Cảm hứng Phật giáo với sự lựa chọn thể thơ và tổ chức, kết cấu bài thơ

Một phần của tài liệu Cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỉ XX. (Trang 111 - 120)

6. Cấu trúc của luận án

4.1. Lựa chọn đa dạng các thể thơ và tổ chức, kết cấu bài thơ theo mạch vận động của

4.1.1. Cảm hứng Phật giáo với sự lựa chọn thể thơ và tổ chức, kết cấu bài thơ

4.1.1.1. Thể thơ

Vốn là dịng cảm hứng có lịch sử từ lâu trong văn học dân tộc, cảm hứng Phật giáo rất thích hợp với các thể thơ truyền thống. Theo quan sát của chúng tôi, các thể thơ lục bát, Đường luật (nhất là thể tứ tuyệt) được phần lớn các nhà thơ tìm về khai thác, vận dụng. Thể lục bát mang âm hưởng nhẹ nhàng, kết cấu 6/8 trùng lặp tạo nhịp, cấu trúc câu thơ cân đối, hài hịa rất thích hợp để thể hiện dòng cảm xúc miên viễn, an lạc của cảm hứng Phật giáo. Các nhà thơ đã khai thác tối đa khả năng trữ tình và tự sự của thể thơ để diễn tả những nỗi buồn mơ hồ kéo dài, những tình cảm bâng khuâng thương nhớ, những suy tư của con người trước cuộc đời hư vô, sự ý thức về cuộc đời hữu hạn và thân phận cát bụi, nhỏ nhoi của con người trong trần thế cùng những khát vọng mạnh mẽ về đức tin, về cõi niết bàn, về cõi thiên thu. Có thể tìm thấy biểu hiện này qua thơ của Bùi Giáng, Phạm Thiên Thư, Thích Nhất Hạnh… Trong đó, Bùi Giáng là nhà thơ rất ưa thích sử dụng thể lục bát. Có thể nói, cảm hứng Phật giáo đã tạo nên những đặc sắc riêng của lục bát Bùi Giáng.

Bàn về chữ “tâm” nhà Phật, Bùi Giáng thấu hiểu rất rõ ý “tâm viên, ý mã” nên thi sĩ muốn “trở về cố quận” để đi tìm lại cõi “nguyên xn” của kiếp người. Cõi “ngun xn” đó chính là quay về với tự thân của cuộc sống đời thường: Thưa rằng

ly biệt mai sau/ Là trùng ngộ giữa hương màu nguyên xuân… Bùi Giáng ý thức được

cuộc sống rất ngắn ngủi, cái chết chẳng đợi ai nên cứ an trú trong phút giây hiện tại để thấy mình cịn hiện hữu trên cõi đời này. Chỉ có giờ phút hiện tại mới tìm thấy được hạnh phúc mà hạnh phúc đó là trạng thái của Niết bàn: Đường đi ngõ quạnh

lang thang,/ Niềm vui tao ngộ muôn vàn lạ thay/ Trái tim mỗi mỗi mỗi ngày,/ Mỗi giờ phút đọng mây trời rung rinh... Và ông vui vẻ chấp nhận sự song hành của tử

thần, của biệt ly cùng đời người. Thậm chí thi sĩ đã nhìn nó theo hướng đầy tích cực, xem cái chết hãi hùng sẽ là một cơ hội huy hoàng cho cái sống thành tựu được tinh hoa, ly hợp là sự bắt đầu của sum họp: Thưa rằng ly biệt mai sau/ Là trùng ngộ giữa

hương màu nguyên xuân” (Chào nguyên xuân). Xem cái chết luôn kề cận là động lực

để “đẩy dồn ý sống lên cùng độ chơi vơi” và cũng vì “muốn hiểu lẽ sống nên thiết tha o bế tử thần” có lẽ chỉ tìm thấy trong tư tưởng Bùi Giáng. Ở đây, những suy tư sâu sắc của Thiền học, những khoảng lặng vơ ngơn của Phật giáo đã tìm thấy sự tương ứng, hịa hợp với âm điệu trữ tình nhẹ nhàng, lắng đọng của thể lục bát. Và như một sự thôi thúc tự nhiên của cảm thức Phật giáo, Bùi Giáng phóng bút nên những vần thơ lục bát tài hoa.

