Giọng điệu và ngôn ngữ đậm sắc thái Thiền

Một phần của tài liệu Cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỉ XX. (Trang 141)

6. Cấu trúc của luận án

4.3. Giọng điệu và ngôn ngữ mang đậm màu sắc tôn giáo

4.3.1. Giọng điệu và ngôn ngữ đậm sắc thái Thiền

Thiền đi vào trong tâm thức nhà thơ, chuyển hóa thành cơ chế trữ tình trong sáng tác, khiến cho giọng điệu và ngôn ngữ thơ cũng đậm sắc thái Thiền. Biểu hiện

rõ nhất màu Thiền trên phương diện giọng điệu là các sắc thái chiêm nghiệm, triết lí và trữ tình sâu lắng.

Chiêm nghiệm, triết lí là sắc thái giọng điệu nổi bật trong thơ mang cảm hứng Phật giáo. Bởi chính Phật giáo, Thiền học đã chứa đựng nhiều tư tưởng triết học sâu sắc. Giọng triết lí trong thơ Phạm Thiên Thư thường gắn với hình thức ngắt đoạn trong bài thơ và cùng với đó là các dạng kết thúc: khi thì dạng câu cảm thán ở cuối bài với ngữ điệu trầm lắng, kết lại bằng dấu chấm than; khi lại là câu hỏi tu từ đi kèm dấu bỏ ngõ, có lúc lại dùng dấu hai chấm giữa câu thơ như một sự khẳng định. Hoặc như kiểu dạng câu nghi vấn mà tự khẳng định bằng dòng cảm xúc, suy tư khơng lời giải đáp. Ví dụ: Thiện nhân: sinh hoá cõi lành/ Ác nhân: địa ngục quẩn quanh dãi

dầu (Kinh Hiền). Giọng điệu triết lí trong thơ Phạm thường gắn với những suy nghĩ,

cách cảm nhận về số phận con người, số phận tình u và về cái vơ thường của cuộc đời đang hiện hữu. Giọng điệu đó trong thơ Phạm Thiên Thư cịn thể hiện qua những thanh âm trầm kết hợp âm điệu trải dài. Trong thơ của Phạm, nếu xét kỹ, ta dễ dàng nhận ra trong từng bài thơ, câu thơ thanh bằng, thanh ngang chiếm ưu thế hơn thanh trắc; thiên về âm vực trầm hơn bổng: Bây giờ mình gặp nhau đây/ Phận hồng xin cậy

lòng thầy từ bi (Kinh Hiền). Có thể thấy, giọng điệu trong thơ Phạm Thiên Thư hịa

gắn với nội dung trữ tình, với những tứ thơ chất chứa lẽ đời, lẽ vô thường hay sự trầm lắng suy tư về số phận - kiếp người cũng như những giây phút hoài niệm, ưu tư chính là giọng điệu triết lí nhưng lại rất nhẹ nhàng, thanh thốt trong thơ của ông.

Thơ Bùi Giáng thấm đẫm giọng điệu triết lý, chiêm nghiệm. Thế giới thơ Bùi Giáng đầy ắp những trải nghiệm, suy ngẫm triết lí về bản thể, về nhân sinh. Đó là niềm day dứt mang dáng dấp hiện sinh về hiện tồn, mất mát, cô đơn; về lựa chọn, hành động, dấn thân; về chân lí, niềm tin và ngụy tín;… diễn ra trong bản thể cá nhân và đời sống con người. Ví dụ: nhà thơ triết lí về kiếp người mong manh, sự mất mát, chia li như là quy luật hiển nhiên của đời sống: Có hàng cây đứng ngóng thu/ Em đi

mất hút như mù sa bay; hoặc triết lí về ý thức trong từng sát na, sự ra đi của xác thân,

của tình yêu, của vạn vật trong cõi tạm: Than xương máu đã đành là ủy mỵ/ Thì xin

em cùng lên thác xuống ghềnh (Phụng hiến)… Giọng thơ triết lý Bùi Giáng hướng

đến cuộc sống con người, thể hiện những cảm nhận sâu sắc về cuộc đời, được rút ra từ sự chiêm nghiệm và vốn sống của chính ơng. Bằng giọng thơ đầy trải nghiệm, thi nhân đã bộc lộ một cách tha thiết, trọn vẹn ý thức sâu xa về sự hữu hạn của kiếp

người, của lẽ hợp tan. Giọng triết lí trong thơ Bùi Giáng vì thế giúp ơng chạm đến những vấn đề sinh tử của con người.

