Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường tiểu học quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 89 - 95)

9. Cấu trúc của luận văn

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đã được đề

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

Qua ý kiến thu thập được từ CBQL cho thấy các câu trả lời đều cho rằng các biện pháp trên đều cấp thiết và có thể thực hiện được, cụ thể qua 2 bảng số liệu sau:

Bảng 3.2. Đánh giá của CBQL về tính cấp thiết các biện pháp QL hoạt động GDĐĐ cho HS TH S T T Các biện pháp Tính cấp thiết (%) Điểm trung bình Rất cấp thiết Cấp thiết Tương đối cấp thiết Khơng cấp thiết Hồn tồn khơng cấp thiết 1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về vai trò của hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường TH 31,3 65,6 3,1 0,0 0,0 4,28

2 Đổi mới nội dung GDĐĐ cho HS tại các trường TH

3 Tăng cường đa dạng hóa các hình thức GDĐĐ cho HS nhà trường theo hướng tích hợp và lồng ghép

34,4 50,0 15,6 0,0 0,0 4,19

4 Chú trọng sử dụng linh hoạt các phương pháp GDĐĐ cho HS ở các trường TH 43,8 50,0 6,3 0,0 0,0 4,37 5 Chủ động bồi dưỡng cho CBQL và GV về kỹ năng tổ chức hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường TH 31,3 56,3 12,5 0,0 0,0 4,19

6 Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội tham gia hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường TH

37,5 53,1 9,4 0,0 0,0 4,28

7 Kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường TH

35,0 50,2 14,8 0,0 0,0 3,20

Qua kết quả khảo nghiệm cho thấy 7 biện pháp đều được tất cả CBQL đánh giá cao ở mức độ cấp thiết và rất cấp thiết, cụ thể như sau:

Biện pháp 4: Chú trọng sử dụng linh hoạt các phương pháp GDĐĐ cho HS ở các trường TH, được CBQL đánh giá mức độ rất cấp thiết cao nhất trong các biện pháp có tỉ lệ (43,8%) với điểm trung bình cũng cao nhất (4,37). Biện pháp 2: Đổi mới nội dung GDĐĐ cho HS tại các trường TH, cũng được CBQL và GV đánh giá cần thiết cao với tỉ lệ (56,3%) và điểm trung bình cũng cao nhất (4,37). Các biện pháp còn lại cũng được đánh giá cao với điểm trung bình từ (4,19) đến (4,37). Kết quả này cho thấy, các biện pháp đã đề xuất thực sự rất cần thiết, cần được áp dụng ngay vào QL hoạt động GDĐĐ cho HS tại các nhà trường. Các nhà trường đang thực sự rất cần thay đổi nhiều mặt trong hoạt động GDĐĐ cũng như QL hoạt động GDĐĐ, từ nội dung, hình thức đến cả phương pháp.

Bảng 3.3. Đánh giá của CBQL về tính khả thi các biện pháp QL hoạt động GDĐĐ cho HS TH S T T Các biện pháp Tính khả thi (%) Điểm trung bình Rất khả thi Khả thi Tương đối khả thi Không khả thi Hồn tồn khơng khả thi 1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về vai trò của hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường TH 25,0 65,6 9,4 0,0 0,0 4,16

2 Đổi mới nội dung GDĐĐ cho HS tại các trường TH

31,3 59,4 6,3 3,1 0,0 4,19

3 Tăng cường đa dạng hóa các hình thức GDĐĐ cho HS nhà trường theo hướng tích hợp và lồng ghép

25,0 59,4 15,6 0,0 0,0 4,09

4 Chú trọng sử dụng linh hoạt các phương pháp GDĐĐ cho HS ở các trường TH 31,3 50,0 18,8 0,0 0,0 4,13 5 Chủ động bồi dưỡng cho CBQL và GV về kỹ năng tổ chức hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường TH 25,0 65,6 9,4 0,0 0,0 4,16

6 Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội tham gia hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường TH

28,1 53,1 18,8 0,0 0,0 4,09

7 Kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường TH

27,5 50,0 22,5 0,0 0,0 4,10

cao ở mức độ khả thi và rất khả thi, cụ thể như sau:

Biện pháp 2: Đổi mới nội dung GDĐĐ cho HS tại các trường TH, được CBQL đánh giá cao ở mức độ khả thi và rất khả thi, cụ thể lần lượt là (59,4%) và (31,3%), với điểm trung bình cao nhất trong các biện pháp (4,19). Cũng trong biện pháp này, tồn tại 1 CBQL tương đương với (3,1%) đánh giá việc thực hiện biện pháp này không khả thi. Kết quả này cho thấy các nhà trường tương đối có đủ điều kiện, thời gian cũng như nguồn lực để áp dụng các biện pháp vào công tác QL hoạt động GDĐĐ.

Biện pháp 6: Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội tham gia hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường TH, có điểm trung bình thấp hơn so với các biện pháp còn lại (4,09) và có tỉ lệ CBQL đánh giá mức tương đối khả thi tương đối cao (18,8). Kết quả đó cho thấy các nhà trường đang gặp phải hạn chế về sự kết nối các lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường để GDĐĐ cho HS. Nhiều gia đình cịn giao phó trách nhiệm GDĐĐ HS cho nhà trường, thiếu sự hợp tác dẫn đến CBQL của nhà trường e ngại biện pháp này khó thực hiện.

Bên cạnh đó, kết quả cũng cho thấy sự tương đối khác biệt trong định hướng, mục tiêu, điều kiện cũng như những khó khăn trong QL hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường.