Tất nhiên, khác với lục bát truyền thống, lục bát thế kỷ XX, dưới cảm quan Phật giáo mang tinh thần thời đại mới đã được khai thác theo hướng hiện đại hóa từ nội dung đến hình thức thi pháp. Những “giác ngộ” và “buông xả” của những thi sĩ say mê đạo học trước đời sống hiện đại nhiều trắc trở, toan tính đã buộc các họ phải tìm cách làm mới thể thơ. Bùi Giáng, Phạm Thiên Thư, Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Tuệ Sỹ,… đã thay đổi nhiều yếu tố thi pháp thể thơ nhằm tìm một hình thức biểu đạt mới mẻ cho cảm hứng Phật giáo. Hiện tượng chấm câu giữa dòng, tạo câu vắt dòng, dấu chấm lửng giữa những câu thơ, co giãn dòng thơ,… xuất hiện phổ biến hơn tùy vào những biên độ giao động của cảm xúc con người thời hiện đại. Xin ví dụ bằng một số câu thơ lục bát Bùi Giáng:

Hiện tượng vắt dòng câu thơ:

Xin chào nhau giữa phút nầy Có ngàn năm đứng trơng cây cối và

Có trời mây xuống lân la, Bên bờ nước có bóng ta bên người

(Chào nguyên xuân)

Hiện tượng co giãn câu thơ:

Tình u đã lỗi mn vàn (Em)? Thiên hương kiều diễm (Anh)?- điếm đàng Sở Khanh!

Bài thơ hiện tại thất thanh Gào kêu em giúp giùm anh qua đị

(Thơn nữ nương dâu)

Trăm năm trong cõi người ta Cái ngày khổ tận ắt là cam lai

Chữ tài liền với chữ lai rai một vần Em về thánh thể thành thân Tôi đi tham dự đạp thanh tôi về

(Ngày mai)

Những hình thức biểu hiện mới lạ này tạo ấn tượng âm thanh và thị giác mạnh mẽ cho người đọc, từ đó chuyển tải hữu hiệu dịng cảm xúc về tình đạo, tình đời. Thể lục bát với ưu thế về khả năng trữ tình, phong phú trong việc chuyên chở nội dung, với âm điệu nhẹ nhàng, êm ái rất thích hợp để các nhà thơ bày tỏ những suy niệm sâu sắc về đời về đạo. Rõ ràng, cảm hứng Phật giáo đã thấm nhuần trong đức tin của những thi sĩ mộ đạo, đi sâu trong tư duy, trong tiềm thức và chi phối một cách tự nhiên mà hết sức mạnh mẽ đến hành động tạo tác câu thơ. Nói cách khác, sự thay đổi các yếu tố thi pháp lục bát ở đây xuất phát từ sự thôi thúc tự bên trong của cảm hứng Phật giáo. Sự thơi thúc đó diễn ra ở cả phương diện nội dung.

Lục bát Bùi Giáng vừa rất truyền thống lại vừa rất hiện đại. Thi sĩ Bùi Giáng đã tái dựng lục bát trong bối cảnh mới của thời đại hiện sinh. Thơ ln biểu lộ hình ảnh một con người thích rong chơi, lãng mạn, tinh nghịch, nhẹ nhàng, hóm hỉnh, những lời vấn đáp lẩn thẩn về ý nghĩa cuộc đời, về lẽ sinh tồn, về những chuyện phù du, dâu bể, ẩn khuất khía cạnh dục tình,... Tất cả tạo nên “một motif bạc mệnh hiện đại, có màu sắc siêu thực qua tính cách tạo hình, có chất hoang mang của con người bất khả tri về mình, về người khác trong cuộc sinh tồn hiện hữu...”. Có lẽ, Bùi Giáng nhận ra được cuộc sống này là “hư vô”, là không thật, là hữu hạn, là biến đổi không ngừng nghỉ nên thi nhân muốn làm một kẻ lữ hành rong chơi suốt cả một đời khơng vướng víu, “đời chỉ là cõi tạm”, chỉ là “quán trọ trần gian”, chỉ là chỗ nghỉ chân. Một sự tương phùng gặp gỡ giữa tinh thần Phật giáo và triết học hiện sinh đã diễn ra trong thi ca Bùi Giáng. Cho nên trong thơ ơng, thiên thu và sơ ngộ có thể cùng hiện diện một cách biện chứng: Ngày xuân xanh sơ ngộ để thiên thâu (Mưa nguồn); qua đổ rụng thấy hoa lá rung rinh, qua thể thân chuyển dịch thấy thể thân được tao phùng với bao điều mới mẻ, tinh khôi trong mỗi phút, mỗi giờ: Trái tim mỗi mỗi mỗi ngày,/