Đối với Nhất Hạnh, chất Thiền trong thơ ơng thể hiện ở sự chính niệm, tỉnh thức, an nhiên, vô trụ. Thi nhân nhận ra bản chất các pháp thế chỉ là một trong tự tánh: Mặc ai xem đỏ xem đen/ Xem hồng xem lục tùy mang kính màu/ Viết chi? Viết

để làm gì?/ Khơng gian ai nghĩ?/ Thời gian ai màng? (“Tôi” và “Ta”). Triết lý, quan

niệm Thiền học được hiển lộ qua cách sắp xếp liên tục các cây hỏi như một sự tự vấn của cái tôi. Với Nhất Hạnh, làm thơ là một cách để bày tỏ những suy tư, chiêm nghiệm; cũng là cách thực hành Thiền. Để gia tăng màu sắc triết lí nhằm chuyển tải những tư tưởng thâm sâu của Thiền học, nhà thơ thường vận dụng thể tự do, thể thơ văn xuôi. Trong khuôn khổ khá rộng mở, linh hoạt về vần, nhịp, nhà thơ dễ bày tỏ những suy tưởng của mình về đời sống: Tơi biết có những nhà nghèo/ nhưng trấu

hồng ngún cháy ngày đêm/ trong bếp hồng âm ỉ/ tôi sẽ nhớ lời em không quấy động bếp lành/ một nắm rơm đặt vào/ đợi khói tỏa màu xanh/ em nhìn xem: chỉ một hơi thở nhẹ của hồn tôi thôi/ cũng đủ gọi về lửa đỏ (Xóm mới).

Điểm hấp dẫn của Thiền học là những tư tưởng triết học nhân sinh sâu sắc nhưng được phát biểu qua những ẩn ý, hình tượng, qua những khoảng lặng, “vô ngôn”. Kẻ mê Thiền phải tự chiêm nghiệm mới ngẫm ra những tư tưởng lắng đọng ấy. Theo đó, những tư tưởng triết lí của thơ Thiền thường được ẩn qua lớp thanh âm trữ tình mà hết sức sâu lắng.

Thơ Thiền Phạm Thiên Thư vừa giàu nhạc tính, vừa giản dị, chân thật và mang màu sắc Thiền. Nhà thơ như được thỏa mình biểu lộ những tri nhận, xúc cảm và triết lý của riêng mình về thế giới vơ thường, con người vô ngã. Đây là giọng điệu đặc trưng để thể hiện những xúc cảm tinh tế về tình yêu cũng như khát khao vươn mình ra với tự nhiên, vui niềm vui trần thế và vọng hướng về cõi thốt tục của cái tơi trữ tình của nhà thơ. Và thơ tình chính là mảnh đất màu mỡ đầu tiên để chất giọng thi ca ấy được thể hiện. Không ngẫu nhiên khi khá nhiều thi phẩm của Phạm Thiên Thư như Động hoa vàng, Em lễ chùa này, Đạo ca, Quán thế âm,… đã được Phạm Duy phổ nhạc. Bởi chính thơ ơng, nhất là mảng thơ về tình yêu, vốn đã mang âm hưởng trữ tình. Cái hay trong giọng thơ Phạm Thiên Thư chính là ở chỗ, lúc nào cái thực cũng hịa quyện cùng cái hư khơng, bàng bạc một cảm thức Thiền - hư ảo, nhẹ nhàng, thanh thoát ngay cả khi miêu tả người u hay khi nói về tình u. Tình u bắt nguồn từ tiếng gọi trong sâu thẳm tâm hồn nhưng lại được thốt nên bởi sự lặng im