Qua kết quả khảo nghiệm cho thấy, biện pháp 2: Đổi mới nội dung GDĐĐ cho HS tại các trường TH, đều được đánh giá cao ở tính cấp thiết và tính khả thi, cho thấy các trường chú trọng biện pháp này và đã sẵn sàng để áp dụng biện pháp vào hoạt động GDĐĐ cũng như QL hoạt động GDĐĐ cho HS.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về QL hoạt động GDĐĐ trong chương 1 và phân tích thực trạng QL hoạt động GDĐĐ cho HS tại các trường TH trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong chương 2, tác giả đã đề xuất 7 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả QL hoạt động GDĐĐ tại các trường là:

Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về vai trò của hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường TH

Biện pháp 2: Đổi mới nội dung GDĐĐ cho HS tại các trường TH

Biện pháp 3: Tăng cường đa dạng hóa các hình thức GDĐĐ cho HS nhà trường theo hướng tích hợp và lồng ghép

Biện pháp 4: Chú trọng sử dụng linh hoạt các phương pháp GDĐĐ cho HS ở các trường TH

Biện pháp 5: Chủ động bồi dưỡng cho CBQL và GV về kỹ năng tổ chức hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường TH

Biện pháp 6: Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội tham gia hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường TH

Biện pháp 7: Kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường TH

Các biện pháp này được xây dựng căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường cũng như nhưng mong muốn của HS và GV nhà trường, đảm bảo các nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, tính kế thừa, tính đồng bộ và tính khả thi. Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Đặc biệt các CBQL giáo dục đánh giá cao tính khả thi và sự cần thiết của tất cả các giải pháp này. Vì thế, các biện pháp cần được thực hiện một cách đồng bộ mới có thể phát huy hết hiệu quả của hoạt động GDĐĐ cho HS tại nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

GDĐĐ và QL hoạt động GDĐĐ là nhiệm vụ rất cần thiết đối với HS bậc TH, vì các em đang ở độ tuổi bước đầu hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức. Thông qua QL hoạt động GDĐĐ của nhà trường, cùng với sự định hướng của gia đình, sự giúp đỡ của các lực lượng khác trong công tác GDĐĐ, các em sẽ làm chủ được nhận thức, giá trị và định hướng của bản thân, hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức theo hướng tốt đẹp nhất.

1.1. Về lý luận

Việc nghiên cứu lý luận đã định hướng và xác lập cơ sở khoa học, giúp tác giả nghiên cứu luận văn tìm hiểu, thu thập và xây dựng một cách có hệ thống về biện pháp QL giáo dục đặc biệt là QL hoạt động GDĐĐ cho HS TH; giúp tác giả hệ thống được các mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, các điều kiện phương tiện hỗ trợ và các lực lượng GDĐĐ cũng như QL các mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, các điều kiện phương tiện hỗ trợ và các lực lượng GDĐĐ,

1.2. Về thực tiễn

Qua việc thu thập và xử lý kết quả điều tra, tác giả có thể khẳng định hoạt động GDĐĐ cho HS trường TH có những ưu điểm, hạn chế và xác định được những nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến kết quả QL hoạt động GDĐĐ cho HS trường TH, cụ thể như sau:

- Nhận thức về vai trò hoạt động GDĐĐ cho HS của CBQL và GV còn hạn chế. - Nội dung GDĐĐ cho HS còn khá cũ, chưa được đổi mới để bắt kịp với sự phát triển chung của xã hội.

- Các hình thức GDĐĐ đang được triển khai một cách rời rạc, chưa có sự kết hợp và lồng ghép khéo léo vào các tiết học.

- Các phương pháp GDĐĐ chưa được sử dụng linh hoạt, chưa thực sự phù hợp với từng đối tượng HS cũng như từng hoạt động GDĐĐ.

- Các lực lượng tham gia vào hoạt động GDĐĐ chưa có sự phối hợp đồng bộ, trách nhiệm GDĐĐ cho HS còn phụ thuộc nhiều vào các lực lượng giáo dục trong nhà trường.

Từ việc nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn, tác giả mạnh dạn đề xuất 7 biện pháp QL hoạt động GDĐĐ cho HS như sau:

Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về vai trò của hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường TH

Biện pháp 2: Đổi mới nội dung GDĐĐ cho HS tại các trường TH

Biện pháp 3: Tăng cường đa dạng hóa các hình thức GDĐĐ cho HS nhà trường theo hướng tích hợp và lồng ghép

Biện pháp 4: Chú trọng sử dụng linh hoạt các phương pháp GDĐĐ cho HS ở các trường TH

Biện pháp 5: Chủ động bồi dưỡng cho CBQL và GV về kỹ năng tổ chức hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường TH

Biện pháp 6: Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội tham gia hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường TH

Biện pháp 7: Kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường TH

Các biện pháp này có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau. Nếu thực hiện đồng bộ các biện pháp này có thể đem lại hiệu quả cao trong thực tiễn QL hoạt động GDĐĐ tại các trường TH trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

Công tác khảo nghiệm các biện pháp cho thấy, QL hoạt động GDĐĐ cho HS TH trên địa bàn cịn nhiều bất cập và thiếu sót, chưa có định hướng đúng đắn cũng như các hoạt động mới mẻ nhằm lôi cuốn HS tham gia. Các nhà trường đang rất cần những biện pháp mới, phù hợp với nhu cầu và thực tiễn của xã hội để nâng cao hiệu quả hoạt động GDĐĐ cũng như công tác QL hoạt động GDĐĐ.

2. Khuyến nghị

Dựa trên thực tiễn GDĐĐ và QLGDĐĐ ở các trường TH trên đại bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, để có điều kiện thực hiện tốt các biện pháp đã đề xuất ở trên một cách có hiệu quả tối ưu, tác giả xin mạnh dạn đề xuất một số khuyến nghị như sau:

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường tiểu học quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 89 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)