Mỗi giờ phút đọng mây trời rung rinh... Và thi nhân có thể Đi tu tâm niệm một cách

thảnh thơi như một cuộc rong chơi đầy tinh nghịch, hóm hỉnh: Ði tu em nhớ một lời/

Ðừng bao giờ trở lại đời làm giai nhân/ Ðừng đẹp đẽ đến vô ngần/ Chỉ cần chút đỉnh đẹp tần ngần tu…

Bên cạnh khả năng trữ tình, thể lục bát cũng rất mạnh về tự sự. Với khả năng “kể chuyện” bằng thơ cùng đặc điểm dễ nhớ, dễ thuộc, dễ đi vào lòng quần chúng, thể lục bát rất có ưu thế trong việc “thi hóa” các kinh Phật. Phạm Thiên Thư nổi tiếng có ý tưởng độc đáo, táo bạo, có biệt tài “thi hóa” kinh Phật với hàng nghìn câu thơ. Đó là Kinh Ngọc - Qua suối mây hồng (kinh Kim cương), Kinh Hiền - Hội hoa đàm (kinh Hiền ngu), Kinh Thơ - Suối nguồn vi diệu (kinh Pháp cú). Bằng thể thơ lục bát, Phạm

Thiên Thư đã quán thơng được những thơng điệp mang tính mật ngữ, ảo diệu của kinh Phật, làm cho giáo lí của Đức Phật gần gũi và dễ nhớ đối với mọi người. Ngoài ra, ơng cịn sáng tác nhiều bài thơ lục bát dài hơi. Động hoa vàng dài 400 câu thơ lục bát, như một câu chuyện cổ tích, khói sương bàng bạc kể về một nhà sư giũ áo đến chốn Thiên Thai: Rằng xưa có gã từ quan/ Lên non tìm động hoa vàng ngủ say…

Bên cạnh lục bát, thể thơ Đường luật, nhất là thể ngũ ngôn tứ tuyệt, với hình thức cơ đúc, ngắn gọn, tính ý tượng cao, dễ gợi âm hưởng cổ điển cũng rất thích hợp với việc diễn tả các tư tưởng triết lí, các trạng thái cảm xúc an nhiên, tĩnh tại của cảm hứng Phật giáo. Các nhà thơ như Quách Tấn, Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Mặc Giang, Tuệ Sỹ, v.v… đều ưa thích thể ngũ ngơn tứ tuyệt. Chẳng hạn như Quách Tấn. Kể từ tập Mùa cổ điển, thơ Quách Tấn càng ngày đi sâu vào cõi Thiền thâm áo. Theo khảo sát của chúng tơi, chỉ tính riêng hai tập thơ Mộng Ngân Sơn và Giọt trăng đã có tới 235 bài thơ ngũ ngơn tứ tuyệt. Trong dịng chảy thơ ca thế kỷ XX với nhiều khuynh hướng, đa phong cách, Quách Tấn vẫn lặng lẽ kiên trì một con đường riêng, nhà thơ kết hợp cái hàm súc, trang nhã của thơ với tinh thần uyên áo diệu vợi thẳm sâu của Thiền thông qua dạng thức thơ tứ tuyệt. Bài thơ Thâm u mở đầu bằng tiếng chuông chùa, kết thúc bằng trạng thái hư tĩnh, giác ngộ: Thoảng tiếng chuông chùa vọng/