chờ đợi. Im lặng - vơ ngơn nên tình yêu ấy mang đậm nét chân thật, lắng sâu. Sự cảm nhận tinh tế, cách thể hiện vừa nồng nàn vừa e dè, lấp lửng trong tình u lứa đơi đã đem đến cho thơ Phạm Thiên Thư một giọng thơ với một sắc thái riêng nhẹ nhàng, sâu lắng, đầy chất trữ tình. Thơ Phạm Thiên Thư đọng lại cái tình hịa cùng đạo trong những lời thơ mang giọng điệu vừa triết lý nhẹ nhàng vừa trữ tình thiết tha. Tình điệu ấy quyện hịa cùng cảm thức Thiền bảng lảng của chốn thiền môn đã tạo nên một phong cách thơ thanh thoát, trong sáng và lãng mạn của Phạm Thiên Thư. Điều đó đã, đang và vẫn ln được khẳng trong lịng bạn đọc u thơ.

Thơ Quách Tấn mang âm hưởng trữ tình lãng mạn có từ thời Thơ mới. Nhất là mảng thơ viết về thiên nhiên, trong tinh thần nhập Thiền, âm hưởng trữ tình ấy càng phát lộ. Nhà thơ thường tìm cách cách hòa nhịp trên từng câu thơ, đối ngẫu, phối âm để tạo nhạc tính hài hịa:

Mười hai mùa lá rụng, Đây mùa hương nở xuân. Theo duyên lòng chẳng đổi, Là mộng cũng là chân

(Nở xuân)

Dư âm bài thơ văng vẳng nhờ âm hưởng của cách gieo vần chân với phần lớn thanh bằng. Sự phối âm này tạo âm hưởng thanh thoát, vang xa, thể hiện những ngẫm nghĩ, suy tư của nhà thơ về mộng huyễn, chân như, duyên nghiệp của tạo vật. Mộng huyễn và chân thật xét đến cùng, có chung một bản thể. Nó là hai mặt của một thực tại, bởi “tâm pháp nhất như”, “vạn vật nhất thể”. Nhà thơ đồng nhất mộng và chân là nhờ nhận thức được chân lý ấy.

Trong dòng thơ hiện đại mang cảm hứng Thiền, thơ Bùi Giáng có lẽ là giọng thơ độc đáo bậc nhất. Âm hưởng trữ tình trong thơ Bùi Giáng vơ cùng đa âm, đa sắc, tùy biến. Có lúc giản đơn, bơng đùa, bỡn cợt: Cây và cỏ, cỏ và hoa và lá/ Cũng thi

đua ồ ạt đối lập nhau/ Nên anh chỉ đành bó tay em ạ/ Trước uy quyền của vạn vật chứ sao? (Đành chịu thế thôi). Một giọng điệu tỉnh bơ, phớt lờ, hài hước ẩn đằng sau

là một tư thế ung dung của kẻ tu hành đã giác ngộ về bản thể chân như của đời sống.

Có lúc nhà thơ lại suy tư, buồn bã, đau đớn: Em về mấy thế kỷ sau/ Nhìn trăng có

thấy nguyên màu ấy không?; Chúng tôi người ngợm vô thường/ Lúc mê man, lúc chán chường thể thân;… Nỗi buồn của cuộc đời nhiều xót xa, đau đớn của nhà thơ

nhân bản. Có lúc là giọng thơ tự do, phóng khống, tùy dun: Người điên ngơn ngữ

điệp trùng/ Nửa chừng như mộng, nửa chừng như mê (Người điên); Một hơm gầu

guộc, gầm ghì/ Bồm gao gạo đỏ đỏ buồm gạo đen (Ngẫu hứng);… Thi nhân đã đảo

lộn mọi trật tự thông thường của ngôn ngữ, để cho các yếu tố từ ngữ kết hợp một cách ngẫu nhiên, ơng trộn hịa tính nhạc trong thơ và để nó tự thân phát sáng một cách lạ lùng. Đó là thứ nhạc của tâm hồn đã đạt đến giác ngộ, tự nhiên tuôn chảy mà khơng hề có sự can thiệp của lí tính.

