thiện/ Sông thời gian êm trôi/ Thuyền tâm linh ghé bến/ Rửa sạch trong bụi đời/ Một ngày sống lương thiện/ Lá vàng không nỡ rơi/ Mặt trời không nỡ lặn/ Người không nỡ xa người (Một ngày - Lê Quốc Hán). Một ngày
sống thiện lương đã hóa đẹp cuộc đời, nhân rộng thêm tình người. Đó chính là ý hướng cao cả của Đạo mà con người đã làm được. Kết quả ấy là sự tri ân sâu sắc nhất của đời dành cho đạo. Đặc biệt hơn, với các nhà thơ, sự thức dậy của cái đẹp nhân bản trong chiều sâu nhân tính mỗi con người đã thúc giục họ tận hiến cho thơ, cho đời và cho đạo.