Bóng đèn khuya rung rinh/ Nao nao lịng giếng quạnh,/ Hơi thu tràn hư lưng. Tâm

trí hư tĩnh là điều kiện để thấu triệt chân lý giác ngộ. Sinh thời Quách Tấn thường ngồi Thiền, ơng để lịng thanh tịnh, tâm tĩnh, hòa đồng cùng vận vật, thiên nhiên:

Mưa xửng rừng thêm vắng,/ Mong tìm một bóng chim./ Gió rung cánh rụng nắng,/ Bừng sáng cánh hoa sim (Cánh hoa sim). Ba câu đầu của bài thơ là tĩnh, vô, hư, nhưng câu cuối là hữu, là sự bừng sáng của trí tuệ, là sự giác ngộ chân lý. Thơ ông giản dị, tinh túy, giàu ý nghĩa, tạo những khoảng trống im lặng giàu sức gợi mở, tái hiện trong sự bừng ngộ, sự kết nối con người và thiên nhiên... Những bài thơ tứ tuyệt của Quách Tấn đã dệt nên một thế giới hài hòa tuyệt diệu giữa Thiền cảnh và Thiền tâm, khẳng định những đóng góp khó có thể thay thế cho thơ Thiền dân tộc.

Khơng chỉ có các thể thơ truyền thống của Việt Nam, hình thức thơ truyền thống của thơ ca nước ngoài cũng được các nhà thơ cuối thế kỷ XX, đầu XXI vận dụng. Đó là trường hợp Mai Văn Phấn với thơ Hai-cư. Thơ Mai Văn Phấn càng về sau càng dùng cấu trúc thơ Hai-cư là cấu trúc chính. Hình thức thơ tối giản hết mức, đặt nặng trọng tâm vào tương quan các hình ảnh, sự vật của những bài Thu đầy, Giờ

tụng niệm, Tháng giêng, Tơi, Phật tính,… rất thích hợp thể hiện những khoảng khắc

đốn ngộ, những ý vị Thiền học sâu xa vốn rất đặc trưng của thơ Thiền Hai-cư Nhật Bản. Đó là cách nhà thơ “mã hóa những bí mật của khoảng khắc” (Lê Hồ Quang), tạo những phút “ngưng thần” (Nguyễn Thanh Tâm) để tạo nên một diện mạo mới cho cảm quan Phật giáo trong thơ hiện đại.

Ngoài các thể thơ truyền thống, các nhà thơ hiện đại còn vận dụng phong phú các thể thơ hiện đại như thể tự do, thể thơ văn xuôi, thể 7 chữ, thể 8 chữ… Nhận thấy các hình thức thơ này rất thuận tiện trong việc diễn tả nhiều biến chuyển trong cảm xúc Phật giáo của con người thời hiện đại, các nhà thơ đã sử dụng đa dạng các loại thể này, trong đó phổ biến nhất là các thể 7 chữ và 8 chữ. Các nhà thơ thời Thơ mới đặc biệt ưa thích sử dụng dụng thể 7 chữ, 8 chữ. Từ sau 1945 đến nay, một số nhà thơ thời Thơ mới vẫn tiếp tục vận dụng các thể này như Chế Lan Viên, Huy Cận (tiêu biểu như bài Các vị La Hán chùa Tây phương). Ngoài ra cịn có thể kể thêm Thích Nhất Hạnh, Minh Đức Triều Tâm Ảnh,… Bên cạnh thể 7 chữ, 8 chữ, thể thơ tự do và thơ văn xuôi cũng được với khuôn khổ rộng rãi, câu thơ dài ngắn đan xen, nhịp điệu tự do, linh hoạt, rất thích hợp để biểu đạt các trạng thái tâm linh phức tạp, các khuất khúc cõi lòng của con người thời hiện đại. Mai Văn Phấn thường xuyên sử dụng các thể thơ này. Trong sự dẫn dụ của cảm hứng Phật giáo, thơ Mai Văn Phấn khơi sâu vào thế giới tâm linh siêu thực, mơ hồ: Nơi ấy da thịt em đã ngủ, bởi trong anh có tiếng tâm linh đang thì

thầm:/ Em lần theo bóng mây trơi/ Thấm qua sóng lá vơ hồi/ Ðằm vào anh tiếng chim đơi bất ngờ/ Làm vang lên những dây tơ vừa chùng./ Nhịa tan anh với mung lung/ Em là giếng gió trong lịng/ Nhấn chìm anh thoắt đã khơng cịn gì/ Hư vơ thành thật cũng vì yêu em… (Em xa - Mai Văn Phấn)...