Để biểu hiện giọng điệu trữ tình và triết lí, ngơn ngữ thơ cũng chất chứa màu Thiền. Chất Thiền trong ngôn ngữ thơ trước hết bộc lộ ở lớp từ ngữ Phật học. Theo khảo sát của chúng tôi, một lượng lớn từ ngữ trong các giáo lí Phật học thường xuyên xuất hiện trong thơ các nhà thơ mộ đạo. Ngay cả những tác phẩm của những nhà thơ không phải là tín đồ đạo Phật cũng trích dẫn những dụ ngơn, mật tông của Phật pháp. Đặc biệt ở những tác phẩm “thi hóa” kinh Phật mà thơ Phạm Thiên Thư hết sức tiêu

biểu. Các bộ kinh thơ Kinh Hiếu, Kinh Ngọc - Qua suối mây hồng (Kinh Kim

Cương), Hội hoa đàm (Kinh Hiền Ngu), Suối nguồn vi diệu (Kinh Pháp Cú)... đều chứa đựng nhiều thuật ngữ Phật học. Từ ngữ Phật học còn đan xen trong nhiều thi phẩm khác: Em từ rửa mặt chân như/ Nghiêng soi hạt nước mời hư không về/ Thau

hương hiện kính bồ đề/ Phấn son chìm lắng, hạt mê luân hồi (Động hoa vàng). Sự

thi hóa ngơn ngữ Phật học đã khiến cho các tư tưởng triết lí tơn giáo vốn trừu tượng, khó hiểu trở nên gần gũi, dễ diểu hơn với tâm thức người Việt.

Mai Văn Phấn cũng thường dùng ngôn từ nhà Phật trong diễn đạt: chùa, Thiền

định, nam mô a di đà, đài sen, Đức Phật, tạp niệm, kiết già, cảnh giới…. Tác giả cịn

dựng lên “khơng gian Thiền” với những từ ngữ đặc thù: Ngược dốc tới gần cổng

chùa/ Khuôn mặt em chợt hiện Quán Thế Âm Bồ Tát (…)/ Trong vòm trời sáng láng/ Tâm tưởng con xin sấp mình/ Thân con rỗng khơng/ Hạc khơ chiếc mõ chân tâm trì chú... (Lên chùa). Trong tâm thế của của một “chân tâm” có “thiện căn” Phật giáo,

những ngôn ngữ Phật pháp nhập tâm vào tâm thức thơ, những lúc thực hành nghi lễ Thiền: Tôi bị tạp niệm, Tôi ngồi Thiền định, Tôi ngồi kiết già (Tĩnh lặng). Phải là người am hiểu sâu sắc văn hóa, giáo lí Phật giáo mới có thể vận dụng được những kiểu câu niệm như thế. Đức Phật, khơng gian Phật giáo ln có sẵn trong tiềm thức, ý thức tác giả, vì vậy, khi bắt gặp một hình ảnh hay yếu tố nào đó gợi liên tưởng thì sẽ có ngay hình ảnh ghi nhận sự liên tưởng đó: Cánh hoa tượng hình mơi Đức Phật;

Thiền cùng nhiều người khác/ Đan hào quang/ Từ những không gian khác… Rõ

ràng, ngôn ngữ nhà Phật được nhà thơ sử dụng “nhuần nhuyễn”, thông dụng đến nỗi trở thành tư duy Thiền.

Với Thiền, thái độ đúng đắn nhất là để trực nhận bản thể, là im lặng (vô ngôn); là để cho tự thân bản thể cất lời. Vì trong chân tâm Phật tính, ngơn ngữ khơng thể chuyển tải tận cùng được chân lý, không thể diễn tả cho đúng bản thể chân như. Vì vậy, ngơn ngữ Thiền vốn là ngôn ngữ không lời. Đặc điểm này lại có sự tương đồng, gặp gỡ với thơ. Bởi thơ là loại hình nghệ thuật biểu nghĩa thơng qua các mã hình ảnh, biểu tượng có tính hàm súc, khái quát cao. Cả Thiền và Thơ - đều thiên về gợi hơn là phô bày, thiên về cảm thụ hơn là giải nghĩa. Theo đó, một khi thơ được xem như là một phương tiện cất lời của Thiền học - cũng trở nên “vô ngôn”, hiểu theo nghĩa là tự phơi bày tất cả thực tánh Pháp. Im lặng hay vô ngôn làm nên một vẻ đẹp siêu thốt trong tiếng thơ của thơ Thích Nhất Hạnh, Phạm Thiên Thư, Bùi Giáng,... Phạm Thiên Thư để cho chữ nghĩa tự thể hiện bản chất cái đẹp vốn có của thơ trong ngơn ngữ bình đẳng vơ phân biệt: Cuộc đời chớp lóe mưa bay/ Càng đi càng thấy dặm dài

