Nội dung của biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường tiểu học quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 72 - 74)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường tiểu

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Trước hết, các trường học cần tiến hành tuyên truyền cho GV và CBQL nhận thức rõ về vai trò và tầm quan trọng của việc QL hoạt động GDĐĐ cho HS nhà trường. Nhà trường có thể tuyên truyền thơng qua các hình thức sau:

- Tuyên truyền miệng: Hiệu trưởng nhà trường cần tiến hành tuyên truyền bằng việc giao tiếp giữa hiệu trưởng với cán bộ, GV, nhân viên trong nhà trường. Hình thức này thuyết phục người nghe nhằm nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin,…

- Tuyên truyền thông qua các buổi hội họp, sinh hoạt: Hình thức này được tiến hành theo sinh hoạt định kỳ hoặc đột xuất. Thơng qua hình thức này đồng thời kết hợp với hình thức tun truyền miệng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động GDĐĐ cho HS cũng như QL GDĐĐ cho HS.

- Tun truyền thơng qua sách báo, khẩu hiệu, pa-nơ, áp-phích: Hiệu trưởng nhà trường cần lựa chọn nguồn tài liệu, hình ảnh, biểu tượng, … cần có tính cụ thể, gần gũi với của cán bộ, GV, nhân viên trong nhà trường. Khi đó cơng tác tun truyền sẽ lơi cuốn được đông đảo quần chúng và đạt hiệu quả cao.

- Tuyên truyền thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao: Đây là một hình thức tun truyền có bề rộng, dễ áp dụng vì dễ tạo được bầu khơng khí hồ hởi, phấn khởi trong hội đồng sư phạm nhà trường.

Có rất nhiều cách tuyên truyền hiệu quả, nhà trường cần lựa chọn cách tuyên truyền phù hợp với hồn cảnh, trình độ của GV, CBQL; phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Để lựa chọn hình thức tuyên truyền, nhà trường cần bám sát các tiêu chí lựa chọn hình thức tun truyền:

- Đảm bảo tính phù hợp giữa hình thức tuyên truyền với đối tượng được tuyên truyền.

- Đảm bảo tính khả thi của hình thức tuyên truyền với điều kiện của nhà trường. - Đảm bảo tính khoa học và chính xác của nội dung tuyên truyền.

- Đảm bảo tính hiệu quả của tuyên truyền.

Việc tuyên truyền không nên thực hiện chỉ để lấy hình thức mà hãy lấy nội dung và kết quả làm cốt lõi, tránh việc hơ hào nhiều nhưng kết quả thì kém. Chính vì vậy, hiệu trưởng cần quan tâm lựa chọn nội dung tuyên truyền để hoạt động tuyên truyền đạt hiệu quả cao nhất.

Bên cạnh công tác tuyên truyền, hiệu trưởng nhà trường cần tạo điều kiện cũng như các thử thách cho cán bộ, GV, nhân viên để họ có thể tự rèn luyện và tự nâng cao nhận thức của bản thân. Việc tạo điều kiện cũng như thử thách có thể được thực hiện thông qua các cuộc giao tiếp, trao đổi giữa CBQL và GV; thực hiện thông qua việc trao nhiệm vụ, công việc mới cho GV có thể phát huy khả năng của bản thân trong hoạt động GDĐĐ. Từ việc thực hành trực tiếp , GV có thể tiếp cận gần hơn các hoạt động GDĐĐ trong nhà trường, giải quyết những khó khăn, thử thách, từ đó GV mới thấy được ý nghĩa cũng như vai trò của hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường TH.

Hiệu trưởng đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao nhận thức cho GV và CBQL vì hiệu trưởng là người đứng đầu trường học, chịu trách nhiệm chính các hoạt động trong nhà trường. Chính vì vậy, trước hết hiệu trưởng cần trang bị cho mình nhận thức đúng đắn về vai trị của QL hoạt động GDĐĐ cho HS, sau đó xác định các mục

tiêu, đặc điểm, nội dung và phương pháp QL hoạt động GDĐĐ một cách đúng đắn nhất.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường tiểu học quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)