Trong tương quan với các thể thơ truyền thống, các thể hiện đại có lợi thế hơn trong việc thể hiện những nội dung mới mẻ mang tính chất thần học siêu hình của tư duy tôn giáo. Tuy nhiên, các thể thơ truyền thống với hình thức ngắn gọn, cơ đúc, “ý tại ngơn ngoại” phù hợp hơn cả với đặc trưng của mỹ cảm Phật giáo nên được vận dụng nhiều hơn cả.

4.1.1.2. Tổ chức, kết cấu bài thơ

Kết cấu là một phương tiện cơ bản của sáng tác nghệ thuật. Các tác giả Từ

điển thuật ngữ văn học xác định: “Kết cấu nhằm chỉ toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh

động của tác phẩm… Kết cấu là phương tiện cơ bản để khái quát nghệ thuật. Nếu các yếu tố kĩ thuật, thủ pháp là có hạn thì kết cấu là vơ hạn vì mỗi tác phẩm là mỗi “sinh mệnh”, một “cơ thể sống” nên kết cấu của tác phẩm là một kiến trúc, một tổ chức cụ thể, phù hợp với nội dung cụ thể của tác phẩm. Kết cấu bộc lộ nhận thức, tài năng và phong cách nhà văn” [25, 131-132]. Bất kì một tác phẩm văn học nào cũng có một hình thức kết cấu nhất định. Việc kết cấu tác phẩm còn phụ thuộc vào đặc trưng loại, thể văn học. Kết cấu tác phẩm thơ, nhất là thơ trữ tình, chỉ cách tổ chức, sắp xếp các yếu tố hình thức trong bài thơ nhằm tạo nên thế giới hình tượng thơ giàu ý nghĩa thẩm mỹ, có khả năng khái quát đời sống, thể hiện tư tưởng của nhà văn. Cụ thể hơn, kết cấu là cách nhà thơ tổ chức toàn bộ các yếu tố riêng lẻ của bài thơ về ngơn ngữ, hình ảnh, chi tiết, giọng điệu, chủ đề, cảm hứng… trong sự liên kết với cảm xúc, tâm trạng, quan niệm, hình tượng thiên nhiên và hình tượng nhân vật trữ tình… thành một chỉnh thể chặt chẽ. Kết cấu khiến bài thơ trở thành những chỉnh thể nghệ thuật toàn vẹn, trở thành những sinh mệnh nghệ thuật giàu sức sống, biểu tỏ một quan niệm hoặc tư tưởng nhất định của nhà thơ.

Cảm hứng tôn giáo đã chi phối cách tổ chức kết cấu của thơ trữ tình hiện đại. Quan sát các bài thơ biểu tỏ cảm hứng Phật giáo và Ki tô giáo, chúng tôi đều nhận thấy, các sắc thái biểu tỏ của cảm hứng tơn giáo hết sức đa dạng, theo đó, cách thức kết cấu bài thơ cũng hết sức phong phú. Và ở mỗi hình thái cảm hứng, lại có những nét riêng trong cách kết cấu.

Đối với cảm hứng Phật giáo, dễ nhận thấy kết cấu của các bài thi kệ thường thấy của thơ Thiền truyền thống. Kệ là đoản kinh, có thể nhật tụng. Thiền tơng đọc kệ để mong giác ngộ. Những bài kệ Thiền là phương tiện, nhằm giúp hành giả ngộ đạo bằng con đường trực giác, tâm truyền tâm. Kệ là những bài thơ mang nội dung truyền đạt tư tưởng nhà Phật. Kệ có khi chỉ là những câu rất ngắn như tục ngữ nhưng thông thường là những bài thơ, nhằm truyền bá tư tưởng nhà Phật. Thi kệ gần như là những bài thuyết pháp ngắn mà sâu sắc để dạy đệ tử. Về kết cấu, các bài thi kệ thường

Một phần của tài liệu Cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỉ XX. (Trang 111 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)