9. Cấu trúc của luận văn
1.3. Lý luận về hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học
1.3.2. Nội dung hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học
Hiện nay, nội dung GDĐĐ cho HS TH rất rộng, bao quát nhiều vấn đề trong cuộc sống của con người, trong đó, quan trọng nhất vẫn xoay quanh các giá trị phổ biến và khái quát của nhân loại chính là chân - thiện - mỹ. Chương trình giáo dục từ mầm non đến phổ thơng đều chuyển mạnh q trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang hình thành và phát triển tồn diện và phẩm chất người học, thực chất cũng chính là nền giáo dục hướng tới cái chân – thiện – mỹ. Bên cạnh đó, chương trình giáo dục phổ thơng mới cũng xác định học sinh cần đạt được 5 phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực và 10 năng lực. Chính vì những lẽ đó, nội dung GDĐĐ căn cứ vào các nhóm chuẩn mực đạo đức của xã hội (về nhận thức tư tưởng, chính trị, hướng vào những đức tính hồn thiện bản thân, hướng vào tính nhân văn, lợi ích cộng đồng, xây dựng môi trường sống) bám sát vào nội dung chương trình các mơn học và tổ chức các hoạt động giáo dục khác kết hợp với giáo dục văn hóa, truyền thống dân tộc, địa phương. Để GDĐĐ đạt hiệu quả cao, chúng ta cần GDĐĐ với những nội dung cơ bản sau:
Lý tưởng đạo đức là quan niệm về cái cần vươn tới cũng như mọi lý tưởng xã hội khác, lý tưởng đạo đức bao hàm yếu tố lựa chọn, mong muốn, khao khát vì vậy nó chứa đựng yếu tố tình cảm đạo đức. Nó là sự thống nhất giữa tình cảm và lý trí. Lý tưởng đạo đức hướng cho HS từ ý thức tự phát sang tự giác phấn đấu thực hiện ước mơ, khát vọng của mình. Giáo dục lý tưởng, niềm tin đạo đức giúp HS xác định cho mình mục tiêu cần trau dồi rèn luyện, hướng tới những mơ ước tốt đẹp, khát vọng sống đúng đắn. Giáo dục HS có niềm tin vào những giá trị, những chuẩn mực đạo đức truyền thống và hiện đại của dân tơc, coi đó là ngun tắc sống của mỗi cá nhân. Từ đó HS hình thành tính trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng xã hội.
- Giáo dục tình cảm đạo đức
Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh tồn tại, nó phản ánh mối quan hệ giữa người với người và mối quan hệ giữa người với thế giới khách quan. Tình cảm tham gia vào mọi hoạt động của con người và trở thành một trong những động lực quan trọng của hoạt động con người. Đạo đức thường thiên về sự thể hiện cảm xúc nhiều hơn là lý trí. Tình cảm đạo đức có được khi nó được xuất phát từ trái tim. Nhà trường cần giáo dục cho HS có cảm xúc chân thành, nồng hậu, có tinh thần nhân văn nhân ái trong các mối quan hệ xã hội. Nội dung GDĐĐ này giúp học sinh đạt được yêu cầu về phẩm chất nhân ái trong 5 phẩm chất của Chương trình giáo dục phổ thơng mới.
- Giáo dục thói quen, hành vi đạo đức
Giáo dục thói quen, hành vi đạo đức là nội dung GDĐĐ cơ bản, rất cần thiết. Bởi suy nghĩ cần đi liền với hành động. Suy nghĩ tách rời hoặc không nhất quán với hành động chỉ là những suy nghĩ sng, khơng có ý nghĩa với đời sống. HS cần biết thông qua nhận thức mà thể hiện bằng các hành vi tương ứng. Giáo dục thói quen, hành vi đạo đức hướng đến mục tiêu làm cho HS biết tự giáo dục, tự điều chỉnh hành vi, cách ứng xử sao cho phù hợp, từ đó HS có thể hướng đến sự trung thực, sự chăm chỉ, đó là những yêu cầu về phẩm chất của Chương trình giáo dục phổ thơng mới.
- Giáo dục giá trị đạo đức
Giá trị đạo đức bao gồm giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, giá trị đạo đức cách mạng và tinh hoa đạo đức nhân loại. Nội dung này giúp HS đạt được yêu cầu phẩm chất yêu nước, mộ trong những yêu cầu phẩm chất hàng đầu và quan trọng của Chương trình giáo dục phổ thơng mới.
Giáo dục cho HS giá trị truyền thống của dân tộc: truyền thống đạo đức là mạch chủ đạo, chi phối suy nghĩ, hành vi ứng xử, đạo lí làm người của người Việt Nam. Nó trở thành chuẩn mực để phân biệt thiện – ác; phải – trái, tốt – xấu; chi phối lương tâm, nghĩa vụ của người Việt Nam. Vì thế, nó trở thành một triết lý xã hội, một hình thức GDĐĐ sâu sắc. Giáo dục cho HS chủ nghĩa yêu nước; truyền thống đoàn kết “lá lành đùm lá rách”, truyền thống “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, truyền thống lạc quan, yêu đời và giáo dục truyền thống cần cù, sáng tạo,…
Giáo dục cho HS giá trị đạo đức cách mạng: Đó là thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng và của nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân, hết lòng phục vụ nhân dân, ln ln tự phê bình và phê bình để nâng cao tư tưởng chính trị của Đảng.
GDĐĐ cho HS về tinh hoa đạo đức nhân loại: Giá trị đạo đức phương Đông được thể hiện rõ nét trong Nho giáo đó là triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời; là lí tưởng về một xã hội bình trị. Bên cạnh đó, là những giá trị phật giáo như giáo dục tư tưởng vị tha, nếp sống giản dị, giáo dục tính bình đẳng, dân chủ và đề cao lao động. Giá trị đạo đức phương Tây được thể hiện qua chủ nghĩa nhân văn, quyền tự do,…
Những nội dung GDĐĐ này không chỉ định hướng cho các hoạt động GDĐĐ mà còn định hướng cho hoạt động dạy học nói chung, dạy học mơn Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm ở cấp TH nói riêng.