nỗi không (Xưa là giọt lệ). Thơ Thiền Phạm Thiên Thư là giây phút thăng hoa của

những khoảnh khắc đốn ngộ. Những khoảnh khắc ấy được trực nhận bằng vơ ngơn. Đó là cõi tâm không: Diệu hành - là tiếng Không Ta / Không thanh âm ấy mới là âm

thanh... Cịn ngơn ngữ thơ Bùi Giáng chuyên chở nhiều triết lí uyên thâm trong tinh

thần Thiền vơ chấp, vơ ngơn. Ơng chủ trương để cho ngữ âm, nhịp điệu, thanh âm trong câu thơ và toàn bộ bài thơ ngẫu nhiên phối kết theo ngẫu hứng, nhiều khi vơ tình mà lại hữu ý, để cho triết lí giác ngộ giải thốt tự phơi này trên những con chữ vốn khơng có nối kết, logic về mặt hình thức:

Khi thơ đẹp tới chín tầng

Thì nàng thơ bỗng sượng sần cả ra

Tha hồ thằng quỷ con ma xanh như dòng lệ Tới gùn ghè gạ gẫm mà hóa điên

(Nàng thơ đẹp)

Từ sắc thái vô ngôn, ngôn ngữ thơ ngày càng dấn chân vào địa hạt siêu thực. Siêu thực là sự kết hợp giữa thế giới thực tại của logic thông thường và thế giới của giấc mơ, của tưởng tượng. Ngôn ngữ siêu thực là thứ ngơn ngữ phi lí tính, tưởng như nằm ngồi khn khổ của những ràng buộc toan tính của lí trí, của tư duy luận lí. Người đọc chỉ phát hiện nghĩa của văn bản qua sự vận dụng liên tưởng, tưởng tượng,

sự kết nối các từ ngữ và giải mã các hình tượng của bài thơ. Nói cách khác, nghĩa của văn bản là mạch ngầm xuyên chảy trong tâm thức, nó ẩn sau lớp ngôn ngữ ảo diệu tưởng như phi logic ấy. Đặc điểm này của ngôn ngữ thơ hiện đại là một lợi thế giúp các nhà thơ ngày càng khai thác sâu vào những trạng thái thức tỉnh tự trong tâm thức Thiền. Sự kết hợp ngôn ngữ này in dấu đậm nét trong thơ những nhà thơ mang phong cách “điên” như Bùi Giáng hoặc những nhà thơ cách tân mạnh mẽ như Mai Văn Phấn. Với Mai Văn Phấn, ngôn ngữ siêu thực là một đặc trưng bút pháp thơ. Mai Văn Phấn Thơ khai mở trong hình dung của người đọc các dáng vẻ phong phú của thế giới bằng những kết hợp ngôn ngữ mới lạ. Những kết hợp ngôn ngữ ấy trong cơ chế liên tưởng, tượng tượng của người đọc tạo nên những hình ảnh chói sáng. Ở đây, có thể thấy, nhà thơ đã thốt hẳn lối viết tựa vào mạch trôi logic của cảm xúc thông thường như trong thơ truyền thống, tìm cách biến tấu ngơn ngữ theo nhịp điệu của tâm linh. Vì thế thơ khơng theo vần điệu, cấu trúc truyền thống mà có khi đảo ngược hồn tồn. Chẳng hạn bài Du ca: Giấc mơ giăng kín thinh khơng/ Hạt mưa

ngái ngủ ngã chồng lên nhau/ Cánh chim vừa liệng dao cau/ Dịng sơng đã ngậm bã

Một phần của tài liệu Cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỉ XX. (Trang 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)